Kỹ thuật ấp trứng

Một phần của tài liệu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ở trung tâm giống caseamex – tp cần thơ (Trang 28 - 56)

Trứng sau khi được thụ tinh và khử dính sẽ được cho vào hệ thống ấp bình Jar với mật độ ấp là 300g-400g trứng/8lit nước (350.000-450.000 trứng/8lit nước). Cung cấp oxy trong suốt quá trình ấp để cho phôi phát triển, tạo điều kiện cho trứng nổi lơ lửng trong nước như dùng dòng nước chảy liên tục.

Chế độ thay nước: lưu lượng nước chảy qua bình ấp trung bình 1-1,5lit/phút. Như vậy sau khoảng 5-6 phút nước sẽ được thay thế hoàn toàn.

3.3.5 Một số chỉ tiêu theo dõi trong kỹ thuật cho cá tra sinh sản nhân tạo

Số trứng thụ tinh - Tỷ lệ trứng thụ tinh (%) = Số trứng quan sát - Thời gian nở: từ lúc cá đẻ đến lúc trứng nở. Số trứng nở - Tỷ lệ nở (%) = Số trứng thụ tinh

- Sức sinh sản tuyệt đối = Số trứng có trong buồng trứng cá cái.

Số lượng trứng sinh sản - Sức sinh sản thực tế (hạt/kg cá cái) =

Khối lượng cá cái

- Thời gian hiệu ứng thuốc: là thời gian từ lúc tiêm liều quyết định đến lúc cá đẻ (cá tiêm nhiều liều), là thời gian từ lúc tiêm kích dục tố đến lúc cá đẻ (cá tiêm 1 lần).

- Thời gian hết noãn hoàn: từ lúc trứng nở đến khi cá hết noãn hoàng. - Thời gian phát triển phôi: từ lúc trứng thụ tinh đến khi cá hết noãn hoàn.

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả của quá trình nuôi vỗ

Qua các lần kiểm tra trong khoảng thời gian nuôi vỗ từ tháng 1 – 6/2009 đã bắt gặp tuyến sinh dục của cá tra ở nhiều giai đoạn thành thục khác nhau. Về đặc điểm hình thái tuyến sinh dục của cá tra cũng tương tự như các giai đoạn thành thục của các loài cá nói chung mà O.F.Xakun và N.A.Buskaia đã mô tả năm 1968.

Trong thời gian đầu của quá trình nuôi vỗ, cá chủ yếu là tích lũy vật chất để tăng trọng và tích lũy lipid để đảm bảo cho việc tổng hợp năng lượng của mô sinh sản và tuyến sinh dục. Do đó ở thời kì này tuyến sinh dục thường chưa phát triển và buồng trứng chủ yếu là ở giai đoạn I. Càng về sau của quá trình nuôi vỗ tuyến sinh dục càng phát triển và các sản phẩm của tuyến sinh

dụcngày càng hoàn thiện hơn. Trong quá trình nuôi vỗ, khoảng 15 ngày thì thì kéo cá lên kiểm tra một lần. Cá cái thì dùng que thăm trứng để lấy trứng ra và quan sát giai đoạn phát triển của buồng trứng còn cá đực thì phải mổ ra để xác định sự phát triển của buồng tinh. Quá trình thành thục của buồng trứng cá tra trong khoảng thời gian nuôi vỗ từ 1-5/2009 được thể hiện một cách cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.1: Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của cá tra từ tháng 1- 6/2009

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, tuyến sinh dục của cá cái phát triển từ tháng 1 đến tháng 5. Ở tháng 1 tuyến sinh dục chủ yếu là ở giai đoạn I-II (chiếm tỉ lệ 100%). Giai đoạn thành thục Tháng 1/2009 (%)

Vào tháng 2, tuyến sinh dục đã có sự phát triển, thể hiện là tuyến sinh dục đã có chuyển sang giai đoạn III, tuy nhiên tỉ lệ cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn III là rất thấp chỉ là 7%.

Riêng tháng 3, cá có thể bắt đầu sinh sản nhưng với tỉ lệ thấp, điều này được thể hiện khi cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV nhưng chiếm tỉ lệ thấp chỉ là 8%.

Đến tháng 4, tuyến sinh dục đã phát triển mạnh, vì tuyến sinh dục của cá đã chuyển khá mạnh sang giai đoạn IV và V. Tới tháng 5, đã có sự thay đổi đáng kể giữa các giai đoạn trong quá trình thành thục ( giai đoạn I-II chỉ còn 21%, trong khi đó giai đoạn III là 43% và giai đoạn IV là 36%). Tới tháng thứ 6 thì tuyến sinh dục cá chủ yếu nằm ở giai đoạn III và IV, điều này cho thấy đã vào mùa vụ cá sinh sản. Từ những nhận định trên ta thấy vào tháng 4, tháng 5 là đã bắt đầu vào mùa vụ sinh sản của cá tra.

4.2. Kết quả kích thích sinh sản

Sau 5 tháng tiến hành nuôi vỗ thì đàn cá tra đã thành thục và được tiến hành cho sinh sản bằng biện pháp dùng hai loại kích dục tố HCG (HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc)) để kích thích gây rụng trứng.

Đã sử dụng phép tiêm với 4 lần tiêm (gồm 2 liều dẫn (mỗi lần 500UI/kg cá cái), 1 liều sơ bộ 1500UI/kg cá cái và 1 liều quyết định từ 2500UI –

3500UI/kg cá cái) ứng với từng nghiệm thức. Với phép tiêm nhiều lần nhằm thúc đẩy mức độ thành thục của buồng trứng cá cái và tiến tới rụng trứng. Kết quả sử dụng kích dục tố được thể hiện là qua mỗi lần tiêm thì đường kính tế bào trứng tăng lên.

Bảng 4.2: Đường kính trứng cá tra qua các lần tiêm kích dục tố

Thời điểm tiêm kích dục tố HCG Đường kính trứng (mm)

Trước khi tiêm 0,65 ± 0,017 Tiêm liều dẫn 1

Qua bảng 4.2 ta thấy qua mỗi lần tiêm thì đường kính trứng tăng dần và đạt giá trị cực đại là 1,02 mm (đây là đường kính trứng chưa trương nước).

4.2.1 Kết quả kích thích sinh sản bằng kích dục tố HCG (Việt Nam)

Thí nghiệm kích thích sinh sản cá tra bằng kích dục tố HCG (Việt Nam) được chia làm 3 nghiệm thức với các tổng liều là 5000UI, 5500UI và 6000UI. mỗi nghiệm thức được lập lại 5 lần.

Bảng 4.3: Kết quả kích thích HCG (Việt Nam)

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy khối lượng trứng thụ ở nghiệm thức 6000UI/kg cá cái là cao nhất (84,8g), ở 5500UI/kg cá cái cao thứ 2 (81,5) và thấp nhất là 5000UI/kg cá cái (39,6), điều này được giải thích như sau: liều 5000UI chưa đủ gây rụng trứng hoàn toàn hoặc là vào thời điểm tiêm buồng trứng của cá có tỉ lệ thành thục chưa cao. Từ khối lượng trứng thu đã cho ta thấy được sức sinh sản của nghiệm thức 6000UI là cao nhất (142554 hạt/kg), và thấp nhất là nghiệm thức 5000UI (65787 hạt/kg).

Khi so sánh về thời gian hiệu ứng thuốc ta thấy được khi liều lượng HCG tăng lên thì thời gian hiệu ứng thuốc cũng được rút ngắn.

Các chỉ tiêu

Liều lượng HCG (UI/kg cá cái) Các chỉ tiêu

5000UI 5500UI 6000UI Số lượng (con)

SSS (Hạt/kg cá cái) 180000 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0

5000UI 5500UI 6000UI Nghiệ m thức

Biểu đồ 4.1: So sánh SSS ở các nghiệm thức ứng với liều lượng 5000UI, 5500UI và 6000UI

Qua biểu đồ 4.1 ta thấy sức sinh sản ở nghiệm thức 5000UI là thấp nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 5500UI và nghiệm thức 6000UI. Ở nghiệm thức 5500UI và nghiệm thức 6000UI tuy sức sinh sản của nghiệm thức 5500UI co thấp hơn sức sinh sản của nghiệm thức 6000UI nhưng sự khác biệt đó không có ý nghía thống kê.

Biểu đồ 4.2 cho ta thấy tỉ lệ thụ tinh của nghiệm thức 5000UI là thấp nhất (76,8%) và tỉ lệ thụ tinh của nghiệm thức 5500UI là cao nhất (84,7), còn tỉ lệ thụ tinh của nghiệm thức 6000UI có tỉ lệ thụ tinh cao thứ hai (80,7). Tuy nhiên sự khác biệt trên không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỉ lệ nở ở nghiệm thức 5000UI là thấp nhất (67,7) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 5500UI và 6000UI. Tỉ lệ nở ở nghiệm thức 5500UI (81,64) thấp hơn so với nghiệm thức 6000UI (83,44), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Tỉ lệ TT & nở (%) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 TL thụ tinh TL nở 0

5000UI 5500UI 6000UI Nghiệm thức

Bi ểu đồ 4.2: So sánh tỉ l ệ thụ tinh và tỉ l ệ nở ở các nghi ệm thức ứng với li ều l ượng

5000UI, 5500UI và 6000UI

2.2.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng kích dục tố HCG (Trung Quốc)

Thí nghiệm kích thích sinh sản cá tra bằng kích dục tố HCG (Trung Quốc) cũng được chia làm 3 thí nghiệm với các tổng liều là 5000UI, 5500UI và 6000UI. mỗi nghiệm thức được lập lại 5 lần.

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy khối lượng trứng thu của nghiệm thức với tổng liều là 5000UI là thấp nhất (39,6g) so với hai nghiệm thức với tổng liều là 5500UI và 6000UI. Điều này được giải thích là vì ở liều lượng 5000UI chưa gây sự rụng trứng hoàn toàn.

Khi so sánh về thời gian hiệu ứng cho thấy không có sự khác biệt ro ràng nhưng có thể nhận thấy rằng khi liều lượng HCG tăng lên thì thời gian hiệu ứng thuốc cũng cũng được rút ngắn lại. Các chỉ tiêu về tỉ lệ nở không có sự khác biệt giữa ba thí nghiệm với lần lượt các giá trị là 78,52%, 80,08%, 80,1% và về tỉ lệ thụ tinh thụ tinh của nghiệm thức 5500UI và 6000UI là tương đương nhau với các giá trị lần là 78,88%, 80,94%. Từ những kết quả nhận định trên cho ta thấy khi dùng HCG kích thích cá sinh sản thì tổng liều từ 5500UI – 6000UI là có hiệu quả hơn cả.

Bảng 4.4: Kết quả kích thích HCG (Trung Quốc) SSS (hạt/kg cá cái) 250000 200000 150000 100000 50000

0 5000UI 5500UI 6000UI Nghiệm thức

Bi ểu đồ 4.3: So sánh SSS ở các nghi ệm thức ứng với li ều l ượng 5000UI, 5500UI và 6000UI

Các chỉ tiêu

Liều lượng HCG (UI/kg cá cái) Các chỉ tiêu

5000UI 5500UI 6000UI Số lượng (con)

Qua biểu đồ 4.3 ta thấy sức sinh sản ở nghiệm thức 5000UI là thấp nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 5500UI và nghiệm thức 6000UI. Ở nghiệm thức 5500UI và nghiệm thức 6000UI tuy sức sinh sản của nghiệm thức 5500UI co thấp hơn sức sinh sản của nghiệm thức 6000UI nhưng sự khác biệt đó không có ý nghía thống kê.

Tỉ lệ TT & nở (%) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 TL thụ tinh TL nở

5000UI 5500UI 6000UI Nghiệm thức

Biểu đồ 4.4: So sánh tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở ở các nghiệm thức ứng với liều lượng

5000UI, 5500UI và 6000UI

Kết quả ở biểu đồ 4.4 cho thấy tỉ lệ nở ở cả ba nghiệm thức tuy có sự khác biệt không đáng kể, cụ thể là ở thí nghiệm 5000UI (78,52%), 5500UI (80,08%) và 6000UI (80,1%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa trong thống kê. Ở tỉ lệ thụ tinh có sự khác biệt giữa ba nghiệm thức. Nghiệm thức 5000UI (67,34) và nghiệm thức 5500UI (72,88) tuy là có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa trong thống kê. Nghiệm thức 5500UI (72,88) và nghiệm thức 6000UI (80,94) có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa trong thống kê. Riêng nghiệm thức 5000UI (67,34) và thí nghiệm 6000UI (80,94) có sự khác biệt rõ rệt và ý nghĩa trong thống kê.

4.2.3 So sánh kết quả kích thích sinh sản giữa HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc) Trung Quốc) SSS (Hạt/kg cá cái) 250000 200000 150000 HCG (Việt nam) 100000 50000 0 HCG (Trung Quốc)

5000UI 5500UI 6000UI Nghiệm thức

Biể u đồ 4.5: So sánh SSS khi dùng HCG (Việt Nam) với HCG (Trung Quốc)

Qua biểu đồ 4.5 cho thấy sức sinh sản của khi sử dụng HCG (Trung Quốc) ở nghiệm thức 5000UI, 5500UI và 6000UI đều cao hơn khi sử dụng HCG (Việt Nam). Cụ thể là ở nghiệm thức 5000UI, sức sinh sản khi sử dụng HCG (Việt Nam) là 65787 hạt/kg còn khi sử dung HCG (Trung Quốc) là 83987 hạt/kg. Ở nghiệm thức 5500UI và 6000UI khi sử dụng HGC (Việt Nam) thì sức sinh sản lần lượt là 121860 hạt/kg và 142253 hạt/kg, còn ở nghiệm thức 5500UI và 6000UI khi sử dụng HGC (Trung Quốc) thì sức sinh sản lần lượt là 153380 hạt/kg và 166476 hạt/kg. Từ những nhận định trên ta có thể kết luận là hiệu quả kích thích sinh sản trên cá tra của HCG (Trung Quốc) là cao hơn HCG (Việt Nam).

Kết quả ở biểu đồ 4.6 cho thấy tỉ lệ thụ tinh ở nghiệm thức 5000UI khi sử dụng HCG (Việt Nam) có tỉ lệ là 76,8% và cao hơn tỉ lệ thụ tinh ở nghiệm thức 5000UI khi sử dụng HCG (Trung Quốc) có tỉ lệ (67,34). Ở nghiệm thức 5500UI khi dùng HCG (Việt Nam) cũng có tỉ lệ cao hơn khi dùng HCG (Trung Quốc) với tỉ lệ 84,7% so với 72,88%. Còn ở nghiệm thức 6000UI thì tỉ lệ thụ tinh khi sử dụng hai loại kích dục tố là tương đương với các tỉ lệ là 80,7% và 80,94%.

Tỉ lệ TT (%) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 HCG (Việt nam) HCG (Trung Quốc)

5000UI 5500UI 6000UI Nghiệm thức

Biểu đồ 4.6: So sánh tỉ lệ thụ tinh khi dùng HCG (Việt Nam) với HCG (Trung

Quốc)

Kết quả của biểu đồ 4.7 cho thấy tỷ lệ nở ở nghiệm thức 5000UI khi sử dụng HCG (Việt Nam) là 67,7% thì thấp hơn so với 78,2% khi sử dụng HCG (Trung Quốc). Còn ở hai nghiệm thức 5500UI và 6000UI thì tỉ lệ nở khi dùng hai loại kích dục tố là tương đương với HCG (Việt Nam) lần lượt là 81,64% và 83,44%, HCG (Trung Quốc) lần lượt là 88,08% và 80,1%.

Từ các kết quả nhận định trên ta có thể kết luận rằng tỷ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của cá tra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác: môi trường, thao tác thực hiện.

Tỉ lệ nở (%) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 HCG (Việt Nam) HCG (Trung Quốc)

5000UI 5500UI 6000UI Nghiệm thức

Biể u đồ 4.7: So sánh tỉ lệ nở khi dùng HCG (Việ t Nam) v ới HCG (Trung

Quốc) 4.3 Thụ tinh nhân tạo và ấp trứng 4.3.1 Thụ tinh nhân tạo

Với nhiệt độ khoảng từ 28,8 – 30,2oC, thời gian hiệu ứng thuốc sau khi chích liều quuyết định từ 8 – 12h thì trứng sẽ chín và rụng. Khi trứng chín và rụng hoàn toàn thì ta tiến hành vuốt trứng.

Hình 4.6: Vuốt trứng cá Tra Hình 4.7: Vuốt tinh cá Tra

Sau khi vuốt trứng ta tiến hành vuốt tinh của cá đực trực tiếp vào trứng và dùng lông gà để quậy đều để trứng được tiếp xúc hết với tinh dịch. Sau đó tiến hành khử dính bằng cách cho nước muối sinh lý và urea (4g muối + 3g urea + 1lit nước) để khử dính sơ bộ và nâng cao tỉ lệ thụ tinh. Kết thúc quá trình khử dính bằng việc cho dung dịch tanin 0.5 %o. Sau khi trứng đã đuợc khử dính hoàn toàn ta đưa trứng vào hệ thống bình Jar để ấp.

4.3.2 Quá trình ấp trứng

Hình 4.8: Hệ thống ấp bình Jar

Sau khi được đưa vào ấp, đường kính trứng sẽ tăng lên do sự trương nước (Từ 1,5 – 1,6mm). Theo Zotin (1961) cho rằng noãn bào có các không bào chứa chất đặc biệt mang bản chất glucid, sau khi thụ tinh các chất này tiết ra dưới lớp vỏ thúc đẩy sự hút nước làm cho trứng trương lên (trích từ Phạm Văn Khánh, 1996).

Sự tăng kích thức sau khi thụ tinh theo nhiều tác giả là có lợi vì đã mở rộng khoảng không gian sinh tồn cho phôi phát triển, cho phép nó quay một cách tự do, tăng cường sự xáo trộn chất dịch quanh noãn hoàng và cải thiện điều kiện trao đổi khí trong quá trình phát triển phôi.

Trong quá trình ấp trứng thì các yếu tố như nhiệt độ, Oxy, hàm lượng NH4/NH3 có ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi.

Qua bảng 4.5 ta thấy nhiệt độ thích hợp trong quá trình ấp trứng từ 28,8 - 30,2oC và thời gian phát triển của phôi là từ 18 – 20h. Tuy nhiên nếu nhiệt độ cao thì thời gian nở của trứng sẽ được rút ngắn, tỉ lệ nở, tỉ lệ sống của cá bột thấp và tỉ lệ dị hình sẽ cao. Còn nhiệt độ thấp hơn 28oC thì thời gian nở kéo dài khoảng 4h, tỉ lệ nở thấp, tỉ lệ dị hình cao nhưng nhiệt độ thấp hơn 24oC thì phôi sẽ ngừng phát triển và chết (Nguyễn Chung, 2007).

Hàm lượng Oxy 4,1 – 4,5mg/l thì đảm bảo cho phôi phát triển, nếu Oxy quá thấp (thấp hơn 2mg/l) thì đa số phôi sẽ chết, tỉ lệ nở thấp, tỉ lệ dị hình cao (Phạm Văn Khánh, 1996).

Trong quá trình ấp thì lượng NH4 /NH3 sẽ tăng lên dần từ 0,5 – 0,67mg/l do quá trình phân huỷ của vỏ trứng tạo ra, nếu hàm lượng này cao hơn 1mg/l sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển phôi.

Bảng 4.5: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình ấp trứng

Bảng 4.6: Theo dõi phát triển phôi cá tra

Hình Thời gian Nhiệt độ Hình dạng phôi 4.9.1 4.9.2 4.9.3 4.9.4 4.9.5 4.9.6 4.9.7 4.9.8 4.9.9 4.9.10 4.9.11

Chỉ tiêu Sáng Chiều o Nhiệt độ ( C) 28,8±0,25 30,2±0,22

Hình 4.9.1 Hình 4.9.1 Hình 4.9.7 Hình 4.9.10 Hình 4.9.13 Hình 4.9.2 Hình 4.9.5 Hình 4.9.8 Hình 4.9.11 Hình 4.9.14 Hình 4.9.3 Hình 4.9.6 Hình 4.9.9 Hình 4.9.12 Hình 4.9.15 Hình 4.9.1

phát triển phôi cá tra

31 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial

Một phần của tài liệu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ở trung tâm giống caseamex – tp cần thơ (Trang 28 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w