Phương pháp tổ chức trò chơi

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VÀ THAY THẾ THÓI QUEN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TỪ CHẤT LIỆU NHỰA, NI-LÔNG SANG CÁC CHẤT LIỆU THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 79 - 85)

5. TÀI LIỆU ĐỌC

4.2.1.3. Phương pháp tổ chức trò chơi

a. Khái niệm: Phương pháp tổ chức trò chơi là cách thức tổ chức cho SV tìm hiểu một

vấn đề haythực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thơng qua một trị chơi cụ thể. Một số đặc trưng cơ bản của trò chơi là: trò chơi là một HĐ tự do, tự nguyện, khơng gị ép hoặc bắt buộc SV chơi các trị chơi khơng đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng; trị chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, quy mô, điều kiện, vật chất, số lượng người chơi phù hợp; trò chơi là một HĐ tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn manh mẽ đối với SV; trị chơi là một HĐ có quy tắc (luật chơi) nhất định và vì vậy sẽ tạo nên khơng khí bình đẳng giữa người tham gia trị chơi; trị chơi là một HĐ giả định, là tổng hợp những hành vi khơng bình thường; nhưng ai cũng có thể thực hiện được nếu cố gắng hơn, kiên trì hơn, dũng cảm hơn mức bình thường; trị chơi là một HĐ mang tính sáng tạo. Phương pháp tổ chức trị chơi có nhiều chức năng như chức năng GD, chức năng giao tiếp, chức năng văn hóa, chức năng giải trí. Một số ưu điểm của trò chơi trong việc phát triển PC, NL SV như sau:

- Trò chơi phát triển tốt các PC nhân cách cho SV như tính tập thể, hợp tác, kỷ luật, sáng tạo, tự chủ, tích cực, sự nỗ lực ý chí, lịng dũng cảm, tự tin, thân thiện, bao dung, những tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ lành mạnh...

- Trị chơi góp phần nâng cao thể lực, rèn luyện kĩ năng vận động nhanh nhẹn, dẻo dai và bền bỉ của cơ bắp, phát triển tốt các chức năng của các giác quan (thị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác...), thần kinh nhạy bén, phát triển tốt các PC, NL tư duy sáng tạo, linh hoạt.

- Trò chơi là một phương tiện GD SV về trí tuệ, hấp dẫn và gây hứng thú cho SV HĐ nhận thức, SV dễ tiếp thu nội dung tri thức mới, chuyển tải nhiều tri thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau (tự nhiên, xã hội, về khoa học - kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật…) phát triển tốt các NL tư duy, trí nhớ, ngơn ngữ, tưởng tượng (đặc biệt là các trị chơi trí tuệ và trò chơi sáng tạo, các trò chơi dân gian, trò chơi lễ hội). HĐ chơi đòi hỏi SV tư duy, ứng dụng tri thức vào hành động, phát triển NL thực hành.

- Trò chơi tạo cơ hội để SV tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp, phát triển NL giao tiếp bạn bè một cách tự nhiên và dễ dàng đồng thời trị chơi là một phương thức giải trí tích cực và hiệu quả, giúp SV tái tạo NL thần kinh và cơ bắp sau những thời gian học tập, lao động căng thẳng. Thơng qua trị chơi nhằm lơi cuốn SV tham gia vào các HĐGD

một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho SV tác phong nhanh nhẹn phát huy tính sáng tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các SV. Trò chơi giúp SV thư giãn, thay đổi tâm trạng, giải tỏa những buồn phiền, những mệt mỏi về trí tuệ và cơ bắp, tạo niềm vui, hứng khởi, sự hồn nhiên, yêu đời... để SV tiếp tục học tập và rèn luyện, làm cho quá trình học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán.

b. Cách tiến hành

Tùy thuộc vào cách phân loại trò chơi (theo sự năng động của người tham gia, theo địa điểm, theo đối tượng, theo nội dung GD, theo quy mô…) mà cách thức tổ chức mỗi trò chơi khác nhau. Tuy nhiên, các bước chung của tổ chức trò chơi như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trò chơi

- Xác định đối tượng và mục đích của trị chơi: thơng thường, trị chơi nào cũng có tính GD, phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại, dạng trò chơi và người sử dụng, tổ chức trị chơi. Vì thế xác định đối tượng và mục đích trị chơi phù hợp là cơng việc cần thiết khi tổ chức trò chơi.

- Cử người hướng dẫn chơi (quản trị).

- Thơng báo kế hoạch, thời gian, nội dung trị chơi đến SV.

- Phân cơng nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều kiện phương tiện (lực lượng, phục trang như quần áo, khăn, cờ, còi, phần thưởng) cho cuộc chơi.

Bước 2: Tiến hành trị chơi

- Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: tùy từng trị chơi, địa điểm tổ chức, số lượng người chơi mà quản trị bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể theo hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U... Quản trị xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi khẩu lệnh SV đều nghe thấy, các động tác SV quan sát, thực hiện được, ngược lại bản thân quản trò phải phát hiện được đúng, sai khi SV chơi.

-Quản trò giới thiệu trò chơi (luật chơi) phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các nội dung sau: thơng báo tên trị chơi, chủ đề chơi; nêu mục đích và các u cầu của trị chơi; nói rõ cách chơi và luật chơi.

- Tổ chức SV chơi thật: Dùng khẩu lệnh bằng lời, cịi, kẻng, chng, trống để điều khiển cuộc chơi. Quản trị hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kĩ, chính xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm; động viên, cổ vũ cuộc chơi bằng reo, điệu hò, vỗ tay; kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm những trường hợp phạm luật.

Bước 3: Kết thúc trò chơi

- Đánh giá kết quả trị chơi: GV cơng bố kết quả cuộc chơi khách quan, cơng bằng, chính xác giúp SV nhận thức được ưu điểm và tồn tại để cố gắng ở những trò chơi tiếp theo.

- Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương, khen ngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo khơng khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong tập thể SV về cuộc chơi.

- Dặn dò SV những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi chơi…)

c. Định hướng sử dụng

HĐ trị chơi có vai trị đặc biệt quan trọng và có hiệu quả cao trong tổ chức HĐTN cho SV. Để tổ chức HĐ trị chơi có hiệu quả GD cao, cần nắm vững mục đích, ý nghĩa, tác dụng của trò chơi, những đặc trưng cơ bản của trò chơi, biết cách phân loại trò chơi và biết vận dụng các trò chơi một cách phù hợp vào đúng đối tượng, điều kiện cho phép để tổ chức cho SV. Tổ chức HĐ trò chơi nhất thiết phải tuân theo quy trình logic được cụ thể hóa thành các bước. Tuy nhiên, hiệu quả GD SV thơng qua tổ chức trị chơi cịn phụ thuộc vào tính sáng tạo, khả năng sư phạm của GV và phát huy cao nhất vai trị chủ động, tích cực của SV.

Phương pháp tổ chức trị chơi nhằm mục đích cho SV tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm hành động và là phương pháp rất đặc trưng trong HĐTN, vì vậy có thể sử dụng trong các loại hình HĐ ở trường trung học, trong các HĐ khởi động, kết nối, khám phá, thực hành, vận dụng và đánh giá kết quả HĐTN. Trị chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐ trải nghiệm như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung HĐ, phát triển nội dung HĐ để SV tiếp nhận tri thức, rèn luyện các kĩ năng và tổng kết HĐ, đánh giá kết quả HĐ… Tùy vào mục đích của các HĐ khác nhau mà lựa chọn các loại trị chơi: trị chơi ơ chữ, lắp ghép nội dung, tìm điều bí ẩn, đốn ý đồng đội…

Tùy theo từng trị chơi cụ thể mà trị chơi có quy mơ tổ chức là nhóm nhỏ (từ đến 10 SV) hoặc nhóm lớn (từ 10 - 15 SV) hay quy mơ lớp hoặc khối lớp, tồn trường. Một số trị chơi có thể tổ chức trong nhà trường trung học là: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trị chơi khởi động, dẫn nhập… trị chơi mơ phỏng game truyền hình, trị chơi ơ chữ…

d. Điều kiện sử dụng

- NL tổ chức trò chơi của GV, người hướng dẫn và SV.- Địa điểm, không gian, thời gian phù hợp.

Ví dụ: Bộ câu hỏi sử dụng trong trò chơi mảnh ghép về nội dung cao nhận thức và thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ nhựa, ni lông sang các vật liệu thân thiện với môi trường.

Câu 1: Túi ni-lông là loại túi nào?

Túi ni-lông (hay túi xốp) là từ thơng dụng được dùng để chỉ loại bao bì nhựa mỏng thường được dùng để chứa đựng hàng hóa. Túi ni-lơng mỏng đựng hàng (như đang sử dụng hiện nay) được chế tạo lần đầu tiên vào những năm 1960, được sử dụng lần đầu tiên tại các siêu thị (ở Mỹ) vào năm 1977 và bắt đầu được sử dụng phổ biến tại các hệ thống bán lẻ trên thế giới,thay thế các loại túi giấy vào những năm 1980.

Câu 2: Tại sao túi ni-lông lại sử dụng phổ biến nhất trong các loại túi đựng hàng?

Túi ni-lông được sử dụng tại hầu hết tất cả các điểm bán lẻ, thay thế các loại túi đựng hàng khác do những ưu điểm:

- Rất mỏng, nhẹ và rẻ tiền (một kg túi ni-lông chứa số lượng túi nhiều hơn các loại túi cùng loại);

- Tiện dụng, bền chắc và không thấm nước;

- Rất dễ sản xuất nhiều kích cỡ khác nhau, rất dễ in ấn theo yêu cầu.

Câu 3: Túi ni-lơng có nhiều ưu điểm. Vậy tại sao phải hạn chế sử dụng túi ni- lông?

Với những ưu điểm vượt trội so với các loại túi đựng hàng khác như trên, túi ni-lông đang được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Lượng túi ni-lông sử dụng khơng ngừng tăng nhanh. Ước tính mỗi năm thế giới tiêu thụ từ 500-1000 tỉ túi ni-lông. Riêng tại TP.HCM, mỗi năm 2-3 tỉ túi ni-lơng được tiêu thụ (được phát miễn phí tại các chợ, siêu thị, trung tâm

thương mại, nhà sách...). Túi ni-lơng là sản phẩm có ích. Tuy nhiên, việc sử dụng q mức và thải bỏ không đúng túi ni-lông đến mức đáng báo động đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Túi ni-lơng được sản xuất từ nhựa polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ, quá trình phân hủy trong tự nhiên rất chậm. Một vỏ chuối mất 3-4 tuần để phân hủy hoàn toàn, một túi giấy mất 1 tháng, một túi vải mất 1 năm, một hộp thiếc mất 50 năm. Riêng một túi ni-lơng mất 500-1.000 năm mới phân hủy. Vì vậy, mặc dù vịng đời sử dụng thường rất ngắn, túi ni-lông sẽ tồn tại trong môi trường rất lâu. Rất thường thấy túi ni-lông vương vãi trên đường phố, mặt đất, thảm cỏ của công viên, khu du lịch… Cũng dễ dàng thấy những mảng rác túi ni-lơng trơi nổi, tích tụ trên sơng rạch, ao hồ… không chỉ là tác nhân lan truyền ô nhiễm và nguồn bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh vật. Túi ni-lông rơi vào kênh thoát nước, bị cuốn vào cống thoát nước… làm tắc ngẽn dịng chảy, góp phần gây ngập úng tạo điều kiện cho muỗi và dịch bệnh phát sinh. Túi ni-lông rơi xuống sông, biển sẽ đe dọa sự sống của thủy sinh vật. Sự tích tụ rác ni- lơng trong đất sẽ cản trở sự phát triển của thảm thực vật, giảm đáng kể năng suất cây trồng, gây thối hóa đất.

Việc xử lý chất thải túi ni-lông không đơn giản. Xử lý bằng cách đốt sẽ phát sinh khí thải độc hại. Khi xử lý bằng cách chôn lấp, túi ni-lông làm giảm đáng kể sức chứa của bãi chôn lấp (làm rút ngắn thời gian sử dụng bãi) do đặc tính tỷ lệ thể tích/khối lượng cao và khó phân hủy.

Việc sản xuất túi ni-lơng không chỉ tiêu tốn tài nguyên không tái tạo do sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà cịn là một nguồn ơ nhiễm mơi trường khơng khí khá nghiêm trọng, góp phần đáng kể gây ra hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ơzơn trong khí quyển và gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu. Ngồi ra, khơng nên sử dụng túi ni-lông đựng trực tiếp thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng, lên men do một số phụ gia sử dụng trong sản xuất và in ấn túi ni-lơng có thể xâm nhập vào thức ăn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Câu 4: Vậy người dân nên làm gì để giảm sử dụng túi ni-lơng?

Để giảm tác hại của túi ni-lông, mỗi người trong chúng ta cần thay đổi thói quen sử dụng túi ni-lơng. Giảm sử dụng túi ni-lông cũng đồng nghĩa với giảm thải bỏ túi ni-lơng và các vấn đề mơi trường liên quan. Có thể giảm sử dụng túi ni-lông bằng cách:

- Sử dụng tiết kiệm, hợp lý, không sử dụng nếu không thật cần thiết;

- Cần có thói quen đem theo túi-dùng-nhiều-lần khi đi chợ, khi đi mua sắm; - Thay thế túi ni-lông bằng các loại túi thân thiện với môi trường như túi vải, túi giấy tái chế, túi nhựa dùng nhiều lần.

Câu 5: Người dân nên làm thế nào với túi ni-lông đã qua sử dụng?

Với những trường hợp cần phải sử dụng túi ni-lông, chúng ta cần: - Tăng cường tái sử dụng túi ni-lông:

 Giữ lại túi ni-lông sạch để sử dụng lại trong gia đình: đựng đồ dùng, lót thùng rác…

Thu gom, giặt sạch túi ni-lơng để đem cho những người có nhu cầu sử dụng như: người bán hàng, tiệm tạp hóa, người thu mua phế liệu…

- Thải bỏ đúng nơi quy định hoặc bán phế liệu để túi ni-lông được tái chế.

Câu 6: Tiểu thương phải làm gì để giảm sử dụng túi ni-lơng?

- Sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hạn chế lượng túi phát cho khách hàng;

- Khuyến khích, vận động khách hàng mang theo túi sử dụng nhiều lần khi đi mua hàng;

- Sử dụng các loại túi, các phương tiện đựng hàng thay thế (ví dụ túi giấy tái chế). Sử dụng túi ni-lông thân thiện môi trường (túi ni-lông tự hủy sinh học) trong trường hợp không thể dùng các loại túi khác (ví dụ đựng thịt, cá…).

Câu 7: Tại sao nên sử dụng Túi dùng nhiều lần?

Khi sử dụng túi dùng nhiều lần, chúng ta đã giảm đáng kể lượng túi ni-lông cần sử dụng. Điều này đồng nghĩa với:

- Giảm sản xuất túi ni-lông, tiết kiệm năng lượng và nguồn tài nguyên không tái tạo (dầu mỏ), giảm phát sinh khí thải (nguyên nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu)...

- Giảm thải bỏ túi ni-lơng và do đó tránh được các vấn đề liên quan (mất mỹ quan đôthị, gây hại cho sinh vật...);

- Giảm chi phí xử lý rác thải túi ni-lơng, kéo dài thời gian sử dụng bãi chôn lấp. Hiện nay thị trường có nhiều loại túi sử dụng nhiều lần dễ dàng giặt sạch, hình thức đa dạng,mẫu mã đẹp phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau.

Túi ni lông thân thiện với mơi trường phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: 1. Túi ni lơng có một trong hai đặc tính kỹ thuật sau:

a) Có độ dày một lớp màng lớn hơn 30 µm (micrơmét), kích thước nhỏ nhất lớn hơn 20 cm (xăngtimét) và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu túi ni lơng phải có kế hoạch thu hồi, tái chế;

b) Có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá hai 02năm.

2. Túi ni lơng có hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng quy định như sau: Asen (As): 12 mg/kg; Cadimi (Cd): 2 mg/kg; Chì (Pb): 70 mg/kg; Đồng (Cu): 50 mg/kg; Kẽm (Zn): 200 mg/kg; Thủy ngân (Hg): 1 mg/kg; Niken (Ni): 30 mg/kg. 3. Túi ni lông được sản xuất tại hộ gia đình, tại cơ sở sản xuất tuân thủ đầy đủ các quyđịnh của pháp luật về bảo vệ môi trường. (Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT ngày 04/7/2012 của Bộ Tài ngunvà Mơi trường về Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VÀ THAY THẾ THÓI QUEN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TỪ CHẤT LIỆU NHỰA, NI-LÔNG SANG CÁC CHẤT LIỆU THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w