Tăng cường hoạt động giám sát và kiểm tra sau vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại NHNoPTNT chi nhánh hà tây (Trang 62 - 63)

L ÃI SUẤT THẤP CÓ THỂ TĂNG CƯỜNG RẤT TỐT KHẢ NĂNG CẠNH TRANH DO TÍNH NHẠY CẢM CỦA MỨC Ã

3.3.11. Tăng cường hoạt động giám sát và kiểm tra sau vay

Môi trường kinh tế thường xuyên biến động khiến cho phương án đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng như đã thẩm định ban đầu không tránh khỏi những rủi ro dẫn đến hiệu quả giảm sút, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng. Cũng như nguồn vốn sau khi giải ngân cho khách hàng có thể được sử dụng sai mục đích ban đầu. Trong khi đó, công tác giám sát, kiểm tra sau cho vay chưa được quan tâm xứng đáng, cán bộ tín dụng thực hiện giám sát, kiểm tra sau cho vay chỉ mới kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng qua các báo cáo gửi đến cho ngân hàng. Việc kiểm tra khách hàng chỉ được thực hiện khi khách hàng có thêm nhu cầu vay vốn hoặc phát sinh nợ quá hạn. Vì vậy, không đánh giá được hết tình hình thực tế khách hàng và không có những biện pháp kịp thời trong công tác thu hồi nợ. ….Những điều này đe dọa tính an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, do đó ngân hàng cần tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát, kiểm tra sau cho vay.

Với khách hàng doanh nghiệp, ngồi việc dựa vào các báo cáo về tiến, số liệu do khách hàng cung cấp, các cán bộ tín dụng phải chủ động thường xuyên đi khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh…của khách hàng để phát hiên kịp thời

những sai sót trong quá trình sử dụng vốn, cũng như những yếu kém trong hoạt động của doanh nghiệp…để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh hiện tượng để rủi ro xảy ra gây thiệt hại, cán bộ tín dụng mới biết. Muốn vậy, ngay sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng cần giám sát chặt chẽ các nội dung sau:

- Mục đích sử dụng tiền vay của doanh nghiệp.

- Thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Tiến độ thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh.

- Tình hình thị trường và ngành hàng sản xuất kinh doanh của người vay có ảnh hưởng đến vốn vay từ ngân hàng.

- Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giảm so với giá lúc thế chấp thì phải bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng.

- Phân tích các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng.

Với khách hàng cá nhân, các nội dung cần kiểm tra, giám sát là:

- Việc sử dụng vốn hiện tại của khách hàng có đúng như mục đích ban đầu khi vay. - Thường xuyên đánh giá lại nguồn thu nhập của khách hàng: chỗ làm hiện tại, thu nhập hàng tháng và các thu nhập khác.

- Tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, mức sống, tài sản tích lũy của khách hàng.

- Định kì đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng theo giá hiện hành. Việc giám sát, kiểm tra sau cho vay phải được thực hiện thường xuyên để cập nhật được thông tin về khách hàng, do đó ngân hàng cần chủ động hoàn thiện về phương pháp, kỹ thuật, nhất là nhân lực để công tác giám sát ngày càng hiệu quả, giúp nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại NHNoPTNT chi nhánh hà tây (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w