Sơ lược kỹ thuật khai thá c:

Một phần của tài liệu MỘT số NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến lợi NHUẬN của đội tàu cá XA bờ làm NGHỀ lưới kéo đôi tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 37 - 49)

Mỗi loại lưới kéo như lưới kéo đôi, lưới kéo đơn…có kỹ thuật khai thác khác nhau, phù hợp với trang bị, cấu tạo của từng loại lưới. Quy trình tổng quát chung về kỹ thuật khai thác nghề lưới kéo như sau :

Chuẩn bị  Thả lưới  Dắt lưới  Thu lưới  Lấy cá và xử lý sản phẩm 

Chuẩn bị mẻ sau.

Công tác chuẩn bị là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất của chuyến biển. Thuyền trưởng lập kế hoạch hoạt động của chuyến biển như vị trí đánh bắt, thời gian hoạt động và lập kế hoạch hành trình. Trước khi đi biển, tàu phải lấy toàn bộ nhiên liệu, nước đá, muối. Ngư cụ và các loại vật tư khác cũng phải được chuẩn bị đầy đủ đảm bảo cho hoạt động khai thác trong cả chuyến biển.

-Điều động tàu trên ngư trường :

Thuyền trưởng lập kế hoạch hành trình và điều động tàu từ cảng đến ngư trường, phân ca trực lái tàu đảm bảo an toàn và đúng kế hoạch hành trình. Trong lúc tàu hành trình đến ngư trường, thuyền phó hoặc thủy thủ trưởng kiểm tra lưới, trang bị phụ tùng sẵn sàng cho việc thả lưới khi tàu đến ngư trường.

Thả lưới :

Hình 1.6. Sơ đồ thả lưới của tàu lưới kéo đôi

-Dắt lưới :

Thời gian dắt lưới từ 3-5 giờ, tùy theo ngư trường và đối tượng đánh bắt.

-Thu lưới:

Hai tàu thông tin cho nhau, thống nhất thời điểm thu lưới. Sơ đồ thu lưới như hình sau :

Hình 1.7. Sơ đồ thả lưới của tàu lưới kéo đôi

-Lấy cá và bảo quản sản phẩm :

Sau khi túi lưới đã được thu lên tàu, mở dây thắt túi để lấy sản phẩm khai thác ra khỏi túi lưới. toàn bộ thủy thủ tàu tập trung, phân loại sản phẩm theo từng loại, từng kích cỡ, rữa sạch bằng nước biển và đưa vào hầm bảo quản. Sản phẩm khai thác có thể được bảo quản bằng nước đá lạnh hoặc muối mặn hay phơi khô tùy theo chất lượng và loại sản phẩm. Đối với phương pháp bảo quản bằng nước đá lạnh, sản phẩm được đựng trong các khay nhựa (hoặc túi PE) từ 10-12kg/khay (hoặc 5-10kg/túi) để gảm sự dập nát, hư hỏng sản phẩm khai thác.

-Chuẩn bị mẻ sau:

Toàn bộ sản phẩm khai thác được đưa vào hầm bảo quản, mặt boong thao tác được rửa sạch, dây giềng trống và lưới được sắp xếp theo đúng vị trí. Đối với phương pháp chỉ thu túi lưới lấy cá, việc thả lưới được thực hiện ngay sau khi lấy hết sản phẩm từ túi lưới.

(Nguồn : Bách khoa thủy sản - Hội Nghề cá Việt Nam, 2007)

Trong ngành khai thác thủy sản, 2 phương tiện làm nghề lưới kéo đôi được cho là một đơn vị khai thác, tức là công suất là phải tính tổng 2 tàu, dung tích tàu cũng tương tự. hai tàu được phân biệt theo chức năng của nó, mà trong từ ngữ của ngư dân thường gọi 2 là tàu cái và tàu đực. Qui trình và thao tác hoạt động của nghề kéo đôi chủ yếu do tàu cái đảm nhận, còn tàu đực chủ yếu thực hiện công năng kéo lưới là chính. Nhưng do 2 tàu được thiết kế tương đương nhau về năng lực, do đó đôi lúc 2 tàu có thể thay đổi nhiệm vụ cho nhau. Vì phạm vi và khả năng khai thác xa bờ, cần phải có sự hỗ trợ nhau và đồng thời có thể cần phải có thời gian chuyển sản phẩm vào bờ, nên nghề này đòi hỏi phải có nhiều khoang hầm dùng bảo quản sản phẩm trước khi chuyển sang tàu tải về cảng.

1.2.6-Khái niệm về tàu đánh bắt xa bờ :

Trước đây, có nhiều khái niệm khác nhau về tàu xa bờ, và hiện nay mọi người vẫn thường sử dụng khái niệm về công suất máy trên 90 mã lực, được coi là tàu có khả năng đánh bắt xa bờ. Ngoài việc thực hiện đăng ký, đăng kiểm như những phương tiện khác, thì tàu xa bờ phải đăng ký riêng và được cấp giấy phép khai thác xa bờ. Các tàu này được nhiều ưu đãi như thuế, lãi suất vay, vốn vay …theo quyết định số 358/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ưu đãi đối với hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ. Khu vực hoạt động của nhóm tàu này là các vùng biển xa bờ được xem xét theo độ sâu - từ 50 m trở lên đối với vùng biển miền Bắc và miền Nam và 30 m trở lên đối vời vùng biển miền Trung và ngược lại các vùng biển Việt Nam có độ sâu thấp hơn được coi là vùng gần bờ.

Nhưng hiện nay các qui định đã được thay thế bằng các văn bản khác về chính sách khuyến khích đầu tư tàu đánh bắt xa bờ.

1.2.7-Tuyến và vùng nước xa bờ (vùng khơi) :

Phân tuyến để chia vùng biển Việt Nam thành các vùng khai thác thủy sản nhằm mục tiêu phân bố hợp lý năng lực khai thác thủy sản trên các vùng biển, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác thủy sản

Theo nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/03/2010 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các tuyến và vùng biển như sau :

1.2.7.1.Tuyến :

-Tuyến bờ là các đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm: từ điểm 01 đến điểm 18. Tọa độ các điểm từ điểm 01 đến điểm 18 được (được xác định bởi kinh độ và vĩ độ quy định cụ thể trong phụ lục và bản đồ dưới đây).

-Tuyến lộng là các đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm: từ điểm 01’ đến điểm 18’. Tọa độ các điểm từ điểm 01’ đến điểm 18’ (được xác định bởi kinh độ và vĩ độ quy định cụ thể trong phụ lục và bản đồ dưới đây).

1.2.7.2.Qui định vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản theo thứ tự :

-Vùng biển ven bờ : được giới hạn bởi mép nước biển tại bờ biển và tuyến bờ; -Vùng lộng : là vùng biển được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;

-Vùng khơi : là vùng biển được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.

1.2.7.3.Về qui định quản lý hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển VN :

Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại các vùng khai thác thủy sản, tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng.

Như đề cập trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tàu làm nghề lưới kéo đôi, có công suất từ 360 cv và tổng dung tích là 60 TĐK trở lên, thường xuyên hoạt động tại những vùng nước tiếp giáp với Indonesia hay một số nước trong khu vực. Như vậy, các đối tượng này phù hợp với qui định của nhà nước về các điều kiện tàu có khả năng hoạt động xa bờ.

Hình 1.6. BẢN ĐỒ PHÂN TUYẾN – VÙNG KHAI THÁC KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH 33/2010/NĐ-CP NGÀY 31/3/2010

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1-Cơ sở lý thuyết

2.1.1-Hiệu quả kinh tế (economic efficiency):

Có nhiều định nghĩa về hiệu quả kinh tế (Cao Thị Hồng Nga, 2009). Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. Có một khái niệm khác: hiệu quả kinh tế là việc sử dụng các nguồn lực để tối đa hóa sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Một hệ thống kinh tế được cho là hiệu quả hơn (trong điều kiện tương đối) nếu nó có thể cung cấp thêm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội mà không cần sử dụng nhiều tài nguyên hơn (http://en.wikipedia.org/wiki/Economic_efficiency). Trong điều kiện tuyệt đối, một tình huống có thể được gọi là hiệu quả kinh tế nếu:

-Không ai có thể thực hiện được tốt hơn mà không làm cho người khác nghèo đi. -Không thể gia tăng số lượng (đầu ra) mà không cần tăng các số lượng đầu vào. - Sản xuất phải gắn liền với chi phí trên mỗi đơn vị thấp nhất có thể

Trong kinh tế vi mô, hiệu quả kinh tế được khái niệm là không lãng phí, nhưng nó quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng năng lực sản xuất hiện có. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả khi nó không thể sản xuất một mặt hàng với số lượng nhiều hơn, mà không sản xuất một mặt hàng khác với số lượng ít hơn, khi nó nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Mức sản xuất có hiệu quả nằm trên đường năng lực sản xuất, nhưng điểm có hiệu quả nhất là điểm cho phép vừa sản xuất tối đa các loại hàng hóa theo nhu cầu thị trường và sử dụng đầy đủ năng lực sản xuất. Dưới đường năng lực sản xuất là không có hiệu quả vì sử dụng không đầy đủ năng lực sản xuất. Ngoài đường năng lực sản xuất là không khả thi (Kinh tế học vi mô, NXB Giáo Dục 2008 ).

Hình 2. Đồi thị biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất

SP Y (số lượng) SP X (số lượng) A 10 17 22 25 B C D E 9 17 24 30

Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

Như vậy, ta có thể nhấn mạnh mấy vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế theo quan điểm kinh tế học vi mô:

- Tất cả những quyết định sản xuất cái gì trên đường giới hạn năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng hết nguồn lực.

- Số lượng hàng hóa đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn càng có hiệu quả cao.

- Sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa theo nhu cầu thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Sự đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất cho ta khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và tích lũy lớn. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Theo tác giả Trương Hòa Bình và Võ Thị Tuyết, khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Cần Thơ, trong giáo trình Lý thuyết Quản trị Doanh nghiệp (2005), khái niệm hiệu quả kinh tế như sau:

Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:

H = K/C (2.1)

Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết

quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được

kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc

độ biến động khác nhau của chúng. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.

Tuy nhiên, cần phân biệt giữa hai khái niệm hiệu quảkết quả của hoạt động

sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như: sản lượng sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, thị phần, ... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, ... (Trương Hòa Bình và Võ Thị Tuyết, 2005).

Đối với ngành đánh cá là rất khó khi đưa ra công thức đo lường hiệu quả một cách chính xác. Bởi vi phải căn cứ các đặc điểm cơ bản sinh học và kinh tế của ngành thủy sản. (Padilla at al., 1995). Trong nghiên cứu của Phan Thị Dung (2007) có đưa ra các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả như sau:

- Chỉ tiêu kết quả gồm các yếu tố đầu ra: Doanh thu, Giá trị gia tăng, Dòng tiền (Lợi nhuận trước khấu hao và lãi vay), Lợi nhuận ròng.

- Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh là các tỷ số:

Doanh thu khai thác / Vốn đầu tư (DT/VĐT).

Giá trị gia tăng / Vốn đầu tư (GTGT/VĐT).

Doanh thu / Lao động (DT/LĐ).

Giá trị gia tăng / Lao động (DT/LĐ).

Giá trị gia tăng / Doanh thu (GTGT/DT).

Giá trị gia tăng / Chi phí hoạt động (GTGT/CPHĐ).

Dòng tiền / Chi phí hoạt động (GF/CPHĐ).

Dòng tiền / Doanh thu (GF/DT).

Thu nhập bình quân lao động (TNBQ).

2.1.2-Tổng doanh thu (Gross revenue) TR:

Là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm (Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ tôm Sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long của Đàm Thị Phong Ba, 2007).

Trong lý thuyết kinh tế vi mô: Tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền nhận được, khi tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định (Kinh tế vi mô, TS Lê Bảo Lâm và các cộng sự, NXB Thống kê 2009)

TR = ∑ Pi x Qi (2.2)

- Pi: giá của sản phẩm thứ i.

- Qi: số lượng (sản lượng) sản phẩm thứ i

Liên quan đến ngành khai thác thủy sản, tác giả Lê Kim Long (2008) cho rằng doanh thu tàu đánh cá của năm được tính bằng cách lấy trung bình doanh thu các chuyến biển cho cả 2 mùa vụ chính và phụ. Tương tự, trong nghiên cứu của mình, Phan Thị Thanh Thủy (2007) đưa ra: tổng doanh thu năm của một tàu là doanh thu trung bình một chuyến nhân với số chuyến biển bình quân trong một năm (tính cho cả vụ chính và vụ phụ). Đề tài sẽ kế thừa sử dụng phương pháp tính doanh thu này để lập bộ dữ liệu của nghiên cứu.

2.1.3-Chi phí sản xuất (cost):

2.1.3.1.Các khái niệm:

-Là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành hoặc kết quả kinh doanh nhất định (Đàm Thị Phong Ba, 2007). Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận (Đàm Thị Phong Ba, 2007). Theo các tài liệu về Kinh tế vi mô (Kinh tế vi mô, TS Lê Bảo Lâm và các cộng sự, NXB Thống kê 2009), chi phí sản xuất phải bao gồm 2 bộ phận là chi phí kế toán và chi phí cơ hội.

+Chi phí kế toán (accounting cost): là chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để mua các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm các chi phí mua máy móc thiết bị, nguyên, nhiên liệu, tiền công, lãi vay, thuế … được ghi chép trong sổ sách kế toán.

+Chi phí cơ hội (opportuniy cost): là phần giá trị lớn nhất của thu nhập hay lợi

Một phần của tài liệu MỘT số NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến lợi NHUẬN của đội tàu cá XA bờ làm NGHỀ lưới kéo đôi tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)