CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thương mại điện tử
1.2.1 Nhận thức về thương mại điện tử
Thương mại điện tử đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với các doanh nghiệp và hầu hết người dân tại các nước phát triển và đang dần dần trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp của các nước đang phát triển. Doanh nghiệp càng muốn phát triển và hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế thì càng phải nhận thức rõ các cơ hội của thương mại điện tử và quan tâm tới việc xây dựng các mơ hình kinh doanh thương mại điện tử, đưa thương mại điện tử thành một phần không thể tách rời của chiến lược phát triển doanh nghiệp.
1.2.2 Hành lang pháp lý
Thương mại điện tử là hoạt động thương mại có quy mơ tồn cầu, vì vậy, hàng loạt quy định về luật pháp quốc tế và quốc gia về lĩnh vực này phải được đáp ứng. Những nội dung chính của hành lang pháp lý này là quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ, quy định về những điều cấm và được phép thay đổi theo quốc gia, quy định về sở hữu công nghiệp, bản quyền chế tạo, luật về chữ ký điện tử, luật giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng kinh tế điện tử, v.v…
1.2.3 Hạ tầng cơ sở về công nghệ
Thương mại điện tử là hệ quả của sự phát triển kỹ thuật số hóa, của cơng nghệ thơng tin. Thế nên, chỉ khi đã có hạ tầng cơ sở cơng nghệ thơng tin thì mới hi vọng tiến hành thương mại điện tử thực sự với nội dung và hiệu quả
đích thực. Hạ tầng cơ sở công nghệ ấy từ các hệ thống chuẩn của doanh nghiệp, của nhà nước và sự liên kết của các hệ thống chuẩn ấy với tiêu chuẩn quốc tế, tới kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng và không chỉ của riêng từng doanh nghiệp mà phải là một hệ thống quốc gia với tư cách như một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực và toàn cầu, v.v… Hệ thống ấy đòi hỏi phải ngày càng phổ biến và thuận tiện để mỗi cá nhân có thể tiếp cận nó ngày càng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
1.2.4 Hạ tầng cơ sở về nhân lực
Nhân lực cho thương mại điện tử bao gồm hầu hết mọi thành viên trong xã hội hiện đại, từ người tiêu thụ đến người sản xuất và phân phối, tới cơ quan Chính phủ và tất cả những ai làm việc trong lĩnh vực công nghệ và phát triển. Áp dụng thương mại điện tử cần có những người biết tạo ra thương mại điện tử – đó chính là các chun gia cơng nghệ thơng tin và một cộng đồng người biết sử dụng và khai thác thương mại điện tử. Các chuyên gia cần mạnh về lực lượng, chất về trí tuệ và năng lực. Cộng đồng dân chúng cần thành thạo các hoạt động trên mạng. Ngoài ra, một yêu cầu tự nhiên nữa của kinh doanh trực tuyến là tất cả những người tham gia đều phải có trình độ ngoại ngữ nhất định (chủ yếu là tiếng Anh). Đòi hỏi này của thương mại điện tử sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo.
1.2.5 Vấn đề bảo mật, an toàn
Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi số liệu đều ở dạng số hóa đặt ra các u cầu về tính bảo mật, an tồn. Mất tiền, lừa đảo, lấy trộm hoặc làm thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v… là các rủi ro ngày càng lớn không chỉ đối với người kinh doanh mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị các tin tặc (hacker) xâm nhập. Do đó, cần phải có các hệ thống bảo mật, an tồn được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật mã hóa (encryption) hiện đại và một cơ chế an ninh hữu hiệu. Ngồi ra, vấn đề bảo vệ bí mật riêng tư cũng cần được quan tâm.
1.3. Kinh nghiệm phát triển Thương mại điện tử tại một số quốc gia và bài học cho Việt Nam.