Rủi ro tín dụng rất đa dạng, luôn ẩn chứa trong mọi lĩnh vực và có tác động ngược tới sự phát triển an toàn – hiệu quả của hoạt động tín dụng. Thước đo sử dụng phổ biến nhất để đo lường RRTD là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.
Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng nguồn vốn 7621040 7974371 9060435
Nợ xấu (3-5) 277066 256308 209865
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 4,2% 3,4% 2,3%
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây )
Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Năm 2008 tỷ lệ nợ xấu chiếm 4,2%, năm 2009 giảm 0,8% so với năm 2009, năm 2010 giảm 1,1% so với năm 2009. Có được điều này là do chi nhánh đã
thực hiện triệt để việc kiểm soát chất lượng các khoản tín dụng, tập trung chỉ đạo, có biện pháp kiên quyết xử lí các khoản nợ đã xử lí rủi ro năm 2009 về trước, chủ động phòng ngừa rủi ro theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam. Mở rộng tín dụng ngày tăng nhưng nợ xấu thì giảm đi.
Bảng 2.6 : Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ xấu 277066 256308 209865 1. Doanh nghiệp 147752 53,33 133629 52,14 118504 56,47 a. HTX 1010 0,36 131 0,06 684 0,32 b. Cty TNHH – Cổ phần 140504 50,71 126521 49,36 110659 52,73 c. DNTN 6238 2,26 6977 2,72 7164 3,42 2. Hộ sản xuất, cá thể 129314 46,67 122679 47,86 91361 43.53
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây )
Biểu đồ 3: Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Theo thành phần kinh tế, nợ xấu ở hai thành phần kinh tế là doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi là do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao,
chủ yếu là bất động sản. Dự nợ xấu của thành phần công ty TNHH- cổ phần, hộ sản xuất cá thể có giảm trong giai đoạn 2008 – 2010 nhưng nó vẫn chủ yếu trong tổng số nợ xấu của ngân hàng.
Bảng 2.7: Nợ xấu theo thời hạn .
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ xấu 277066 256308 209865 1. Ngắn hạn 158255 57,12 157101 61,29 138206 65,85 2. Trung hạn 93132 33,61 86371 33,7 61816 29,46 3. Dài hạn 25679 9,27 12836 5,01 9843 4,7
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây )
Biểu đồ 4: Nợ xấu theo thời hạn cho vay
Trên góc độ kì hạn, ta thấy nợ xấu của các kỳ hạn giảm qua các năm nhưng xét về tỷ trọng, nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn tăng. Do tình hình kinh tế trong giai đoạn này không ổn định, xét trong ngắn hạn rất khó để đánh giá thẩm định tính khả thi của khoản vay. Và doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này.
xảy ra rủi ro tín dụng đối với những khoản vay này là thấp, góp phần làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn.
2.2.3 Tình hình trích lập dự phòng
Nợ quá hạn là chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, nó luôn tồn tại với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của NHNN, bản thân các ngân hàng luôn trích lập dự phòng RRTD xuống mức thấp nhất có thể.
Bảng 2.8. Dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ và trích lập dự phòng
(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1. Dư nợ tín dụng 6579 7410 8270 Nhóm 1 5043 6214 7053 Nhóm 2 983 940 938 Nhóm 3 53 41 96 Nhóm 4 31 38 57 Nhóm 5 469 177 126 2. Trích lập dự phòng 346,2 239 308
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây )
Qua bảng ta thấy, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn tăng nhanh cùng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng. Năm 2009, nợ nhóm 1 tăng 18,84% so với năm 2008, và năm 2010 tăng 10,40% so với năm 2010. Đây là một thành tích đáng khen ngợi của ngân hàng. Điều này đạt được là do chi nhánh đã tăng cường khâu giám sát tín dụng, đôn đốc khách hàng. Nợ nhóm 1 tăng trong khi nợ nhóm 5 lại giảm. Đến 31/12/2010 nợ nhóm 5 của chi nhánh chỉ còn 126 tỷ đồng đã giảm 3,7 lần so với năm 2008. Như vậy là các khoản nợ khó đòi từ những năm trước 2010 đến nay đã thu hồi được, đồng thời năm 2010 chi nhánh có rất ít những khoản nợ có khả năng mất vốn. Tuy nhiên, chi nhánh lại để nợ nhóm ba và bốn tăng lên.
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tại Chi nhánh Hà Tây
2.3.1. Kết quả
Mặc dù năm 2008 và 2009 là những năm đầy khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, nhưng Chi nhánh Hà Tây đã phấn đấu và nỗ lực đạt được một số thành tựu sau:
Một là, cơ sở vật chất của Chi nhánh đầy đủ hiện đại tạo được vị thế Chi nhánh trên địa bàn. Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới thích ứng với nền kinh tế thị trường. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, giao dịch văn minh lịch sự, đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh nhiệt tình giúp đỡ khách hàng giải
đáp thắc mắc về hồ sơ thủ tục vay vốn, tư vấn khách hàng về phương thức vay vốn cũng như phương án sản xuất kinh doanh tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng, tăng số lượng khách hàng, mở rộng thị phần.
Hai là, dự đầu năm 2008, cạnh tranh trong huy động vốn giữa các Ngân hàng diễn ra quyết liệt nhưng Chi nhánh Hà Tây vẫn đạt được mức vượt kế hoạch huy động vốn, năm 2009 tăng 4,27% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 14% duy trì ở mức khá cao so với trung bình ngành. Điều này giúp Chi nhánh đảm bảo đủ nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, mở rộng hoạt động tín dụng cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với NHNN.
Ba là, doanh số cho vay của Chi nhánh luôn có xu hướng gia tăng, hiệu quả sử dụng vốn duy trì ở mức hợp lý. Cơ cấu cho vay bước đầu đã được đa dạng hóa, có sự dịch chuyển từ thành phần kinh tế DNNQD sang các cá nhân, hộ gia đình và các DNNN. Chi nhánh cũng đang chú trọng đến tín dụng trung và dài hạn.
Bốn là, thực hiện tốt, nghiêm túc và đầy đủ các qui định của NHNN về hoạt động kinh doanh ngân hàng như quy định về dự trữ bắt buộc, dự phòng rủi ro, hạn mức cho vay…
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động cho vay của ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây vẫn còn có một số hạn chế cần được quan tâm, để từ đó đưa ra một số các giải pháp khắc phục đồng thời hòa nhập với môi trường kinh doanh để góp phần nâng cao chi nhánh phát triển lên tầm cao mới đáp ứng được nhu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung của ngành ngân hàng nói riêng.
Một là: Nguồn vốn trung, dài hạn lãi suất khá cao và không ổn định.
Điều này xẩy ra là do nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây chủ yếu
là nguồn vốn trung, dài hạn, kỳ phiếu có mục đích trả lãi trước. Ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro thanh khoản
Nguồn vốn được huy động chủ yếu từ các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, mục đích của người gửi tiền chủ yếu tìm kiếm lãi suất chưa khai thác được các nhu cầu gửi tiền để hưởng dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
Chưa đa dạng hóa được các loại hình huy động vốn như phát hành tín phiếu, trái phiếu, phát hành chứng chỉ tiền gửi .
Hai là: Qui trình thủ tục cho vay còn rườm rà, chất lượng thẩm định dự án còn nhiều hạn chế.
Việc điều tra phân loaị khách hàng đã có nhưng chưa sâu sát, bản thân cán bộ cho vay chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc phân loại khách hàng để từ đó có hướng đầu tư có chế độ ưu đãi đối với khách hàng truyền thống.
Việc lập dự án là công việc của người vay nhưng hầu hết hộ nông dân trình độ dân trí thấp. Họ có sức lao động, có khả năng lao động nhưng việc hạch toán thu nhập chi phí thì chưa khoa học, thậm chí chỉ hiểu biết làm mà không tính đến hiệu quả kinh tế.
Ba là: Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn phải gia hạn nhiều lần.
Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao và hầu hết các khoản vay trung, dài hạn đều là phải gia hạn nợ, thậm chí có những khoản vay phải gia hạn nhiều lần. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch sử dụng vốn của chi nhánh và làm giảm vòng quay của vốn tín dụng.
Bốn là: Thông tin tín dụng còn thiếu.
Điều này xẩy ra là do việc thu thập thông tin còn hạn chế dẫn đến tình trạng không cân xứng về thông tin. Công nghệ thông tin chưa được khai thác triệt để, hệ thống thông tin của chi nhánh chưa được trang bị ngang tầm hoạt động, thiếu các dự báo mang tính thời gian, đủ độ tin cậy trong quá trình đầu tư, do đó ảnh hưởng tới công tác quản lý và đầu tư tín dụng trung , dài hạn.
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.
*Nguyên nhân chủ quan.
Một là: Trình độ một số cán bộ ngân hàng còn hạn chế.
Nợ quá hạn phát sinh do nhiều nguyên nhân từ bên ngoài như thiên tai, dịch họa, cơ chế chính sách khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thua lỗ không trả được nợ đúng hạn. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng bản thân ngân hàng phải chịu trách nhiệm về hiện tượng chất lượng cho vay bị giảm sút. Cán bộ cho vay giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cho vay. Vì vậy việc quan tâm đến nâng cao chất lượng cho vay về khía cạnh đó cũng chính là nâng cao chất lượng cán bộ cho vay của chi nhánh.
Việc kiểm tra, kiểm soát chưa thường xuyên.
Hai là: công nghệ ngân hàng chưa theo kịp thời đại.
Hệ thống rút tiền tự động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như: việc bị điện giật, nuốt thẻ, nhiều lúc khách hàng không rút được tiền do lỗi kĩ thuật.
Cơ sở hạ tầng truyền thông còn nhiều hạn chế về tốc độ, chất lượng đường truyền ảnh hưởng tới chất lượng công việc.
Hầu hết các cán bộ tín dụng đã được đào tạo vi tính cơ bản nhưng do khối lượng công việc lớn nên việc làm việc trên máy còn hạn chế, do đó việc khai thác và
nhập số liệu trên máy chỉ đựoc thực hiện trên mẫu biểu.
Ba là: sản phẩm cho vay tín dụng trung, dài hạn chưa đa dạng.
Do đặc điểm của tín dụng trung, dài hạn là thời gian dài, mức rủi ro cao nên ngân hàng thường rất thận trọng đối với các khoản vay trung, dài hạn. Vì thế các khoản vay trung, dài hạn không được đa dạng bằng các khoản vay ngắn hạn. Các sản phẩm tín dụng trung, dài hạn trên lĩnh vực ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú do nhu cầu của khách hàng nhưng hiện nay ở NHNo&PTNT sản phẩm tín dụng trung dài hạn hoạt động thường tín dụng theo dự án, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên chức.
* Nguyên nhân khách quan.
Một là: văn bản pháp luật còn nhiều bất cập.
Các văn bản liên quan đến cơ chế tín dụng còn quá nhiều ngoài cơ chế cho vay của ngân hàng nhà nước còn có nhiều công văn, quyết định, thông tư, chỉ thị, của các cấp các ngành có liên quan chỉ đạo cho từng ngành nghề như nuôi trồng thuỷ hải sản, lâm nghiệp, mía đường ….Mỗi ngành nghề được thêm bớt một số điều kiện nên khi thực hiện cho vay phải tham chiếu nhiều loại văn bản. Vì vậy đề nghị nhà nước cần đưa ra những chính sách hợp lý để đảm bảo an toàn tín dụng.
Văn bản pháp luật còn chưa có môi trường pháp luật đồng bộ, các cơ quan pháp luật chưa cương quyết cùng với ngân hàng trong việc phát mại tài sản khi khách hàng làm ăn thua lỗ do chủ quan gây ra không trả được nợ, các hồ sơ khi chuyển sang toà thụ lý và giải quyết phải mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.
Hai là: Khủng hoảng về kinh tế.
Các cuộc khủng hoảng về tiền tệ xẩy ra đểu gây ảnh hưởng rất nặng nề tới nền kinh tế như lạm phát tăng cao, gia tăng thất nghiệp, chỉ tiêu tăng trưởng giảm. Giá cả lên xuống thất thường làm cho nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Tình hình kinh doanh của khách hàng bất ổn và có nhiều khách hàng làm ăn thua lỗ đã không trả được nợ ngân hàng. Trong khi tình hình vốn huy động khó khăn vì nhiều người dân thất nghiệp không có thu nhập nên việc huy động vốn đối với ngân hàng là rất khó. Trước tình hình như vậy rất nhiều ngân hàng đã phải tuyên bố phá sản vì không đủ thu được lợi nhuận để kinh doanh.
Ba là: Năng lực, kinh nghiệm kinh doanh, quản lý của khách hàng còn nhiều hạn chế.
Do một số khách hàng thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng như sử dụng vốn sai mục đích xin vay, lừa đảo sử dụng vốn sai mục đích xin vay. Khi xin vay vốn thì đưa ra một số phương án có tính khả thi cao và hấp dẫn. Nhưng khi được vay rồi thì lại sử dụng thì lại sử dụng số tiền đó vào mục đích khác có rủi ro, lợi nhuận cao hơn.
Các doanh nghiệp vay vốn luôn tìm cách đối phó với ngân hàng thông qua việc cung cấp các số liệu không trung thực, mặc dù các số liệu này đã được các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Phần lớn các doanh nghiệp thực hiện không đúng với các cơ chế kế toán đã ban hành. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Tóm lại, trên đây là những phân tích về thực trạng cũng như chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới hạn chế đối với chất lượng cho vay tại Chi nhánh Hà Tây. Vậy với thực trạng trên, đâu là hướng đi, giải pháp giúp nâng cao chất lượng cho vay tại Chi nhánh Hà Tây, ngân hàng cần có các chiến lược gì trong hoạt động kinh doanh nói chung và nghiệp vụ cho vay nói riêng?
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY
3.1. Định hướng phát triển hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT-chi nhánh Hà Tây
Nền kinh tế thế giới sau thời kỳ khủng hoảng đã dần hồi phục trở lại. Kinh tế Việt Nam nhờ sự tăng trưởng cao trong nhiều năm liền cũng đã nhanh chóng phục hồi, các hoạt động kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, những yếu kém tồn tại trong nền kinh tế nhiều năm qua, cùng với các nguy cơ biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà phát triển nhưng lại luôn luôn phải đối mặt với những thách thức và khó khăn.Trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ vẫn tiếp tục công cuộc cải cách qua những bước tiến tích cực trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng và mở cửa ngành ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng là ngành có mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh tế, đây là ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên khi nền kinh tế gặp khó khăn nhưng cũng là ngành hồi phục trước tiên để tạo tiền đề điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và đi vào ổn định. Do đó, hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua cũng như những năm tới