Phương pháp tổ chức sân khấu tương tác (sân khấu hóa)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VÀ THAY THẾ THÓI QUEN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TỪ CHẤT LIỆU NHỰA, NI-LÔNG SANG CÁC CHẤT LIỆU THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 85 - 88)

5. TÀI LIỆU ĐỌC

3.2.1.4. Phương pháp tổ chức sân khấu tương tác (sân khấu hóa)

a. Khái niệm: Phương pháp tổ chức sân khấu tương tác là cách thức nhà giáo dục

tổ chức cho SV trải nghiệm bằng cách chuyển hóa các nội dung GD về nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ nhựa, ni lông sang các vật liệu thân thiện với môi trường. Các cốt truyện, các tác phẩm, các ý tưởng của SV về một chủ đề nhất định thơng qua sự phối hợp, hóa thân của nhiều SV vào các nhân vật để chuyển tải thông điệp GD, qua đó giúp SV đạt được mục tiêu và nhiệm vụ GD đề ra. Sân khấu tương tác là HĐ ý nghĩa lớn đến sự phát triển PC, NL SV như trách nhiệm, chăm chỉ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thiết kế và tổ chức HĐ... Bên cạnh đó cịn tác động hình thành và phát triển những năng lực về ngôn ngữ, xây dựng kịch bản, âm nhạc, hội họa, giao tiếp phi ngôn ngữ... cho SV.

b. Cách tiến hành

Bước 1: Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị kịch bản và phân công nhiệm vụ

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên và quan trọng trong quy trình tổ chức sân khấu tương tác, giúp GV và SV xác định những cơng việc mình sẽ thực hiện và cách thức tốt

nhất để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Xây dựng kế hoạch tổ chức sân khấu tương tác bao gồm các HĐ cụ thể sau:

- Lựa chọn chủ đề: Chủ đề càng phức tạp càng tạo ra nhiều cơ hội để SV tham gia giải quyết, có thể là một chủ đề quen thuộc, dễ nắm bắt trên lí thuyết nhưng giải quyết trong thực tế lại khó khăn (bạo lực học đường, quấy rối tình dục, mối quan hệ bạn bè, vấn đề môi trường, giao thông, nghề nghiệp...).

- Xác định mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu và yêu cầu cần đạt của HĐ về PC, NL SV theo CT HĐTN.

- Xác định thời gian, địa điểm, quy mô tổ chức: Cấp lớp/khối/trường; dự kiến mốc thời gian, lượng thời gian và không gian tổ chức.

- Chuẩn bị kịch bản: Chọn các nội dung quan trọng nhất của chủ đề và thiết kế các phân đoạn liên quan, lồng ghép mục tiêu học tập cần đạt vào từng HĐ. Tình huống của vở kịch có thể lấy từ nguồn các nghiên cứu, tình huống điển hình hoặc các tình huống thực tế.

Mạch chảy của vở kịch và trình tự của các cảnh cũng nên được chuẩn bị kĩ trước để đảm bảo mục tiêu học tập đạt được. Khi lựa chọn diễn viên, phải đảm bảo diễn viên nhận thức được mục tiêu học tập, hướng phát triển của vở diễn và có khả năng diễn xuất tốt, lơi cuốn người tham gia.

Bước 2: Tập luyện diễn xuất theo kịch bản, hồn thiện cơng tác chuẩn bị

- Kiểm tra công tác tổ chức tập luyện: Người tổ chức cần nhắc lại các yêu cầu của từng nhân vật, đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ cụ thể, cách cư xử giữa các nhân vật và với môi trường xung quanh trong từng phân đoạn; diễn viên tham gia vở diễn cần có thời gian nghiên cứu kĩ kịch bản, thuộc lời thoại, biết cách triển khai tình huống; xác định bối cảnh, thời gian, địa điểm của phân đoạn và toàn vở diễn, các đạo cụ và phương tiện hỗ trợ khác.

- Tổ chức cho các diễn viên được tập luyện cùng với nhau nhiều lần theo từng phân đoạn và toàn vở diễn, chú ý đến sự phối hợp, tương tác giữa các diễn viên và lưu ý các tình huống có thể xảy ra ngồi kịch bản.

- Dự kiến tình huống tiếp theo sau khi tổ chức tương tác với khán giả.

Triển khai vở diễn theo đúng kịch bản đã chuẩn bị trước. Thơng thường, nên có cảnh giới thiệu các nhân vật, mối quan hệ giữa họ và bối cảnh diễn ra tình huống. Bắt đầu nêu ra các vấn đề, thu hút sự quan tâm, khơi gợi sự tị mị và trí tưởng tượng của khán giả. Vở diễn được triển khai theo đúng kịch bản đã tập luyện từ trước. Trong khi biểu diễn, các diễn viên sẽ dừng lại ở những thời điểm quan trọng (xuất hiện tình huống có vấn đề) để tương tác với khán giả.

Bước 4: Tương tác với khán giả (diễn biến và kết thúc)

Phần tương tác với khán giả được tiếp nối sau khi các diễn viên dừng lại ở những điểm có vấn đề đòi hỏi phương án giải quyết. Ở khâu này, thường có ba cách thực hiện: - Lắng nghe các đề xuất của SV (khán giả) và sau đó diễn viên thử diễn tiếp vở kịch theo gợi ý trên.

- Mời một vài SV (khán giả) tự nguyện lên sân khấu và trực tiếp tham gia vào vở diễn để giải quyết tình huống, tiếp tục phân đoạn.

-Nhóm diễn viên đã chuẩn bị, được tập dượt từ trước tiếp tục hoàn thành phân đoạn. Sau phần tương tác, SV và những người tham gia sẽ cảm thấy tràn đầy cảm xúc và càng tự tin để thể hiện suy nghĩ của mình hơn. Đây là cơ sở cần thiết để có một phần tổng kết sau buổi biểu diễn.

Bước 5: Tổng kết, đánh giá

Sau khi HĐ sân khấu tương tác kết thúc, cần có thảo luận và biên bản buổi diễn. Biên bản ghi chép lại toàn bộ HĐ đã diễn ra, bao gồm: thời gian - địa điểm, nội dung vở diễn, các ý kiến đóng góp, hướng giải quyết vấn đề của SV và tổng kết, đánh giá của GV.

c. Định hướng sử dụng

Mục đích tổ chức sân khấu tương tác nhằm tạo sân chơi hấp dẫn, lí thú đối với SV vì SV có cơ hội thể hiện và cảm nhận những cảm xúc của cá nhân dựa trên tác phẩm được trình diễn; SV có mơi trường lành mạnh, dân chủ để thể hiện quan điểm, góc nhìn cá nhân của mình bằng việc đặt mình vào các vị trí khác nhau qua vai diễn cũng như toàn bộ vở diễn; SV được lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu với những người tham gia ở những nhóm ý kiến khác nhau. Vì vậy, tùy theo thời gian, nhà giáo dục có thể tổ chức sân khấu hóa trong giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp chủ nhiệm, trong loại hình HĐ thường xuyên theo các hủ đề GD hoặc định kì theo các chủ điểm gắn liền với các ngày hội, ngày lễ.Trong HĐ sân

khấu hóa, phương pháp đóng vai là phương pháp GD chủ đạo, trong đó SV tự lực thực hiện những tình huống hành động được mô phỏng theo các vai diễn về một chủ đề gắn với thực tiễn, thường mang tính chất trị chơi, trong đó các tình huống cuộc sống, các vấn đề hoặc xung đột được thể hiện. SV kết hợp đóng vai để hát múa, kể chuyện, hoạt cảnh truyền thống, tiểu phẩm, hóa trang, trình diễn… Đóng vai nhằm phát triển NL hành động thơng qua sự trải nghiệm của chính bản thân SV và thông qua thông tin phản hồi từ những người quan sát.

d. Điều kiện sử dụng

- Hỗ trợ đạo cụ và trang phục, SV cần được tập dượt trước khi trình diễn chính thức. - Khơng gian để tập luyện và trình diễn.

- SV phải được thơng báo về các nhiệm vụ của các nhóm phải thực hiện trong q trình tổ chức sân khấu tương tác.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VÀ THAY THẾ THÓI QUEN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TỪ CHẤT LIỆU NHỰA, NI-LÔNG SANG CÁC CHẤT LIỆU THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w