• Thu thập thông tin thứ cấp:
Thông qua tìm hiểu và thu thập từ báo cáo kinh tế xã hội, sổ sách thống kê theo dõi phòng thống kê của huyện... Thông tin được tìm kiếm trên internet...liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn. Thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của cơ sở nghiên cứu, báo cáo tổng kết của địa phương được thu thập thông qua các bảng thống kê của địa phương.
• Thông tin sơ cấp:
Các thông tin cần nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: các hộ nông dân chăn nuôi lợn với mô hình trang trại, hiệu quả của mô hình trang trại.
Số mẫu điều tra: chọn ngẫu nhiên 30 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện để thực hiện điều tra.
Các mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên và đồng thời phải mang tính chất đại diện cho việc nghiên cứu.
Mẫu điều tra số 1: số lượng là 10 hộ chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại liên kết trên địa bàn huyện Yên Thành.
Mẫu điều tra số 2: số lượng là 20 hộ thuộc đối tượng chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại tự chủ trên địa bàn huyện Yên Thành.
Lý do phân loại mẫu điều tra:
Trên thực tế có rất nhiều các cách phân loại mẫu điều tra song phân loại mẫu điều tra theo đối tượng như trên sẽ mang tính chất đại diện cho vùng nghiên cứu. Mặt khác nhằm mục đích dễ dàng thực hiện trong việc điều tra, đồng thời ta có thể so sánh được mức độ hiệu quả của các mô hình, các vấn đề khó khăn, thuận lợi của từng mô hình trong quá trình thực hiện chăn nuôi.