Phương pháp tổ chức hoạt động tình nguyện

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VÀ THAY THẾ THÓI QUEN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TỪ CHẤT LIỆU NHỰA, NI-LÔNG SANG CÁC CHẤT LIỆU THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 95 - 97)

5. TÀI LIỆU ĐỌC

3.2.2. Tổ chức các hoạt động có tính khám phá

3.2.2.3. Phương pháp tổ chức hoạt động tình nguyện

a. Khái niệm

Phương pháp tổ chức HĐ tình nguyện là cách thức nhà giáo dục tổ chức SV và tập thể SV trực tiếp thực hiện các HĐ giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng một cách tự nguyện vì những mục đích tốt đẹp. SV sử dụng thời gian, sức lực, NL của mình để đóng góp cho cộng đồng một cách tự nguyện, khơng địi hỏi lợi ích cá nhân, vì mục đích giúp đỡ cộng đồng xung quanh, từ đó phát triển năng lực mới cho SV.

b. Cách tiến hanh

Bước 2: Lập kế hoạch: Xác định chủ đề và mục tiêu HĐ tình nguyện; xác định

nội dung HĐ tình nguyện; lựa chọn thời gian và địa điểm; dự kiến các điều kiện.

Bước 3: Huy động các nguồn lực (cha mẹ SV, các cán bộ quản lí, GV, các cá nhân

và tổ chức xã hội khác).

Bước 4: Triển khai thực tế. Bước 5: Kết thúc.

c. Định hướng sử dụng

Mục đích của HĐ tình nguyện nhằm kết nối SV với cuộc sống xung quanh, SV được trải nghiệm thực tế, thể hiện NL, thái độ và đóng góp sức lực, thời gian, giá trị của mình cho cộng đồng. SV học hỏi và phát triển được nhiều giá trị và NL mới trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, HĐ tình nguyện được sử dụng để phát triển các PC, NL cho SV như yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, NL giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thiết kế và tổ chức HĐ, NL định hướng nghề nghiệp. Khi SV trải nghiệm được thực tế cuộc sống xung quanh, những cảm xúc, tình cảm tích cực được vun trồng, SV thấu hiểu, cảm thơng, đồng lịng, chia sẻ và thể hiện được trách nhiệm của cá nhân nhằm xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp, thúc đẩy ý thức, hành động tự rèn luyện để trở thành người có ích cho cộng đồng và xã hội. xã hội. Vì vậy, nhà giáo dục có thể tổ chức HĐ tình nguyện theo các quy mơ khác nhau.

Một số hoạt đọng tình nguyện thuộc chuỗi hoạt động về bảo vệ mơi trường nói chung là “Ngày Chủ nhật hồng”, “Chiến dịch Mùa hè xanh”, ...

Trong HĐ tình nguyện, phương pháp tổ chức giải quyết vấn đề và HĐ theo nhóm SV thường được sử dụng phổ biến. Nhà giáo dục đặt ra các vấn đề dưới dạng các nhiệm vụ thực tiễn mà SV phải hồn thành trong tiến trình thực hiện kế hoạch HĐ tình nguyện. Nhà giáo dục tổ chức, hướng dẫn SV thực hiện các nhiệm vụ theo nhóm nhằm đạt mục tiêu của tồn thể HĐ tình nguyện. Đặc biệt, trong quá trình tham gia và thực hiện HĐ tình nguyện, SV sẽ gặp nhiều tình huống thực tế nảy sinh cần giải quyết để hoàn thành nhiệm vụ. Nhà giáo dục luôn là người cố vấn đáng tin cậy định hướng, hướng dẫn, tham vấn cho SV cách giải quyết tình huống thực tế, không “cầm tay chỉ việc” và không “thả mặc” SV. Các phương pháp GD khác thường được phối hợp vận dụng trong tổ chức HĐ tình nguyện là

phương pháp trò chơi, phương pháp nêu gương, phương pháp thuyết phục, phương pháp luyện tập, phương pháp kích thích, điều chỉnh…

d. Điều kiện sử dụng

- Đảm bảo các cơ sở pháp lí khi lập kế hoạch HĐ tình nguyện.

- Được sự đồng thuận, cho phép của địa phương nơi SV đến tình nguyện và của cha mẹ SV.

- Phối hợp chặt chẽ, thống nhất của các lực lượng tổ chức và tham gia HĐ tình nguyện để đảm bảo đạt được mục tiêu của HĐTN và an toàn tuyệt đối cho SV.

- Huy động các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ vật chất, phương tiện, kinh phí cho HĐ tình nguyện của SV.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VÀ THAY THẾ THÓI QUEN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TỪ CHẤT LIỆU NHỰA, NI-LÔNG SANG CÁC CHẤT LIỆU THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w