Hương liệu trong các sản phẩm trà, cà phê, cacao

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHỤ GIA TẠO MÙI VÀO CÁC LOẠI SẢN PHẨM (Trang 41 - 45)

3.4.1. Hương bơ sữa tự nhiên

Hương bơ tự nhiên là một phụ gia hương liệu và tạo ra hương vị đặc trưng của bơ cho thực phẩm, nó được sử dụng chủ yếu trong các loại bánh, nước sốt, kẹo, sữa, cà phê và các chế phẩm thực phẩm khác. Hương vị tự nhiên này có thể được tạo ra từ nguồn gốc tự nhiên của nó hoặc trong phòng thí nghiệm từ các thành phần hóa học có nguồn gốc tự nhiên .

Hình 3.30. Hương bơ sữa tự nhiên sử dụng trong sản phẩm cà phê

Các nhà sản xuất hương bơ có thể thêm diacetyl và axetoin thực phẩm để cải thiện và tăng cường hương vị của bơ, hai hóa chất này có mặt trong nhiều công thức hương vị bơ tự nhiên.

Hương vị bơ tự nhiên có thể được làm từ kem sữa đặc, đường và một chất béo thực vật, có thể có cả nước. Một phương pháp khác để tạo ra hương vị bơ tự nhiên là sử dụng diacetyl (butanediol) và hoặc axetoin, khi hương vị tự nhiên bị mất đi qua quá trình chế biến.

Hình 3.31. Dicetyl (2,3-butanediol) Hình 3.32. Axetoin

Diaxetyl được tạo ra trong quá trình lên men như là sản phẩm phụ của sự tổng hợp valin (một loại axit amin thiết yếu), khi nấm men tạo ra α-axetolactat và chất này bị decarboxyl hóa tạo thành diaxetyl. Sau đó nấm men hấp thụ diaxetyl và phân cắt các nhóm xeton để tạo thành các hợp chất có hương vị trung tính là axetoin và 2,3- butanediol.

Một ví dụ về một công thức bơ tự nhiên là sự kết hợp của những điều sau đây : nước, diacetyl , sản phẩm chưng cất các sản phẩm sữa lên men, propylene , glycol , bơ chế biến và Xanthan Gum .

3.4.1.2. Ảnh hưởng sức khỏe

Trong một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ tập trung vào thành phần tạo mùi bơ bao gồm diacetyl, người ta đã phát hiện ra diacetyl chính là nguyên nhân gây nên bệnh liên quan đường hô hấp là chứng viêm tiểu phế quản co khít. Diacetyl gây viêm và xơ hóa các tiểu phế quản của phổi khiến các đường thở này bị chít hẹp một phần hay toàn phần. Người bị viêm tiểu phế quản do diacetyl sẽ khó thở, thở khò khè, ho khan dữ dội, nếu quá nặng sẽ suy hô hấp và tử vong. Đây là một chứng bệnh gây mất sức và hiếm gặp được phát hiện ở công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất thực phẩm dùng phụ gia diacetyl tạo mùi bơ…

Mới đây, một nghiên cứu cũng chỉ ra chất diacetyl có khả năng ảnh hưởng đến protein trong não khiến chúng không phân giải được và sẽ dẫn đến bệnh Alzheimer - chứng mất trí nhớ.

Nhiều công ty thực phẩm đã thay thế thành phần này nhưng nó vẫn được coi là an toàn cho người tiêu dùng khi ăn phải một lượng nhỏ.

Liều lượng cho phép sử dụng từ 0,005 mg/L đến 1,5 mg/L và lượng cần thiết để tạo hương vị cảm nhận được tối thiểu là 0,2 mg/L

3.4.2. Hương cà phê tự nhiên

Để cà phê có hương vị thơm ngon người ta có thể lưu trữ hạt cà phê cùng với các loại hạt nhục đậu khấu, đinh hương, quế… Đây là phương pháp thủ công và an toàn được áp dụng.

Có một bộ phận lớn cà phê tên thị trường hiện nay được pha chế theo phương pháp dùng đậu nành, cùi bắp được rang cháy đen kịt pha với một ít cà phê để tạo mùi thơm sau đó xay nhuyễn, đóng gói, dán nhãn mác rồi tung ra thị trường. Thực phẩm cháy khét này sinh ra ít nhất 20 loại chất độc hại, trong đó có các chất: heterocyclic amines, acrylamide, HCAs…là những chất gây ung thư cho người sử dụng.

Ngoài ra người ta thường sử dụng Guaiacol (nhựa gaiac)

Hình 3.33. Guaiacol

3.4.2.1. Nguồn gốc

Guaiacol là một hợp chất hữu cơ tự nhiên được phát hiện bởi Ascanio Sobrero. Là chất dầu được chiết suất từ nhựa cây tuyết tùng, có mùi như mùi của fenola, mùi của carbolic acid, thơm nồng.

Trong ngành công nghiệp, guaiacol được sản xuất bằng cách methyl hóa catechol

C6H4(OH)2 + (CH3O)2SO2 → C6H4(OH)(OCH3) + HO(CH3O)SO2

3.4.2.2. Tác động đến sức khỏe

Guaiacol gây kích ứng da và kích thích nghiêm trọng mắt và có hại nếu trực tiếp nuốt phải.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Cũng như màu sắc, hương thơm là một tính chất cảm quan quan trọng trong thực phẩm, vì chúng có tác dụng sinh lý rõ rệt. Chất thơm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn ,đến nhịp đập của tim, hô hấp, đến nhịp thở đến hệ tiêu hóa , đến thính giác, thị giác và xúc giác nữa. Vì vậy trong kỹ thuật người ta tìm mọi biện pháp kỹ thuật để bảo vệ chất thơm tự nhiên , mặt khác tìm cách điều khiển để tạo ra nhưng hương thơm mới.

Thông thường người ta thực hiện ba biện pháp để tạo ra sản phảm có hương thơm

- Chất thơm dễ bay hơi và thường không bền ,vì vậy người ta thực hiện thu hồi chất thơm đã tách ra khỏi sản phẩm trong quá trình gai nhiệt , tạo điều kiện giữ lại chúng, hấp thụ trở lại thành phẩm các chất hương có trong nguyên liệu ban đầu

- Chưng cất và cô đặc chất thơm từ các nguồn nguyên liệu giàu chẩt thơm, sau đó dùng chất thơm này cho sản phẩm khác nhau .

- Tổng hợp các chát thơm nhân tạo có mùi thích ứng để cho vào sản phẩm thực phẩm.

Hương thơm là một trong những tính chất cảm quan thu hut người tiêu dùng mạnh mẽ nhất, các nhà sản xuát làm đa dạng sản phẩm của mình bằng cách bổ sung hương liệu khác nhau. Thực phẩm càng hấp dẫn sẽ mang lại cảm giác khoái khẩu cho

mọi người. Song, cảm giác ấy không mang lại cho con người được nhiều chất dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó, chúng ta cần phải nhận thức rõ vai trò của phụ gia thực phẩm. Chúng ta nên cân nhắc khi lựa chọn thực phẩm bán sẵn và chọn cách thức chế biến thức ăn cho dinh dưỡng và hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Là một nhà thực phẩm tương lai, hiểu rõ lợi ích to lớn của hương liệu mang lại nhưng không vì thế bất chấp tất cả nó là con dao 2 lưỡi, chúng ta nên sử dụng hương liệu thuộc danh mục cho phép bộ y tế, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tẽ như tiêu chuẩn codex về thực phẩm. Nên sử dung hương vị tự nhiên trong sản xuất hay biện pháp tránh tổn thât mùi nếu thực đã chứa sẵn mùi trong sản xuất thực phẩm để nâng cao chất lượng thực phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hóa sinh Công nghiệp, Lê Ngọc Tú, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

2. Hóa sinh Thực Phẩm, Đàm Sao Mai, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 2009

3. www.google.com

4. www.en.wikipemedia.org

5. www.vi.wikipemedia.org

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHỤ GIA TẠO MÙI VÀO CÁC LOẠI SẢN PHẨM (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w