2.1.1. Giới thiệu máy Jet
Máy nhuộm Jet thuộc dạng dung dịch động, vật liệu dệt động, vải xử lý ở dạng dây. Máy gồm bầu chứa vải, guồng kéo vải, họng Jet, ống dẫn vải và dung dịch nhuộm. Ngoài ra còn có bơm, giàn trao đổi nhiệt, bồn pha hoá chất và hệ thống cấp, xả nước với van dẫn. Vải chuyển động do lực đ y của họng Jet. Vải được guồng kéo lên rồi họng jet phun mạnh dung dịch đ y vải đi đồng thời vải được tiếp xúc triệt để với dung dịch. Qua họng Jet, ống dẫn vải đi về bầu chứa. Chuyển động của vải liên tục cho đến khi kết thúc quá trình. Máy thiết kế làm việc có áp suất dư, vẫn có thể nhuộm hoạt tính ở nhiệt độ 60°C, 80°C, 90°C. Dung tỷ nhuộm từ 1:5 đến 1:12. Những tiết kiệm đáng kể về thời gian, thuốc nhuộm, chất trợ và nước đều đạt được.
Vận tốc vải có thể thay đổi từ 0 đến hơn 400 m/min. Việc lựa chọn do kỹ thuật công nghệ quyết định, sao cho thời gian vải di chuyển trong bầu nhỏ hơn 2 phút, khoảng 1 phút. Vận tốc vải được điều chỉnh bằng áp lực họng Jet và vận tốc guồng kéo. Nếu vải bị kẹt, rối trong máy, không chuyển động đều đặn sẽ dẫn đến loang màu.
Máy có hai dạng bầu dưới và bầu trên. Bầu dưới có nhược điểm là vải dễ bị kẹt trên ống dẫn trước khi lọt xuống bầu chứa vì nước chảy tự nhiên xuống bầu trước vải. Bầu trên có đặc điểm là họng Jet nằm thấp hơn mực nước trong bầu chứa vải nên ít sinh bọt, đồng thời vải trong ống không bị mất nước, khắc phục hiện tượng rối, nghẽn vải.
Chi tiết họng Jet rất quan trọng. Có nhiều dạng họng Jet phù hợp cho từng loại vật liệu dệt (nặng, trung bình, nhẹ). Dạng hình học của mặt cắt ngang họng Jet có thể tròn, oval hoặc hình chữ nhật có chỉnh cong bốn góc.
Trên một máy Jet, có thể nhuộm được các loại vải nặng nhẹ, dệt thoi, dệt kim, dệt kim đan dọc. Khi thay đổi mặt hàng nặng nhẹ, chỉ cần thay đổi cỡ họng Jet. Khi lựa chọn kích thước họng Jet và áp lực phun của họng Jet không phù hợp sẽ dẫn đến rối vải, gây
Nhà máy đang sử dụng máy nhuộm Jet của Taiwan, với công suất tối đa 1000 kg/mẻ. Máy nhuộm gián đoạn cao áp là loại máy nhuộm theo phương pháp gián đoạn dùng để Relax, giảm trọng, nhuộm các loại vải tổng hợp, vải dệt kim, dệt thoi ở dạng dây
xoắn tự do và nhuộm ở nhiệt độ cao và áp suất cao (nhiệt độ < 130oC và áp suất từ 2 –
2,5kg/cm2).
Hình 2.1. Máy nhuộm Jet (Tong Wu)
Đây là thiết bị không có sự kéo căng nên rất thích hợp cho các loại vải hàng có độ xốp dịu. Dung tỉ nhuộm nhà máy thường dùng là 1:10 cho polyester và T/C còn 1:12 cho cotton. Đây là loại thiết bị nhuộm kín, hoạt động theo nguyên lý hàng và dung dịch cùng chuyển động. Vì là máy nhuộm cao áp nên thường được nhuộm với ph m nhuộm phân tán ở nhiệt độ cao và áp suất cao.
Tuy nhiên cũng có thể nhuộm các loại ph m nhuộm khác như hoạt tính, acid, và ph m CD (cation).
Theo thực trạng hiện nay của nhà máy, máy nhuộm Jet được dùng chủ yếu cho vải T/C, ngoài ra còn có vải cotton, polyester.
2.1.1.1. Cấu tạo
Thùng nhuộm: Được làm bằng inox, hình trụ, đặt nằm song song với mặt đất. Đầu ống dẫn vải là họng Jet, phía trước thùng đầu nhuộm có nắp đậy là cửa ra vào vải, có nắp kính để quan sát vải trong suốt quá trình t y nhuộm. Thùng được chế tạo bằng inox nhằm chống sự ăn mòn trong quá trình t y nhuộm vải trong môi trường acid, kiềm, khử, oxy hóa.
Hình 2.2. Máy nhuộm Jet họng dưới
Trục guồng: Có tác dụng trong việc tải và thường xuyên đổi được vị trí các nếp gấp nên tránh được việc tạo nếp gấp chết ở một điểm cố định, nếu đang chạy mà ngưng luân chuyển do dồn hàng hay kẹt hàng thì còi báo động vang lên và bơm sẽ tự động dừng lại chờ người công nhân đến xử lý. Trục guồng có chiều ngang với bề rộng của thùng nhuộm được chuyển động nhờ motor đặt ngoài thùng nhuộm, với hệ thống bánh nhông dây xích. Guồng có thể chạy xuôi chạy ngược tùy theo người điều chỉnh.
hút vải chạy vào trong máy qua họng Jet. Ngoài ra trong họng Jet còn có chén để tạo thêm áp lực nước cho vải qua nhờ các lỗ chén. Có hai loại chén là chén lỗ và chén tầng tùy theo yêu cầu công nghệ, tùy theo loại vải mà sử dụng chén tầng hay chén lỗ. Thường người ta sử dụng chén lỗ cho các loại vải dày ít bị dạt chân chim và dùng chén tầng cho các loại vải mỏng, dễ bị dạt, tuy lượng nước trong chén tầng nhiều hơn chén lỗ nhưng khi vào chén tầng thì dưới sức hút của nước vải sẽ được đi thẳng xuyên suốt trong máy, còn chén lỗ thì có lỗ xung quanh nên sẽ tạo ra một lực xoáy ở ngay giữa tâm vì thế dễ làm cho vải dễ bị dạt, về cấu tạo thì chén lỗ gồm có 2 phần: phần đế và phần miệng chén, còn chén tầng thì cũng có phần đế và tầng riêng phần tầng thì có 2 loại : có gờ và tầng không gờ.
Bơm tuần hoàn: đây là loại bơm ly tâm có nhiệm vụ hút dung dịch hóa chất, thuốc nhuộm hay nước để đưa vào máy. Bơm còn có nhiệm vụ luân chuyển dung dịch trong thùng, tạo áp lực cho họng Jet kéo vải đi. Ngoài ra bơm còn duy trì ổn định sự phân bố đều nhiệt độ và dung dịch trong máy.
Hệ thống trao đổi nhiệt: là một thiết bị ống chùm dùng để đun nóng hay làm nguội dung dịch hóa chất thuốc nhuộm đi một cách gián tiếp, nhờ bơm đ y dung dịch đi trong ống, còn bên ngoài là hơi nước nóng hay lạnh, hơi nóng sẽ được cung cấp từ hệ thống lò hơi, còn hơi lạnh được cấp từ nguồn nước lạnh lấy từ bên ngoài. Hệ thống này có một bộ phận cấp bù, phần kim loại có thể giãn nở ở nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp.
Van điều chỉnh áp lực trong họng Jet: được lắp đặt với đường ống đ y của bơm trước khi dung dịch đi vào hệ thống trao đổi nhiệt. Van này được dùng để điều chỉnh lưu lượng bơm, áp lực tốc độ, lưu lượng phải điều chỉnh cho phù hợp và đúng theo yêu cầu công nghệ để vải chạy đều, không bị kẹt hay bị xếp ly. Trên thùng nhuộm có 3 van điều chỉnh sức căng vải, tùy theo trọng lượng của mỗi loại vải.
Van nén và xả khí: Khi máy hoạt động thì áp suất sẽ được cấp vào máy ở nhiệt độ
khoảng 80oC, khi đó bộ phận nén khí sẽ hoạt động liên tục và khi kết thúc một quy trình
nhiệt độ được hạ xuống thì bộ phận xả khí sẽ tự động xả áp ra từ từ để giảm áp suất trong máy.
Chú ý: khi ra hàng cần phải xem áp suất có hạ xuống hết chưa. Tuyệt đối không được mở nắp máy khi còn áp suất vì rất nguy hiểm có thể gây nổ. Ngoài ra máy còn có bồn hóa chất để pha và trộn hóa chất, thuốc nhuộm cho thật đều trước khi bơm vào máy.
Hình 2.3: Sơ đồ máy Jet.
Hình 2.4: Cấu tạo của máy nhuộm Jet họng dưới
2.1.1.2. Các lỗi thường gặp khi vận hành máy Jet Relax:
- Gãy mặt (ngang, dọc)
- Dạt chân chim do làm nguội đột ngột - Mật độ không chu n, khổ không chu n - Vải thường bị kéo dãn do họng Jet - Vải bị xếp ly dọc do sức căng quá lớn
Giảm trọng:
- Hàng trong một trục cây dày cây mỏng
- Gãy mặt do hàng dày làm cho hàng vải bị xếp thẳng lại - Hàng chỗ dày chỗ mỏng
Nhuộm:
- Loang màu do nâng nhiệt độ quá nhanh
- Vải bị nhạt màu do thời gian giữ nhiệt độ ngắn - Vải bị chấm màu, màu không đều
- Rách biên do nhuộm, vết dơ do nhuộm, vải bị đốm trắng. dính dầu…
Những sự ố thường gặ :
- Hàng rối: Có thể áp lực bơm lớn, hàng vải mỏng, nhẹ. Khắc phục bằng cách gỡ
- Hàng loang màu, đốm màu, không đều màu. Nếu ở khoảng 0oC thì tương đối dễ
xử lý bằng cách bổ sung chất phân tán. Nhưng nhiệt độ cao hơn, từ 90oC – 115oC thì khó
xử lý hơn, nhiều trường hợp phải tiến hành t y và nhuộm lại - Đứt dây vải
- Ở máy nhuộm cao áp, có hiện tượng xì hơi nếu vong đệm bị hở hoặc bulong xiết không đều tay, lúc đó phải mở ngay van xả áp suất rồi tiến hành sửa chữa.
Vận hành máy Jet
- Nhận kế hoạch sản xuất: loại vải, chiều dài, công đoạn.
- em phiếu công nghệ của công đoạn theo yêu cầu.
- Kiểm tra hàng chu n bị cho vào máy.
- Kiểm tra họng Jet, khe hở - kích cỡ họng Jet, vệ sinh lưới lọc, bộ trao đổi nhiệt.
- Mở nguồn điện, kiểm tra điện kế 380V theo quy định.
- Kiểm tra áp suất gió nén, xả họng và dầu bôi trơn.
- Lấy nước vào theo quy định khối lượng của máy, vải. Mở bơm tuần hoàn và điều
chỉnh áp suất họng Jet.
- Sau khi cho hàng vào, kiểm tra lượng nước theo yêu cầu công nghệ và cho máy hoạt động.
- Cho hóa chất và tăng nhiệt độ theo đúng quy trình.
- Kiểm tra và điều chỉnh đúng áp lực họng Jet, tốc độ vải, tốc độ trục lăn, áp lực
không khí nạp vào.
- Theo dõi thường xuyên các đồng hồ chỉ thị của máy để kịp thời điều chỉnh và tránh
xảy ra sự cố.
Máy nhuộm ao á HISAKA (1 thân, hút xuống)
Model: 009
Hãng sản xuất: HISAKA (Nhật) Công suất nhuộm: 100kg và 120kg
Máy nhuộm ao á TongWu
Hình 2.6. Máy nhuộm cao áp TongWu.
MÁY NHUỘM CAO ÁP TONG GENG
2.1.1.3. Quy định vận hành máy nhuộm Jet Mụ đ h
Quy định này được thiết lập nhằm đảm bảo công nhân vận hành thiết bị dễ dàng và đảm bảo yêu cầu công nghệ và an toàn trong lao động.
Phạm vi
Áp dụng cho việc vận hành máy nhuộm Jet
Trách nhiệm
Chỉ những công nhân đã được hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật an toàn lao động và được phân công mới được phép vận hành.
Quy định an toàn
Trong khi vận hành máy, công nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn sau:
Công nhân phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ đã được cấp phát.
Phải ngừng bơm tuần hoàn, bơm cấp hóa chất và ngưng nâng nhiệt độ hay hạ nhiệt độ khi xả nước trong máy.
Chỉ được mở cửa máy khi nhiệt độ trong máy dưới 80oC và áp suất ở 0.
Chỉ được mở nắp bộ phận trao đổi nhiệt khi bơm tuần hoàn đã ngừng và nhiệt độ
trong máy dưới 80oC, áp suất chỉ số 0 và mức chất lỏng trong máy thấp hơn bộ phận trao
đổi nhiệt.
Tuyệt đối cấm dùng tay mở van cấp nước khi nhiệt độ máy lớn hơn 80o
C.
Trong trường hợp máy đang vận hành bị mất điện đột ngột thì công nhân vận hành phải ngắt ngay Cb chính và các Cb trong tủ điện chính và chỉ được phép mở lại khi có điện ổn định trong 5 phút.
Quy trình vận hành Chu n bị
Kiểm tra tổng quát toàn bộ máy.
Kiểm tra nguồn khí nén điều khiển phải lớn hơn 4 kg/cm2.
Kiểm tra nguồn cấp hơi nóng phải lớn hơn 5 kg/cm2.
Kiểm tra nguồn nước cung cấp, các van nước phải ở tình trạng tốt và đã được mở. Chu n bị hàng đầy đủ theo đúng lô hàng quy định của lịch điều độ. Vải cho vào các hộc của máy phải đều nhau.
Chu n bị đầy đủ hóa chất, thuốc nhuộm theo bản tính chi tiết hóa chất sử dụng. Lưới lọc tại bộ phận trao đổi nhiệt phải được vệ sinh sạch sẽ, nắp bộ phận trao đổi nhiệt phải được khóa chặt.
Vận hành
Nếu điều kiện chu n bị bình thường, tiến hành mở các CB trong tủ điện về vị trí “ON”.
Vận hành ở chế độ tay (MANUAL)
Chỉnh công tắc chế độ nhuộm trên tủ điện chính qua vị trí “MANUAL”.
Vặn công tắc điều khiển sang “FILL” để cấp nước vào máy, van cấp nước sẽ tự động đóng lại khi đã cấp nước đủ (vị trí giữa). Vặn công tắc kiểm soát nước về vị trí giữa.
Các van xả ngược xả tràn, phun rửa máy, bơm hóa chất phải ở vị trí đóng.
Nhấn nút “MAIN PUMP” để khởi động bơm tuần hoàn. Thực hiện nhập liệu vào máy.
Vặn công tắc “LIFTER REEL” về phía ngược chiều kim đồng hồ để khởi động motor guồng cho thích hợp. Khi hàng đã vào máy phải may đầu cây, khóa chặt 2 cửa thăn hàng.
Khi lên chế độ: nhấn nút nâng nhiệt độ “HEATING” (nút màu đỏ) trên tủ điện chỉnh một lần, van cấp hơi vào bộ phận trao đổi nhiệt mở. Ở chế độ vận hành tay không kiểm
soát được tốc độ gia nhiệt, vì vậy công nhân vận hành phải đặc biệt chú ý để nhiệt độ trong máy không quá chỉ số mà quy trình công nghệ yêu cầu. Khi đạt nhiệt độ cho phép thì nhấn nút “HEATING” để ngưng cấp hơi gia nhiệt.
Chú ý: Trong quá trình gia nhiệt lên đến 130oC khi đến nhiệt độ máy đạt 80oC thì
vặn công tắc “AIR INLET” qua “MANU” để cấp khí nén vào máy cho nhiệt độ tăng đều và không bị kẹt hàng.
Khi hạ nhiệt độ, nhấn nút hạ nhiệt “COOLING” (nút màu xanh) trên tủ điện chính một lần, van cấp nước vào bộ phận trao đổi nhiệt mở. Khi nhiệt độ đạt tới mức yêu cầu, nhấn nút “COOLING” để ngưng hạ nhiệt độ.
Khi giặt xả: chỉnh công tắc xả tràn sang vị trí “RINSE”. Khi hoàn tất việc nhuộm tiến hành ra hàng.
Vận hành ở chế độ tự động (AUTO)
Bật công tắc chế độ nhuộm trên tủ điện chính sang vị trí “AUTO”.
Nhấn nút “START” trên bộ xử lý sau khi đã chọn chương trình và các bước thực hiện, máy sẽ tự động vận hành theo chương trình đã cài sẵn.
Trong quá trình vận hành theo chế độ tự động, công nhân phải vận hành thực hiện các tín hiệu bao gồm:
Chu n bị hóa chất.
Lấy mẫu
Chú ý: trong quá trình vận hành, công nhân vận hành phải trực tại máy, thường xuyên kiểm tra các thông số trên đồng hồ chỉ thị, ghi nhận đầy đủ vào sổ theo quy định. Nếu có thông số sai lệch phải báo cáo với trưởng ca và kỹ thuật ca để xem xét xử lý.
Ngừng máy
Ở chế độ tay nhấn nút “MAIN PUMP” một lần nữa để ngưng bơm tuần hoàn. Ở chế độ tự động nhấn nút “STOP” trên bộ xử lý để ngưng máy.
2.2. Thiết bị hoàn tất 2.2.1.Máy hồ hoàn tất 2.2.1.Máy hồ hoàn tất
Sau khi vải nhuộm đạt màu yêu cầu sẽ đưa ra khỏi máy nhuộm, nếu khách hàng yêu cầu làm mềm vải thì đưa qua thiết bị hồ hoàn tất.
Nguyên lý chung: Bể chứa dung dịch hồ cho vải chuyển động chậm qua dung dịch để ngấm hồ.
Cấu tạo: Họng máy cho vải vào
hoặc lấy vải ra. Guồng quay để vải chuyển động đều. Bụng máy chứa nước và hồ để vải được ngấm hồ. Bộ phân điều chỉnh nhiệt độ, thời gian.
2.2.2. Máy vắt
Gồm có hai loại: Vắt ly tâm
Vắt bằng trục cán ép
Máy ly tâm
Được sử dụng nhiều cho vải dệt thoi, dệt kim (trừ loại vải có hình hoa), lượng nước còn lại trên vải có thể đạt 60- 0%, làm giảm năng lượng sấy đáng kể.
Nguyên lý chung: Dùng lực ly tâm khi cho lồng chứa vật liệu quay với tốc độ cao (750-1000 vòng/phút), lượng nước có trong vải sẽ bị tách ra.
Tuy nhiên đối với các mặt hàng dệt kim, quá trình vắt ly tâm có thể làm cho vải giãn ra quá hoặc có những vệt sọc. Hơn nữa, máy thường có độ nguy
hiểm cao.
Cấu tạo:
Thiết bị hình tròn và có nắp đậy. Trong thiết bị ấy có một lỗ nhỏ để nước thoát ra