CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.3.3 Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội
a. Thúc đẩy nền công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa
Thương mại điện tử phát triển dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Do vậy, phát triển thương mại điện tử sẽ tạo nên những nhu cầu đầu tư mới và phát triển công nghệ thông tin. Các nhà nghiên cứu dự đoán, các nền kinh tế đang phát triển sẽ dần tiến tới “nền kinh tế số hóa” hay cịn gọi là “nền kinh tế mới” lấy tri thức và thông tin làm nền tảng phát triển. Đây là khía cạnh mang tính chiến lược đối với các nước đang phát triển vì nó đem lại cả nguy cơ tụt hậu lẫn cơ hội tạo “bước nhảy vọt” bắt kịp xu thế phát triển của nhân loại trong một thời gian ngắn hơn nhiều.
b. Nâng cao nhận thức của xã hội về công nghệ thông tin
Các kế hoạch mở rộng thị trường đều giúp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng tiếp cận nhanh với thương mại điện tử để có một phương thức kinh doanh và mua bán mới, hiện đại, hỗ trợ, xúc tiến các hoạt động giao thương của doanh nghiệp được thuận lợi và dễ dàng hơn, tạo động lực thúc đẩy, nâng
cao nhận thức về mua bán quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế. Từ biết Internet, đến dùng Internet là cả một bước tiến trong nhận thức, trong thói quen sống của con người. Thông qua việc truy cập vào các trang web mua hàng, người tiêu dùng sẽ biết đến các lợi ích của nó, từ đó nảy sinh nhu cầu mua hàng qua mạng. Và như vậy, thương mại điện tử định hình và phát triển theo mức tăng nhận thức của xã hội về công nghệ thơng tin.
c. Tăng cường lợi ích cho xã hội thơng qua việc phát triển Chính phủ điện tử
Internet ra đời đã làm thay đổi nhiều hình thái hoạt động của con người, đồng thời thúc đẩy việc phổ cập và thâm nhập của tri thức vào các hoạt động trên toàn thế giới. Về mặt điều hành Nhà nước (hay còn gọi là về mặt cầm quyền), người ta thường nói đến chính phủ điện tử (CPĐT), vì đó là mơi trường bảo đảm cho sự thành công của thương mại điện tử và nền kinh tế số hóa. Chính phủ điện tử được hiểu là “việc ứng dụng công nghệ thông tin để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương đến địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước” [33].
Chính phủ điện tử ra đời với mục đích cải tiến và cung cấp các dịch vụ của Chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân. Quan trọng hơn nữa, chính phủ điện tử còn đặt ra mục tiêu tăng cường năng lực của Chính phủ theo hướng quản lý, điều hành có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển. Điểm chủ yếu của chính phủ điện tử là xây dựng chiến lược dài hạn, có phạm vi sâu rộng nhằm liên tục cải tiến các hoạt động với mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu của người dân thông qua việc thay đổi các hoạt động như quản lý cán bộ, cơng nghệ và quy trình cơng việc. Do vậy, chính phủ điện tử
cịn mang lại lợi ích là cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan và nhân viên Chính phủ. Đối với người dân và doanh nghiệp, chính phủ điện tử là sự đơn giản hóa các thủ tục và tăng tính hiệu quả của quá trình phê duyệt. Đối với các cơ quan và nhân viên Chính phủ, chính phủ điện tử là sự hỗ trợ hợp tác giữa các cơ quan nhằm đảm bảo đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời.