Để đáp ứng yêu cầu về lao động có chất lượng, Doanh nghiệp đã xây dựng một số kế hoạch đào tạo như sau:
- Đào tạo tại chỗ: Tiến hành ngay trong lúc làm việc nhằm giúp công nhân làm việc thành thạo hơn. Công nhân được phân làm việc với những công nhân khác có trình độ tay nghề cao hơn và có kinh nghiệm hơn. Đối với những người lao động mới được tuyển vào, qua thời gian thử việc họ được những người có kinh nghiệm truyền đạt kinh nghiệm làm việc, cách sử dụng máy móc thiết bị và được trang bị những kỹ năng cần thiết trong công việc. Kết thúc thời gian thử việc họ hồn tồn có thể sử dụng máy móc cũng như có đầy đủ những kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc.
-Cử đi đào tạo: Thông qua các lớp tập huấn về nâng cao nghiệp vụ, nâng
cao tay nghề mà việc đào tạo tại chỗ không đáp ứng được, Doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để công nhân viên có thể tham gia. Doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên đội ngũ trẻ, năng động bởi họ là những người có khả năng nhạy bén dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. Doanh nghiệp khuyến khích, động viên công nhân không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, bồi dưỡng kiến thức và lý luận chính trị bằng các hình thức: Tự tìm hiểu học tập hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề do các trường, các trung tâm đào tạo mở. Tham gia học tại chức chuyên ngành thực phẩm, vệ sinh thực phẩm , hóa thực phẩm,… Doanh nghiệp mở các lớp bồi dưỡng, bổ túc nâng cao tay nghề hoặc mời các giảng viên của các trường đào tạo nghề về giảng dạy.
-Kinh phí đào tạo: Các cơng nhân viên được doanh nghiệp cử đi học các
kiện về thời gian, kinh phí học tập do người hoc tự túc. Sau khi hồn thành khố học doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện (trong khả năng có thể) bố trí sắp xếp nhiệm vụ phù hợp với năng lực, ngành nghề, trình độ chun mơn cán bộ, cơng nhân viên đã học.