Tổng giá trị tăng thêm (Gross value added):

Một phần của tài liệu MỘT số NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến lợi NHUẬN của đội tàu cá XA bờ làm NGHỀ lưới kéo đôi tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 49 - 129)

Bằng tổng doanh thu năm trừ đi chi phí vận hành phải trả cho nhà cung cấp bao gồm chi phí cố định (không tính chi phí khấu hao, lãi vay) và chi phí biến đổi (không tính chi phí lao động). Hay nói cách khác, nó là tổng của chi phí lao động, chi phí khấu hao, lãi vay và lợi nhuận ròng (Cao Thị Hồng Nga, 2009).

2.1.7-Tổng dòng tiền luân chuyển (Gross cash flow):

Tổng doanh thu (Gross revenue or Total revenue - TR)

Trừ cho chi phí hoạt động gồm :

CP biến đổi và CP cố định (Variable cost and fixed cost) = Tổng giá trị tăng thêm (gross value added)

Trừ tiếp cho lương nhân công (labor cost) = Tổng dòng tiền (gross cash flow)

Trừ tiếp

Khấu hao (Depreciation)

Lãi vay phải trả (Interest loan payment)

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Calculated interest on owner’s capital) = Lợi nhuận (Profit)

Bằng tổng giá trị tăng thêm trừ đi chi phí lao động, tức là bằng tổng doanh thu một năm trừ đi tất cả chi phí không tính chi phí khấu hao và lãi vay.

2.1.8-Một số chỉ tiêu tài chính dùng cho việc phân tích:theo Ba, (2007) :

-LN/CP: Là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

-DT/CP: Là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí đầu tư, chủ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

-LN/DT: Là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng doanh thu. Tỷ số này cho biết 1 đồng doanh thu, chủ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

2.2-Mô hình đề xuất nghiên cứu và các giả thuyết: 2.2.1. Các mô hình nghiên cứu trước đây:

Theo Felthoven và ctg (2009), đối với hoạt động sản xuất của ngành khai thác thủy sản, có sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào khác nhau có thể làm ảnh hưởng biến động đến khả năng sản xuất (đầu ra) của doanh nghiệp. Ông xây dựng hàm sản xuất của ngành như sau:

Y = f(X, K, S, T). Trong đó, Y là yếu tố đầu ra, X các giá trị biến đổi của đầu vào, K các giá trị vốn cố định đầu vào, S các yếu tố về đặc điểm của tàu (kỹ thuật) và đặc điểm hoạt động sản xuất, T là các yếu tố biến đổi từ bên ngoài như thời tiết, mùa vụ, tiến bộ kỹ thuật, chế độ chính sách…

Lý thuyết sản xuất (kinh tế vi mô) có khái niệm như sau: trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp biến các đầu vào (các yếu tố sản xuất như: nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật… ) thành các đầu ra (hay sản phẩm). Quan hệ giữa đầu vào của quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra được mô tả bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định, tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định (Kinh tế vi mô, TS Lê Bảo Lâm và các cộng sự, NXB Thống kê 2009).

Q = f ( X1, X2, ….Xn ) (2.7)

Trong đó: Q: Số lượng đầu ra; Xi: Số lượng yếu tố sản xuất thứ i.

Để đơn giản hơn ta chia yếu tố sản xuất thành hai loại là vốn (K) và lao động (L). Hàm sản xuất có thể viết dưới dạng Q = f (K, L).

Thông thường, hàm sản xuất được sử dụng để phân tích là hàm sản xuất Cobb- Douglas: Q = A.Kα.Lα (2.8)

Trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế của đội tàu lưới rê tại Nha Trang của Duy (2010), đã dựa vào hàm Cobb-Douglas đưa ra hàm phân tích đã đề cập đến nổ lực đánh bắt của tàu cá:

EFFORTi = A x HPiα1 x GEARiα2 x DAYiα3 (2.9)

Mô hình được viết lại theo dạng:

Ln EFFORTi = α0 + α1 Ln HPi + α2 LnGEARi + α3 Ln DAYi + ur (2.10)

EFFORT: nổ lực đánh bắt của tàu cá thứ i A: hằng số.

HPi: công suất tàu thứ i

GEARi: Số lượng trung bình tấm lưới của tàu i

DAYi: Số ngày hoạt động trong năm của tàu thứ i (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ur: Sai số ngẫu nhiên

α1, α2, α3: các hệ số ước lượng

Trong đề tài “Phân tích một số nhân tố tác động đến doanh thu nghề lưới rê Thu Ngừ tại Nha Trang”, Nguyễn Tuấn và ctg (2007) xây dựng các biến cụ thể đưa vào mô hình kinh tế dựa trên lý thuyết cơ bản về các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động khai thác của đội tàu gồm 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đánh bắt của tàu khai thác.

Nhóm nhân tố về đặc điểm kĩ thuật của tàu

- Đặc điểm về vỏ tàu - Đặc điểm máy tàu

- Đặc điểm trang thiết bị trên tàu - Tuổi tàu

Nhóm nhân tố về đặc điểm ngư cụ

- Các nghề tham gia - Nghề chính

- Nghề phụ

Nhóm nhân tố về quản lí nhà nước

- Các loại thuế

- Các chương trình, dự án

Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

- Đặc điểm về trữ lượng và sinh học - Đặc điểm về ngư trường

- Đặc điểm về thời tiết - Đặc điểm về mùa vụ

Nhóm nhân tố về lao động và quản lí

- Đặc điểm về chủ tàu

- Đặc điểm về thuyền trưởng - Đặc điểm về nhân công

Nhóm nhân tố về thị trường

- Thị trường đầu vào - Thị trường đầu ra

Tuy nhiên, các tác giả này chỉ tập trung nghiên cứu nhóm nhân tố về đặc điểm kỹ thuật của tàu và nhóm nhân tố về đặc điểm ngư cụ tác động đến kết quả hoạt động của nghề lưới rê thu ngừ, cụ thể là nghiên cứu các nhân tố tác động đến doanh thu đội tàu lưới rê thu ngừ, gồm: nhân tố chiều dài, nhân tố về công suất tàu, nhân tố về ngư cụ, nhân tố về tuổi tàu, nhân tố về trang thiết bị. Hai mô hình nghiên cứu được đề xuất

của tác giả như sau:

Mô hình 1:

R = β0 + β1L + β2L2 + β3L3 + β4H + β5H2 + β6H3 + β7G + β8G2 + β9G3 +

β10E + β11E2 + β12E3 + β13A + β14A2 + β15A3 + Є (2.11)

Mô hình 2:

R = β0 + β1L + β2L2 + β3L3 + β4H + β5H2 + β6H3 + β7I + β8I2 + β9I3 + β10E + β11E2 + β12E3 + β13A + β14A2 + β15A3 + Є (2.12)

Trong đó:

R: Doanh thu đội tàu (triệu đồng) L: Chiều dài tàu (m)

H: Công suất máy chính (CV) G: Số lượng ngư cụ (số tấm lưới) E: Đầu tư trang thiết bị (triệu đồng) A: Tuổi của tàu (số năm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I: Đầu tư ngư cụ (triệu đồng)

Khá tương tự, Lê Kim Long (2008) đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tổng doanh thu và thu nhập của tàu xa bờ làm nghề câu cá Ngừ. Mô hình tập trung nghiên cứu tác động của công nghệ và hoạt động của tàu, cụ thể là các biến như sau: Doanh thu (R) và thu nhập (I) là biến phụ thuộc, còn lại các biến độc lập gồm chiều dài tàu (L), số tháng hoạt động trong năm (M) và số lượng trung bình thủy thủ đoàn trên tàu (C).

ln R or ln I = αo + αL ln L + αLL ln L2 + αM ln M + αMM ln M2 + αCln C + αCCln C2 + αTln T + αTTln T2 + αLMln L ln M + αLC ln L ln C + αLT ln L ln T + αMC ln M ln C + αMT ln M ln T + αCT ln C ln T + εR (*) (2.13)

R và I: là doanh thu và thu nhập của tàu trong năm. L: chiều dài tàu.

2 2

C: số lượng thủy thủ đoàn.

T: số lượng cá khai thác được của tàu trong 1 năm.

εR: sai số ngẫu nhiên

Cao Thị Hồng Nga (2009), cũng dựa vào hàm Cobb-Douglas để xây dựng hàm

sản xuất: k = A.Hpα.Lβ đã đưa các yếu tố gồm công suất, chiều dài tàu, số ngày hoạt

động làm các biến độc lập của mô hình để nghiên cứu tác động của chúng đến sản lượng khai thác (h).

Nếu gọi e là kết quả sản phẩm đánh bắt trong các ngày thì e = d.k Từ đó, tác giả đưa ra mô hình ước lượng sản lượng như sau:

h = q.e.X = q.X.d. Hpα.Lβ hàm số được viết theo dạng logaric như sau:

Ln h = Ln (q.X.d. Hpα.Lβ) = Ln qX + α Ln Hp + β Ln L+ γLn d

Ln h = α0 + α Ln Hp + β Ln L+ γLn d (q.X = α0) (2.14)

h: sản lượng khai thác. d: số ngày khai thác. Hp: công suất tàu. L: chiều dài tàu.

Nhưng do tác giả thiếu dữ liệu về sản lượng, nên h được lấy doanh thu để làm cơ

sở phân tích hồi qui.

Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trường (2009), có các nhân tố tác động đến doanh thu (Revenue) của tàu lưới rê tại Đà Nẵng gồm: chi phí biến đổi (dầu, nước đá, sửa chữa thường xuyên và linh tinh khác … nhưng không tính lương người lao động), số lượng thủy thủ đoàn, số lượng tấm lưới sử dụng trên mỗi tàu.

ln(Revenue i ) = β0 + β1ln Oi + β2ln Ci + β3ln Ni + β11(lnOi) 2 + β22(lnC i)2 + β33 (ln Ni )2+ β12 lnOi lnCi + β13 lnOi ln Ni + β23 lnCi ln Ni + vi ui (2.15)

R: doanh thu trên tháng của tàu thứ i.

O: chi phí biến đổi của mỗi tàu trong tháng (dầu, nước đá, sửa chữa nhỏ, chi khác … không tính lương lao động.

C: số lượng thủy thủ đoàn (kể cả thuyền trưởng). N: số lượng lưới tấm trên tàu.

vi − ui: sai số

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh - Trường Đại học Nha Trang và Nguyễn Văn Điền - Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre (2009) đề xuất mô hình ước lượng doanh thu của đội tàu xa bờ của 3 nghề gồm lưới kéo đơn, lưới kéo đôi, lưới vây ánh sáng như sau :

Ln(R)= β0 + β1Ln(L) + β2Ln(H) + β3Ln(I) + β4Ln(E) + β5Ln(C) + β6Ln(S) + β7Ln(T) + β8Ln(A) + Є (2.16)

Trong đó :

R: Doanh thu đội tàu (đồng); L: Chiều dài của tàu (m); H: Công suất máy chính (CV); E: Đầu tư trang thiết bị (đồng); I: Đầu tư ngư cụ (đồng);

C: Kinh nghiệm của thuyền trưởng (năm); S: Kinh nghiệm của máy trưởng (năm); T: Hình thức tổ chức sản xuất;

A: Tuổi tàu (năm); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Є: Sai số ngẫu nhiên của hàm hồi quy tổng thể.

2.2.2. Mô tả các biến số trong mô hình đề xuất và giả thuyết tương ứng:

Dựa vào cơ sở lý thuyết sản xuất và các mô hình nghiên cứu trước đây, kết hợp thực tế có rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của tàu khai thác nói chung và tàu hoạt động lưới kéo đôi xa bờ nói riêng. Nhưng tổng quát nhất là 5 nhóm yếu tố đã được xác định trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn (2007).

Mô hình nghiên cứu của đề tài, sẽ tập trung phân tích và đánh giá doanh thu, lợi nhuận của tàu lưới kéo đôi, như là đại diện cho hiệu quả kinh tế của đội tàu này, được

giả định chịu ảnh hưởng từ các nhân tố chủ yếu đó là: nhóm nhân tố về đặc điểm kĩ thuật của tàu, đặc điểm hoạt động, về điều kiện tự nhiên, về lao động và quản lý doanh nghiệp, về thị trường, về cơ cấu vốn đầu tư và doanh số thu được của tàu, nhằm xác định giải pháp thay đổi để cải thiện hiệu quả sản xuất (được hiểu là lợi nhuận trong đề tài). Từ thực tế tình hình hoạt động sản xuất của đội tàu lưới kéo đôi xa bờ của tỉnh Kiên Giang, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu gồm các nhóm yếu tố:

Đặc điểm kĩ thuật của tàu: công suất (Hp), tổng dung tích (TĐK), tuổi tàu (năm). Đặc điểm hoạt động: số chuyến hoạt động trong năm (chuyến), số ngày trung bình/chuyến (Ngày/chuyến), sản lượng cá các loại (Tấn), sản lượng mực các loại (Tấn).

Về điều kiện tự nhiên: không nghiên cứu

Về lao động và quản lý doanh nghiệp: trình độ chủ tàu, số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng (năm), số lượng thủy thủ đoàn (người).

Về thị trường: giá bán cá và mực bình quân của năm 2010 (Ngàn/kg).

Về vốn đầu tư đầu: tổng vốn đầu tư (triệu đồng), tỷ lệ % vốn vay/vốn chủ sở hữu. Các loại chi phí được tính toán vào lợi nhuận, nên không đưa vào mô hình. Mô hình gồm14 biến độc lập và biến phụ thuộc lợi nhuận, được minh họa theo sơ đồ dưới đây:

Riêng mô hình doanh thu sẽ được sử dụng 12 biến độc lập của mô hình lợi nhuận,

không sử dụng biến sản lượng cá các loại và biến sản lượng mực các loại.

Trình độ chủ tàu

Lợi nhuận

Tỷ lệ vốn sở hữu Tuổi tàu

Năm kinh nghiệm của thuyền trưởng Số người lao động

Công suất tàu

Dung tích Số ngày trong 1 chuyến Giá bán cá bình quân Sản lượng mực các loại Sản lượng cá các loại Vốn đầu tư Số chuyến trong năm Giá bán mực bình quân

STT TÊN BIẾN ĐỘC LẬP KẾ THỪA MỚI TÁC GIẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC BIẾN TƯƠNG ĐỒNG TRONG NGHIÊN CỨU TRƯỚC 01 Trình độ chủ tàu X

02 Tuổi tàu X Duy (2010), Tuấn (2007), Nga (2009), Điền (2008)

03 Số lao động X Long (2008), Trường (2009)

04 Số chuyến trong năm X Long (2008) Số tháng trong năm

05 Vốn đầu tư X Điền (2008), Tuấn (2007), Hải (2006)

06 Công suất tàu X Điền (2008), Duy (2010), Nga (2009)

07 Dung tích X Điền (2008), Long (2008), Nga (2009), Chiều dài tàu

08 Năm kinh nghiệm thuyền trưởng X Điền (2008),

09 Số ngày trong chuyến biển X Duy (2010), Nga (2009) Số ngày trong năm

10 Tỷ lệ vốn sở hữu X Hải (2006) Lãi suất

11 Sản lượng cá các loại X

12 Sản lượng mực các loại X (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 Giá bán cá bình quân X

14 Giá bán mực bình quân X

Hai mô hình đề xuất nghiên cứu của đề tài sẽ xây dựng hàm hồi qui đa biến như sau:

Pr = β0 + β1.Hp+ β2.V + β3.O + β4.T + β5.D + β6.Ed +β7.Ex + β8.Cr + β9.Ca +

β10.Per + β11.Pri 1 + β12.Y1 + β13. Pri 2 + β14.Y2 + εi (2.17)

R = β0 + β1.Hp+ β2.V + β3.O + β4.T + β5.D + β6.Ed + β7.Ex + β8.Cr + β9.Ca +

β10.Per + β11.Pri 1 + β12. Pri 2 + εi (2.18) Biến phụ thuộc (biến được giải thích)

-Net Profits: lợi nhuận ròng năm 2010 -Revenue : doanh thu năm 2010

Biến độc lập (biến giải thích)

-Hourse power: tổng công suất 2 tàu - HP.

-Volume (Tonnage of ship) : Tổng dung tích 2 tàu – V. -Old: tuổi tàu – O.

-Trip: số chuyến hoạt động trong năm – T. -Days: số ngày trung bình/chuyến – D. -Education: trình độ chủ tàu - Ed

-Experience: số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng Ex -Crew: số lượng thủy thủ đoàn - Cr

-Total capital: tổng vốn đầu tư Ca

-Percent: tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu (D/E) - Per. -Price average 1 : giá bán cá bình quân – Pri1

-Sản lượng cá các loại : Y1

-Price average 2 : giá bán mực bình quân – Pri2

-Sản lượng mực các loại : Y2

Đối với tàu lưới kéo đôi hoạt động xa bờ, thì công suất máy phải đủ mạnh, tương ứng với yêu cầu. Tuy nhiên không thể tăng đầu tư quá mức. Nghiên cứu mong đợi có

được kết quả tương quan thuận chiều (+) với biến phụ thuộc. Biến tổng dung tích được mong đợi tương quan thuận chiều (+) với lợi nhuận, nhưng cũng không thể đóng tàu quá lớn sẽ có khả năng giảm lợi nhuận. Cũng tương tự, nghiên cứu mong đợi kết quả tương quan thuận chiều (+) đối với các biến gồm : số chuyến hoạt động trong năm, trình độ chủ tàu, số lượng thủy thủ đoàn, giá bán cá bình quân, giá bán mực bình quân, tổng vốn đầu tư, tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu. Biến số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng, biến số ngày trung bình/chuyến kỳ vọng quan hệ nghịch (-) với doanh thu và lợi nhuận, vì đây là đặc thù riêng của nghề kéo đôi ở Kiên Giang sẽ được bàn luận chi tiết hơn. Biến sản lượng cá các loại và biến sản lượng mực các loại, do tỷ lệ sản phẩm giá trị thấp chiếm đa số, nên kỳ vọng tương quan nghịch chiều (-) với doanh thu và lợi nhuận. Biến tuổi tàu nghiên cứu được mong đợi sẽ có tương quan nghịch chiều (-) với lợi nhuận, vì tàu càng cũ sẽ làm giảm lợi nhuận.

Kỳ vọng dấu

β1 + Khi trình độ chủ tàu tăng lên, sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận

β2 + Khi công suất tăng lên trên mỗi đơn vị tàu, sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng lên.

β3 - Khi tuổi tàu tăng lên, năng lực khai thác giảm, sẽ làm giảm doanh thu, đồng thời do chi phí sửa chữa tăng, làm giảm lợi nhuận.

β4 + Khi dung tích tàu tăng lên, sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng lên

β5 + Khi số lượng thủy thủ đoàn tăng, sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận

β6 - Khi số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng tăng, thì doanh thu và lợi nhuận giảm xuống.

β7 + Khi số chuyến hoạt động trong năm tăng lên, làm tăng doanh thu và lợi nhuận.

β8 - Khi số ngày trung bình/chuyến tăng lên, thì doanh thu và lợi nhuận giảm

β9 + Khi tổng vốn đầu tư tăng lên, doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu MỘT số NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến lợi NHUẬN của đội tàu cá XA bờ làm NGHỀ lưới kéo đôi tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 49 - 129)