2.2.4 .3Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn của doanh nghiệp
3.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại Chinhánh
3.4.1.1 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa vốn bị
bị chiếm dụng
Mục tiêu
Số dư trong khoản phải thu càng cao thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn
càng nhiều do đó sẽ bất lợi đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Việc đưa ra các phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm thu hồi công nợ sẽ giúp cho cơng ty có thêm vốn đầu tư vào các hoạt động
- Giảm số vốn bị chiếm dụng sẽ tiết kiệm được vốn ngắn hạn - Giảm vịng quay vốn lưu động, giảm kỳ thu tiền bình quân
Cơ sở thực hiện biện pháp
Trong những năm qua mặc dù chi nhánh đã thu hồi được một số khoản nợ song vốn lưu động của chi nhánh còn bị chiếm dụng, thành phẩm tồn kho vẫn
còn nhiều. Điều đó cho thấy cơng tác bán hàng, thanh toán tiền hàng, thu hồi
công nợ cần phải chặt chẽ hơn. Chi nhánh chưa đề ra các biện pháp khuyến
khích khách mua với số lượng lớn thanh tốn tiền ngay.
Ngun nhân cơ bản dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng là trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh ký kết với khách hàng chưa có điều kiện ràng buộc chặt chẽ về mặt thanh toán và số tiền ứng trước.
Một trong những nguyên nhân khác khiến cho các khoản phải thu và phải
thu khó địi của chi nhánh lớn là do chi nhánh không làm tốt công tác thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. Tăng cường cơng tác thẩm định khả năng tài chính của khách hàng trước khi đưa ra quyết định bán chịu là việc làm cần thiết.
Việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng dựa trên các thông tin về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua thơng qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, qua các ngân hàng có quan hệ với khách hàng hay các bạn
hàng đã từng có quan hệ làm ăn với khách hàng hoặc bất kỳ nguồn thông tin đáng tin cậy nào khác.
Chi nhánh cũng phải thường xuyên giám sát hoạt động của khách hàng, có
thể phân cơng quản lý theo từng khách hàng, nhóm khách hàng đặc biệt là đối với
các khách hàng lớn, để chi nhánh dễ dàng hơn trong công tác quản lý và thu nợ.
Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng là rất quan trọng đối với chi nhánh
hiện nay khi mà cơng nợ khó địi lên tới 30 tỷ (theo báo cáo công nợ năm 2014)
Nội dụng thực hiện
Khoản phải thu của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng vốn ngắn hạn và đã có hiện tượng tăng dần trong những năm vừa qua cụ thể năm
2012 là 14,05%, năm 2013 là 15,51% và năm 2014 là 17,95%. Điều này chứng tỏ trong thời gian qua tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của chi nhánh tăng
lên. Để quản lý tốt khoản phải thu chi nhánh cần thực hiện biện pháp sau:
- Trước khi ký hợp đồng tiêu thụ chi nhánh phải xem xét kỹ lưỡng từng khách
hàng nên từ chối ký hợp đồng với những khách hàng có khả năng thanh toán chậm hoặc đối với những đơn hàng có số tiền đặt trước quá nhỏ.
- Chi nhánh nên áp dụng biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời
hạn như chiết khấu thanh toán. Nếu khách hàng không trả nợ theo thời hạn thanh
tốn chi nhánh nên tìm hiểu thực tế của khách hàng để đi đến quyết định gia hạn
nợ hoặc phạt trả chậm theo quy định trong hợp đồng.
- Chi nhánh nên mở sổ chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngồi cơng ty thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng thời hạn. Nếu có nhiều khách hàng mua chịu thì kế tốn phải ghi chi tiết cho từng khách hàng đã mua, đã trả được bao
nhiêu và số tiền chi nhánh còn phải thu hồi để từ đó cơng ty có thể lập dự phịng cho các khoản phải thu khó địi và có phương hướng xử lý.
- Sau mỗi hợp đồng bán hàng chi nhánh cần quyết toán hợp đồng bán hàng so với phương án đã lập. Có như vậy chi nhánh sẽ quản lý tốt hơn các khoản phải thu