So sánh mức độ nhiễm TSVSVHK, Coliforms, E.coli trong nước giả

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng nhiễm vi sinh vật hiếu khi, coliforms và e coli trong nước giải khát (Trang 39 - 47)

khát

Chúng tôi tiến hành so sánh tỷ lệ nhiễm 3 loại TSVSVHK, Coliforms và E. coli để xác định trong tổng số 30 mẫu nước giải khát đã phân tích thì loại vi khuẩn nào có tỷ lệ nhiễm cao nhất. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4 và biểu đồ 4.4:

Bảng 4.4: Bảng kết quả so sánh tỷ lệ nhiễm VSV trong nước giải khát STT Chỉ tiêu so sánh Tổng số mẫu Số mẫu dương tính Tỷ lệ % Số mẫu âm tính Tỷ lệ % 1 TSVSVHK 30 16 53,3 14 46,7 2 Coliforms 30 10 33,3 20 66,7 3 E. coli 30 6 20 24 80

Hình 4.4: Biểu đồ so sánh tỷ lệ nhiễm VSV trong nước giải khát

Kết quả trên cho thấy: Tỷ lệ các mẫu nước giải khát nhiễm TSVSVHK là cao nhất đạt 53,3% tiếp theo là Coliforms 33,3% và tỷ lệ nhiễm thấp nhất là

E. coli 20%.

Như vậy có thể thấy rằng TSVSVHK có khả năng nhiễm lớn nhất trong các loại nước giải khát, nhưng nhìn chung tỷ lệ nhiễm các vi sinh vật trong

các loại nước đã tiến hành thử nghiệm là rất thấp, không vượt qua giới hạn cho phép theo QĐ 46/2007 - BYT.

4.3. So sánh các sản phẩm thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn thực phẩm

Tỷ lệ phần trăm các mẫu thử nghiệm vượt quá chỉ tiêu cho phép được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.5: Kết quả xác định mức độ nhiễm TSVSVHK, Coliforms, E. coli

STT hiệu sản phẩm Số mẫu kiểm tra

Tỷ lệ các loại VSV có trong các mẫu thử nghiệm vượt quá giới hạn cho phép của Bộ Y tế quy định

Coliforms E. coli TSVSVHK n % n % n % 1 ST 5 1 20 1 20 2 40 2 PS 5 0 0 0 0 0 0 3 CO 5 1 20 2 40 1 20 4 OD 5 1 20 1 20 1 20 5 BD 5 1 20 1 20 0 0 6 C2 5 0 0 0 0 1 20 Tổng số 30 4 13 4 13 5 17

Ở bảng trên n là ký hiệu số mẫu vượt quá giới hạn vi sinh vật cho phép. Từ bảng kết quả trên cho thấy tổng các mẫu thử nghiệm thì mẫu ST và CO có tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn vượt quá chỉ tiêu cho phép nhiều hơn các mẫu còn lại.

Mẫu ST có mức độ nhiễm vượt quá chỉ tiêu cho phép cụ thể là

Coliforms 20%, E. coli 20%, TSVSVHK 40%, đây là loại nước giải khát có mức độ nhiễm TSVSVHK cao nhất trong các loại nước giải khát đã tiến hành thử nghiệm.

Đối với CO thì mức độ nhiễm quá giới hạn là: Coliforms 20%, E. coli

40%, TSVSVHK 20%. Mẫu CO có mức độ nhiễm E. coli cao nhất trong các loại mẫu thử nghiệm.

Các mẫu OD, BD, C2 mức độ nhiễm vượt quá giới hạn thấp. Mẫu PS đạt 100% tiêu chuẩn theo QDD46/2007-BYT.

Hình 4.5. Biểu đồ so sánh tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn thực phẩm

Chúng tôi chỉ xét đến Coliforms, E. coli, TSVSVHK. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm TSVSVHK là cao nhất trong 3 loại vi khuẩn.

Sự ô nhiễm này làm chúng ta hướng tới những điều kiện để vi khuẩn hiếu khí xâm nhập vào thực phẩm, tình trạng thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Sự ô nhiễm này thể hiện tình trạng mất vệ sinh, điều kiện bảo quản và vận chuyển không thích hợp cũng là nguyên nhân gây nên sự phát triển của vi khuẩn.

Mức độ nhiễm các loại VSV ColiformsE. coli chiếm tỷ lệ thấp không gây nguy hiểm cho con người.

Việc kiểm tra cần được tiến hành trên phạm vi với đầy đủ các chỉ tiêu VSV và các loại nước giải khát khác thì sẽ cho thấy rõ hơn thực trạng mất VSATTP hiện nay và mối nguy cơ tiềm ẩn cho các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính trong cộng đồng.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu khảo sát chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Mẫu thử nghiệm là các loại nhãn hiệu giải khát nổi tiếng có uy tín, qua quá trình bày bán tiêu thụ và bảo quản ngoài thị trường thì chúng tôi có phát hiện nhiễm một số vi sinh vật nhưng với số lượng nhỏ và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

- Tỷ lệ nhiễm TSVSVHK là 53,3%, nhiễm Coliforms là 33,3%, nhiễm

E. coli là 20%.

- TSVSVHK vượt quá giới hạn cho phép của Bộ Y tế là 5 trên 30 mẫu, tỷ lệ nhiễm chiếm 16,7%

- Số mẫu nhiễm Coliforms vượt quá giới hạn cho phép theo QĐ 46/2007- BYT là 4 trên 30 mẫu, chiếm 13,3%.

- Với vi khuẩn E. coli số mẫu nhiễm vượt giới hạn là 4/30, chiếm 13,3%.

5.2. Kiến nghị

Cần tuyên truyền về tác hại của các vi sinh vật nói trên để chế biến tiêu dùng nước giải khát 1 cách an toàn.

Tăng cường hiệu lực của công tác quản lý thanh tra, kiểm tra việc sử dụng phụ gia TP. Tiếp tục cũng cố tổ chức bộ máy, mạng lưới VSATTP từ trung ương đến địa phương xuống tận thôn bản, tiểu khu. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng phụ gia TP. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí cho công tác đảm bảo an toàn TP, bao gồm các phương tiện, điều kiện, máy móc thiết bị cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm TP.

Cần tiếp tục tăng cường hoạt động kiểm tra đồng thời hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng tất cả các tiêu chí về VSATTP nhưng cần nhấn mạnh tới các vấn đề như sử dụng dụng cụ riêng biệt, sử dụng găng tay, quy trình chế biến và sử dụng.

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục VSATTP trong nhân dân dưới nhiều hình thức như: Panô, áp phích, loa đài phát thanh, nói chuyện chuyên đề…, giáo dục tập huấn nội dung VSATTP cho cộng đồng.

Các cơ quan chức năng như Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh huyện cần thường xuyên giám sát, kiểm tra VSATTP tại cơ sở sản xuất và trên thị trường.

Cần tiến hành lặp lại và mở rộng việc khảo sát nhiều lần hơn nữa để chứng thực mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong các loại nước giải khát trên thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt

1. Bộ khoa học và công nghệ (2008); TCVN 6846:2007 (7251:2005) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Phương pháp phát hiện và định lượng Escherichia coli giả định - kỹ thuật đếm số có sắc xuất lớn nhất. Nxb Hà Nội.

2. Bộ khoa học và công nghệ (2006); TCVN 4884:2005 (ISO 4833:2003) Định lượng tổng số vi sinh vật hiếu khí trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.Nxb Hà Nội.

3.Bộ khoa học và công nghệ: TCVN 4882:2007 (ISO 4831:2006) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Phương pháp phát hiện và định lượng Coliforms giả định-kỹ thuật đếm số có sắc xuất lớn nhất. Nxb Hà Nội.

4. Bộ Y tế - Quy định 46/2007, giới hạn vi sinh vật trong thực phẩm

5. Bộ Y tế (2011), tài liệu tập huấn kỹ thuật xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm về vi sinh vật thực phẩm, Nxb Hà Nội.

6. Bộ thủy sản, Sổ tay kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm thủy sản, Nxb Nông nghiệp.76. Bộ y tế (2007), Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học thực phẩm, Nxb Hà Nội.

8. Bộ y tế-Viện dinh dưỡng (2011), Tài liệu tập huấn kỹ thuật xét nghiệm về ATVSTP, Nxb Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Ngọc Diệp và cs, Khảo sát chất lượng một số nhóm thực phẩm về chỉ tiêu vi sinh phòng ngừa dịch tiêu chảy cấp, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, (4) (2008), 291 – 296[9].

10. Nguyễn Tiến Dũng (2007), Phương pháp kiểm nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm, Nxb ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

11. Đinh Thị Bích Hằng và cộng sự (2002), “Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm vi khuẩn của một số loại thức ăn đường phố tại phường Thắng Lợi TP Buôn

Ma Thuột”, Kỷ yếu hội nghị khoa học VSATTP lần thứ 3, trang 392- 399.

12. Trần Đáng, “Mô hình kiểm soát VSATTP thức ăn đường phố”, Kỷ yếu hội nghị khoa học VSATTP lần thứ 3, trang 303-312.

13. Nguyễn Thị Hiền, Phan Thị Kim, Trương Thị Hòa, Lê Thị Lan Chi (2009), Vi sinh vật nhiễm tạp trong lương thực thực phẩm, trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

14. Trần Linh Thước (2002), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm, Nxb Giáo dục.

15. Lương Đức Phẩm (2000), Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Tuyết(2008),Giáo trình thương phẩm hàng thực phẩm và đồ uống.

17. Lê Văn Nam(2007), thị trường đổ uống

18. Phạm Xuân Vượng (2007)Kiểm tra chất lượng thực phẩm, Nxb Hà Nội 19. BYT (2011, Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 –

2013 và tầm nhìn 2030, Hà Nội.

2. Tiếng Anh

20. Agnes Hanashiro, Marisa Morita, Glavur R. Matté, Maria H. Matté and Elizabeth A. F. S. Torres (2004), “Microbiological quality of selected street foods from a restricted area of Saxo Paulo city, Brazil”, food control volume 16, Issue 5, p.t439- 444

21. Tambekar DH, Jaiswal VJ, DV Dhanorkar, PB Gulhane. and Dudhane MN, identify risks and microbiological safety of food ready to eat vended in the streets of the city of Amravati, India, Journal of Applied Biology, Vol. 7, (2008), 195-201

Số ống dương tính MPN cho 1g hoặc

1ml Giới hạn tin cậy (95%)

1: 10 1:100 1:1000 Thấp nhất Cao nhất 0 0 0 < 3 0 0 1 3 < 0,5 9 0 1 0 3 < 0,5 13 1 0 0 4 < 0,5 20 1 0 1 7 1 21 1 1 0 7 1 23 1 1 1 11 3 36 1 2 0 11 3 36 2 0 0 9 1 36 2 0 1 14 3 37 2 1 0 15 3 44 2 1 1 20 7 89 2 2 0 21 4 47 2 2 1 28 10 150 3 0 0 23 4 120 3 0 1 39 7 130 3 0 2 64 15 380 3 1 0 43 7 210 3 1 1 75 14 230 3 1 2 120 30 380 3 2 0 93 15 380 3 2 1 150 30 440 3 2 2 210 36 470 3 3 0 240 36 470 3 3 1 460 74 2400 3 3 2 1100 150 4800 3 3 3 >2400

Vi khuẩn hiếu khí mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng:

Nồng độ10 -1 Nồng độ10 -2

Hình 1: Khuẩn lạc hiếu khí ở các nồng độ pha loãng

Biểu hiện của E. coliColiforms trên môi trường thử nghiệm EC và BGBL:

1: EC âm tính, 2: EC dương tính, 3: BGBL âm tính, 4: BGBL dương tính

Hình 2: Biểu hiện E. coliColiforms lần lượt trong môi trường EC và BGBL

Sting Pepsi Coca Cola

Trà Xanh O độ Trà Xanh C2 Trà bí đao

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng nhiễm vi sinh vật hiếu khi, coliforms và e coli trong nước giải khát (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w