huyện Yên Thành
Trong thời gian tới, mục tiêu chung mà huyện Yên Thành đưa ra là tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn, tập trung đáp ứng nhu cầu thực phẩm của địa phương và thị trường lân cận.
Đưa mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi lợn là mô hình chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân địa phương, đua nghành chăn nuôi lợn trở thành nghành sản xuất hàng hóa chủ đạo của huyện Yên Thành.
Việc đầu tiên là huyện ưu tiên phát triển trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình kinh tế trang trại tập trung, sử dụng một phần đất bãi để quy hoạch phát triển các trang trại. Đưa những giống mới năng suất cao vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại. Phòng NN&&PTNT huyện Yên Thành định hướng chuyển giao công nghệ, ứng dụng nghiên cứu mới tạo bước đột phá cho nghành chăn nuôi. Đồng thời, tạo điều kiện mở rộng cơ sở giết mổ, đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi, tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn phát triển. Xây dựng các chính sách hợp lí nhằm thúc đẩy đầu tư trang trại chăn nuôi lợn.
4.8.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên Thành huyện Yên Thành huyện Yên Thành
Giải pháp về đất đai
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các dự án chế biến, dịch vụ và mở rộng diện tích cho các trang trại.
Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch. Triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với số trang trại đạt tiêu chuẩn hiện có nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư và vay vốn sản xuất.
Xây dựng đề án giao đất, cho thuê diện tích đất, cho hộ gia đình, tổ chức cá nhân để phát triển kinh tế trang trại.
Đẩy nhanh tiến độ giao đất cho các hộ nông dân vùng đồi núi để phát triển kinh tế lâm nghiệp, trong giao đất phải căn cứ vào quỹ đất trống đồi núi trọc ở địa phương. Đồng thời, ưu tiên các hộ ở địa phương đó, hộ có ý trí vươn lên làm giàu, mặt khác cần khuyến khích những người có vốn ở nơi khác để đầu tư phát triển kinh tế trang trại theo hợp đồng sử dụng đất. Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có nhu cầu và có khả năng sử dụng đất vượt hạn điền của địa phương được UBND xã xét thuê đất phát triển trang trại.
Giải pháp về vốn
Hầu hết các hộ nông dân đều khẳng định rằng vốn là khâu quan trọng trong quá trình mở rộng quy mô và lưu thông hàng hóa. Thực tế, hiện nay việc cho vay vốn của các ngân hàng không còn khó khăn, các thủ tục vay đơn giản hơn rất nhiều nhưng số tiền ngân hàng cho vay còn rất ít với thời gian vay ngắn. Cộng thêm khó khăn là các hộ có tài sản thế chấp rất nhỏ so với nhu cầu vay của ngân hàng. Do vậy thiếu vốn nên hầu hết chuồng trại được xây dựng mang tính chắp vá, không đồng bộ, chưa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Có nhiều trang trại với quy mô lớn đều phải mua chịu giống và thức ăn với lãi suất cao. Vì vậy, để tạo điều kiện tốt cho các hộ mở rộng quy mô chăn nuôi lợn có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cần có các biện pháp huy động, cho vay và sử dụng vốn hiệu quả.
Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho hộ nông dân vay với số lượng phù hợp với phương án kinh doanh của hộ và thời gian vay dài hơn.
Tiếp tục phát huy vai trò của các đoàn thể như quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân…tại địa phương để góp vốn sản xuất.
Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của nghành chăn nuôi như xin ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu chăn nuôi của các công ty thức ăn gia súc hoặc hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu, nhằm huy động vốn vào
sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo được đầu ra của sản phẩm.
Giải pháp về thức ăn
Bên cạnh việc sử dụng thức ăn đậm đặc mua ở đại lý bán lẻ, các trang trại có thể trộn thêm cám ngô nhằm tiết kiệm lượng thức ăn mà không ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn. Các hộ cần có chế độ cho ăn hợp lý để tiết kiệm tối đa chi phí. Từ đó nâng cao thu nhập cho các trang trại.
Đối với những trang trại mua thức ăn trực tiếp từ công ty thức ăn gia súc cần có hợp đồng chặt chẽ với nhà máy sản xuất đảm bảo việc cung cấp ổn định lượng thức ăn cần thiết và giá cả hợp lý, tiết kiệm chi phí trung gian.
Đối với công ty thức ăn gia súc, nhà máy chế biến thức ăn gia súc luôn tìm cách cải tiến khoa học công nghệ, giảm chi phí bao bì sản phẩm nhằm giảm giá bán thức ăn.
Giải pháp về tổ chức sản xuất
Để trang trại chăn nuôi lợn hiệu quả cao, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi lợn trang trại, HTX tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện để các tổ chức tiếp cận các nguồn vốn và thị trường tiêu thụ.
Tổ chức hợp tác chăn nuôi, xây dựng các tổ hợp tác nhằm gắn kết các tác nhân liên quan phát triển trang trại chăn nuôi lợn. Khuyến khích phát triển hình thức liên kết giữa trang trại có điều kiện về vốn với trang trại có điều kiện về kỹ thuật, đất đai, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Cần gắn chặt mối quan hệ của các tổ chức tín dụng như ngân hàng NN&PTNT, cơ sở chế biến, tổ chức dịch vụ nông nghiệp và chủ trang trại tạo điều kiện cùng nhau phát triển .
Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất thịt lợn chất lượng cao theo nhu cầu thị trường quốc tế, các cơ sở giết mổ, chế biến thịt cần ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các trang trại chăn nuôi lợn.
Giải pháp tăng cường vai trò quản lý nhà nước, chính quyền địa phương đối với kinh tế trang trại
Thực hiện quản lý nhà nước đối với quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại, nhằm định hướng phát triển và đảm bảo công bằng trong sản
xuất kinh doanh, khuyến khích mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của loại hình kinh tế trang trại, khắc phục tình trạng phát triển mang tính tự phát.
Thực hiện quản lý nhà nước đối với đầu ra, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích chung của nhà nước, quyền lợi của trang trại, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản xuất, du nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Đa dạng hóa các loại giống cây trồng, vật nuôi. Đưa các đối tượng nuôi, trồng đã thử nghiệm có hiệu quả vào sản xuất để đa dạng hóa các đối tượng nuôi, trồng.
Hình thành và phát triển quan hệ hợp tác giữa các trang trại nhằm tạo ra sự liên kết, trao đổi kinh nghiệm, trình độ quản lý, trao đổi sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ tổ hợp tác theo từng loại hình trang trại để liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh tranh và ổn định trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, hạn chế tình trạng ép giá của các tư thương và rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
Xây dựng mối quan hệ giữa các hợp tác, chủ trang trại với các hộ dân để các chủ trang trại, tổ hợp tác là đầu mối thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
Giải pháp sử dụng lao động và nâng cao năng lực quản lý chủ trang trại
Khuyến khích và hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động, nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động cho các hộ nông dân nghèo thiếu việc làm.
Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng. Trả công lao động trên cơ sở thỏa thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại có trách nhiệm bị đò dùng bảo hộ lao
động cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động tại trang trại.
Phần V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Yên Thành, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
Một là hiệu quả kinh tế trong trang trại chăn nuôi lợn là kết quả kinh tế của trang trại đạt được trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn được thể hiện bằng tổng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và thu nhập hỗn hợp của trang trại. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi lợn là so sánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết với trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình tự chủ trong cùng điều kiện sản xuất kinh doanh nhằm đưa ra mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hai là qua đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi lợn cho thấy: Các chủ trang trại chăn nuôi lợn có độ tuổi bình quân từ 35- 55 tuổi, có kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và học hỏi từ bạn bè. Họ xuất thân chủ yếu từ nông dân, chưa được đào tạo về chuyên môn hay kỹ năng hạch toán quản lý trang trại.
Mỗi trang trại chăn nuôi lợn sử dụng bình quân là 7,23 lao động mỗi năm trong đó có 4,87 lao động gia đình và 1,8 lao động đi thuê.
Đất đai bình quân một trang trại chăn nuôi lợn là 2616,7m2 đất đai, trong đó diện tích đất đi thuê là 573,3 m2 .
Vốn sử dụng cho chăn nuôi lợn của các trang trại chăn nuôi lợn là 453,3 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 338 triệu đồng, vốn lưu động là 115,3 triệu đồng. Các trang trại chăn nuôi lợn luôn cần vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế.
Trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết mang lại giá trị sản xuất cao hơn trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình tự chủ.
Trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết sử dụng một đồng IC sẽ thu về 11,74 đồng GO; 10,74 đồng VA và 10,15 đồng MI. Tính trên công lao động thuê, bình quân một công lao động thuê tạo ra 13683,4 đồng GO; 12527,2 đồng VA và 11832,1 đồng MI.
Trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết có quy mô bình quân từ 1275 con lợn/ lứa tạo ra giá trị sản xuất lớn. Các trang trại đã mở rộng quy mô sản xuất tăng năng suất chăn nuôi.
Ngoài hiệu quả kinh tế, các trang trại chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Tạo việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội.
Các trang trại chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như vốn đầu tư, kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, giá đầu vào thông tin thị trường, dịch bệnh, thiên tai…. Theo kết quả điều tra các trang trại thì hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi lợn cho rằng yếu tố giá cả thị trường và nguồn thức ăn vào ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Qua điều tra cho thấy, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế trong các trang trại chăn nuôi lợn chúng ta cần chú trọng tới các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của người dân, tạo điều kiện cho chủ trang trại tiếp thu kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, chính quyền địa phương cần quan tâm tới các chính sách thúc đẩy mở rộng mô hình kinh tế chăn nuôi tại địa phương.
5.2. Kiến nghị
Qua tìm hiểu nghiên cứu thực trạng các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Thành, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Đối với huyện
Nhà nước và chính quyền địa phương cần có chính sách phù hợp, tuyên truyền cho người dân hiểu pháp luật về kinh tế trang trại, thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.
Tăng cường công tác kiểm tra các chủ trang trại thực hiện nghĩa vụ với địa phương về vệ sinh môi trường, quản lý giống vật nuôi.
Cần tạo điều kiện cho các chủ trang trại được vay vốn, tiếp cận với nhiều loại hình tổ chức tín dụng nhằm mở rộng quy mô sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế.
Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thú y có trình độ chuyên môn cao, có thể khắc phục khi có dịch bệnh bùng phát. Mở các lớp tập huấn giúp các chủ trang trại có kiến thức về chăn nuôi theo mô hình tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý kinh tế trang trại.
Tạo điều kiện các chủ trang trại tiếp cận với thị trường một cách hoàn hảo nhất. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin thị trường như giá đầu vào, đầu ra… để các chủ trang trại nắm bắt.
Đối với trang trại chăn nuôi lợn
Các hộ cần mạnh dạn áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, quan tâm hơn nữa đến công tác thú y.
Các chủ trang trại chủ động học hỏi áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào mô hình kinh tế trang trại nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, tiếp cận với thông tin thị trường, đọc báo nghe đài, thu nhập thông tin chính xác và nhanh chóng nhằm ra quyết định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Bằng Đoàn(2009), Phân tchs kinh tế trang trại, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. TS.Vũ Đình Tôn(2009)giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
3. Lê Văn Hưng(2007), Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ kinh tế, khoa Kinh tế & PTNT, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
4. Phòng thống kê huyện Yên Thành( 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009, 2010, 2011, 2012 và mục tiêu nhiệm vụ năm 2013
5. Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Yên Thành( 2009, 2010, 2011, 2012), Thống kê các trang trại trên địa bàn huyện.
6. Bộ Nông Nghiệp & PTNT, thông tư số 27/2012/TT- BNN&PTNT. 7. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tổng cục Thống kê ( 20/5/2003), Thông tư số 62 về hướng dẫn tiêu chí sửa đổi, bổ sung kinh tế trang trại.
8. Nguyễn Thiện, Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân(2004), Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
9. Đỗ Đức Hải (2009), Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân, tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Kinh tế & PTNT, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. 10.http://www.doko.vn/luan-van/dieu-tra-tinh-hinh-chan-nuoi-lon-tai- huyen-yen-thanh-tinh-nghe-an-325606 11.http://www.doko.vn/luan-van/nganh-nong-lam-nghiep-159/chan- nuoi-162 12.http://khotailieu.com/luan-van-do-an-bao-cao/nong-lam- nghiep/chan- 13.nuoi/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nganh-chan-nuoi-lon-o-