Yên Thành
Trên địa bàn huyện Yên Thành, các trang trại chăn nuôi lợn có quy mô và hình thức chăn nuôi đa dạng. Trong quá trình điều tra, chúng tôi phân chia các trang trại chăn nuôi lợn thành hai nhóm:
Nhóm 1: Các trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết: Các trang trại thuộc nhóm này có quy mô lớn về cả diện tích, số đầu lợn, nguồn vốn,… Các chủ trang trại đầu tư cơ sở hạ tầng: chuồng trại, thuê lao động, các công ty liên kết cung cấp giống, thức ăn, thuốc tiêm phòng và chịu trách nhiệm về thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Nhóm 2: Các trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình tự chủ: Các trang trại thuộc nhóm này có quy mô nhỏ hơn. Các chủ trang trại đầu tư cơ sở hạ tầng, các chi phí cho chăn nuôi và tự tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Các chủ trang trại hầu hết đều xuất thân từ nông dân, chủ yếu quản lí trang trại theo kinh nghiệm học hỏi của trang trại bạn bè và những người đi trước.
Bảng 4.2 Một số thông tin chủ yếu về chủ trang trại chăn nuôi lợn điều tra
Chỉ tiêu
Tổng số trang trại Trang trại chăn nuôi lợn liên kết Trang trại chăn nuôi lợn tự chủ Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 1. Tuổi chủ trang trại
Dưới 35 12 40 4 40 8 40 Từ 35 – 45 15 50 6 60 9 45 Từ 45 – 55 2 6,67 0 0 2 10 Trên 55 1 3,33 0 0 1 5 2.Trình độ chuyên môn Có chuyên môn 5 16,67 2 22,22 3 14,29
Chưa có chuyên môn 25 83,33 7 77,78 18 85,71
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 4.2 cho thấy tuổi đời của các chủ trang trại là khác nhau. Các chủ trang trại chủ yếu có độ tuổi dưới 35 và từ 35 – 45 tuổi. Chủ trang trại ở độ tuổi dưới 35 chiếm 40%, các chủ trang trại ở độ tuổi từ 35 – 45 tuổi chiếm 50%. Chủ trang trại trên 45 tuổi chiếm tỉ lệ thấp.
Trong các trang trại điều tra, có 5 chủ trang trại có trình độ chuyên môn, chiếm 16,67%, họ là những người được đào tạo về chuyên nghành chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật ở trình độ đại học và trung cấp và 25 chủ trang trại chưa có trình độ chuyên môn chiếm 83,33%, họ là những người xuất phát từ nông dân qua học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, những người đã làm trang trại trước đó. Trang trại chăn nuôi lợn liên kết có 2 chủ trang trại có trình độ chuyên môn, chiếm 22,22%, trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình tự chủ có 3 chủ trang trại có trình độ chuyên môn, chiếm 14,29%. Như vậy, chủ trang trại
chăn nuôi lợn có trình độ chuyên môn rất ít, họ xuất thân từ nông dân, chưa được đào tạo kỹ thuật chăn nuôi tốt, họ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi truyền thống và kinh nghiệm từ trước. Qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi và hiệu quả kinh tế trang trại.
4.2.2Tình hình lao động của các trang trại điều tra
Bảng 4.3 Lao động ở các trang trại điều tra
( ĐVT: Lao động/trang trại)
Diễn giải Tổng số trang
trại điều tra
Trang trại chăn nuôi lợn liên kết
Trang trại chăn nuôi lợn tự chủ Tổng số lao động 7,233 8,200 6,750 1. Lao động gia đình 4,867 4,700 4,950 2. Lao động thuê Lao động thời vụ 1,767 2,400 1,450 Lao động thường xuyên 0,600 1,100 0,350
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 4.3 cho thấy, các trang trại sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Trong tổng số các trang trại điều tra, bình quân mỗi trang trại sử dụng 7,233 lao động gia đình là 4,867 lao động và lao động thuê là 2,367 lao động. Các trang trại thuê lao động theo thời vụ nhiều hơn, bình quân một trang trại sử dụng 1,767 lao động thời vụ và 0,6 lao động thường xuyên.
Trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết sử dụng bình quân 8,2 lao động/ năm. Trong đó, lao động gia đình là 4,7 lao động thuê theo thời vụ là 2,4 và lao động thuê thường xuyên là 1,1 lao động.
Trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình tự chủ sử dụng bình quân 6,75 lao động/ năm. Trong đó, lao động gia đình là 4,95, lao động thuê theo thời vụ là 1,45 và lao động thuê thường xuyên là 0,35 lao động.
Trong số các lao động thuê mà các trang trại sử dụng ta thấy, trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết sử dụng nhiều lao động thường xuyên, các chủ trang trại thuê lao động thường xuyên cả năm cho việc chăm sóc đàn
lợn, vệ sinh trang trại và thu hoạch. Các trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình tự chủ chủ yếu sử dụng lao động gia đình và lao động theo thời vụ. Nguyên nhân là do trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết có qui mô số lượng đầu lợn lớn hơn, chăn nuôi theo mô hình hiện đại. Trang trại chăn nuôi theo mô hình tự chủ sẽ sử dụng nguồn lao động của gia đình và chỉ thuê lao động khi gần thu hoạch.
Như vậy, các trang trại chăn nuôi lợn sử dụng lao động gia đình nhằm tiết kiệm chi phí nhân công, giảm giá đầu vào cho mỗi đầu lợn bán ra. Bên cạnh đó, các trang trại chăn nuôi lợn theo qui mô lớn thuê thêm lao động thời vụ và một số lao động thường xuyên. Thông thường các trang trại thuê lao động khi cần thiết và trả lương theo ngày công.
4.2.3.Tình hình đất đai của các trang trại
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế. Diện tích đất có giới hạn nhất định, vì vậy mỗi địa phương cần hợp lí nguồn tài nguyên đất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bảng 4.4 Tình hình đất đai của các trang trại điều tra ( Tính bình quân/ trang trại)
( ĐVT: m2)
Diễn giải Tổng diện tích
Diện tích trang trại chăn nuôi lợn liên kết
Diện tích trang trại chăn nuôi lợn tự chủ Tổng số 2616,67 4030 1910 Đất thổ cư 806,67 400 1010 Đất nông nghiệp 366,67 0 578,95 Đất đấu thầu 870 2110 250 Đất thuê 573,33 1381,82 105,26
( Nguồn :Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 4.4 ta thấy trung bình mỗi trang trại sử dụng 2616,67 m2 đất đai, trong đó đất thổ cư các trang trại sử dụng là 806,67m2, đất nông nghiệp sử dụng là 366,67 m2, đất đấu thầu là 870m2 và đất thuê sử dụng là 573,33m2.
Các trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết có diện tích đất sử dụng lớn hơn nhiều so với trang trại chăn nuôi theo mô hình tự chủ. Trung bình mỗi trang trại chăn nuôi theo mô hình liên kết sử dụng 4030 m2, trong đó chủ yếu là đất đầu thầu 2110m2 và đất thuê 1381,82m2.
Các trang trại chăn nuôi theo mô hình tự chủ sử dụng chủ yếu đất thổ cư. Trung bình mỗi trang trại chăn nuôi theo mô hình tự chủ sử dụng 1910m2, trong đó đất thổ cư là 1010m2, đất nông nghiệp là 578,95m2, đất đấu thầu là 250m2 và đất thuê là 105,26m2.
4.2.4.Tình hình huy động và sử dụng vốn của trang trại điều tra trên địa bàn huyện Yên Thành
Bảng 4.5 Tình hình sử dụng vốn đầu tư của các trang trại điều tra
( Tính bình quân/ trang trại)
(ĐVT: Triệu đồng)
Diễn giải Tổng trang trại Trang trại chăn
nuôi lợn liên kết
Trang trại chăn nuôi lợn tự chủ Số lượng (Tr đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr đ) Cơ cấu (%) Tổng vốn 453,33 100 721,00 100 319,50 100 1. Vốn cố định 338,00 74,56 570,00 79,06 222,00 69,59 2. Vốn lưu động 115,33 25,44 151,00 20,94 97,50 30,41 Nguồn vốn 1. Vốn tự có 304,67 67,21 492,00 68,24 211,00 66,04
2.Vốn vay người thân 37,67 8,31 45,00 6,24 34,00 10,64
3.Vốn vay tín dụng 111,00 24,48 184,00 25,52 74,50 23,32
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu 4.5 cho thấy, các trang trại trên địa bàn huyện Yên Thành có vốn đầu tư là 543,33 triệu/ 1 trang trại. Trong đó, vốn cố định là 338,00 triệu đồng, chiếm 74,56%; vốn lưu động là 115,33 triệu đồng, chiếm 25,44%. Vốn đầu tư của các loại trang trại là khác nhau. Với trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết vốn đầu tư là 721,00 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 570,00 triệu đồng, chiếm 79,06%; vốn lưu động là 151,00 triệu đồng, chiếm 20,94%. Trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình tự chủ có vốn đầu tư ít hơn, trung bình mỗi trang trại chăn nuôi lợn tự chủ có vốn là 319,50 triệu đồng. Trong đó, vốn cố định là 222,00 triệu đồng, chiếm 69,59%; vốn lưu động là 97,50 triệu đồng, chiếm 30,41%.
Để đầu tư mở rộng sản xuất, các trang trại huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như người thân, bạn bè, các tổ chức tín dụng như ngân hàng NN&PTNT, quĩ tín dụng địa phương. Qua bảng số liệu cho thấy, có nguồn vốn tự có là 304,67 triệu đồng trong tổng số vốn đầu tư là 453,33 triệu đồng, chiếm 67,21%. Vốn vay người thân, bạn bè là 37,67 triệu đồng, chiếm tỷ lệ khá nhỏ là 8,31% tổng vốn đầu tư. Vốn vay các tổ chức tín dụng là 111,00
triệu đồng, chiếm 24,48%. Trong đó, trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết có tỷ lệ vốn tự có là 492,00 triệu đồng trong tổng vốn đầu tư là 721,00 triệu đồng, chiếm 68,24%, vốn vay người thân, bạn bè là 45,00 triệu đồng, chiếm 6,24%; vốn vay các tổ chức tín dụng là 184,00 triệu đồng, chiếm 25,52%. Vốn đầu tư cho các trang trại chăn nuôi theo mô hình tự chủ với nguồn vốn tự có là 211,00 triệu đồng, chiếm 66,04% tổng nguồn vốn; vốn vay người thân, bạn bè là 34,00 triệu đồng, chiếm 10,64% và nguồn vốn từ vay các tổ chức tín dụng là 74,50 triệu đồng, chiếm 23,32%.
Như vậy, các trang trại điều tra trên địa bàn huyện Yên Thành có nguồn vốn cố định lớn hơn vốn lưu động, các chủ trang trại đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chuồng trại và chọn những giống lợn tốt. Họ sử dụng đầu tư bằng nguồn vốn tự có là chủ yếu, chỉ vay số ít, nhằm giảm chi phí vốn vay, nâng cao thu nhập, tránh các rủi ro tài chính.
4.2.5.Quy mô đầu lợn của các trang trại
Qua bảng 4.6, trong tổng số 30 trang trại điều tra có 11 trang trại có qui mô số đầu lợn trên 250 con/lứa, chiếm 36,67%, có 4 trang trại có qui mô từ 100 – 250 con/lứa, chiếm 13,33%, có 5 trang trại có qui mô từ 50 – 100 con /lứa, chiếm 16,67% và 10 trang trại có qui mô 25 – 50 con/lứa, chiếm 33,33%.
Trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết có qui mô đầu lợn lớn hơn so với trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình tự chủ. Trong các trang trại điều tra, cả 10 trang trại chăn nuôi theo mô hình liên kết có số đầu lợn trên 250 con/lứa và chỉ có 1 trang trại chăn nuôi theo mô hình tự chủ có số đầu lợn trên 250 con/lứa (chiếm 5%).
Các trang trại chăn nuôi theo mô hình tự chủ chủ yếu có số đầu lợn ít: qui mô 25 – 50 con/lứa có 10 trang trại, chiếm 50%, từ 50 – 100 con/lứa có 5 trang trại chiếm 25%, từ 100 – 250 con có 4 trang trại. chiếm 20%.
Diễn giải Tổng số trang trại Trang trại chăn nuôi lợn liên kết
Trang trại chăn nuôi lợn tự chủ Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số trang trại 30 100 10 100 20 100 Từ 25 – 50 con / lứa 10 33,33 0 0 10 50 Từ 50 – 100 con / lứa 5 16,67 0 0 5 25 Từ 100 – 250 con / lứa 4 13,33 0 0 4 20
Trên 250 con/ lứa 11 36,67 10 100 1 5
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)