Mô tả các biến số trong mô hình đề xuất và giả thuyết tương ứng:

Một phần của tài liệu MỘT số NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến lợi NHUẬN của đội tàu cá XA bờ làm NGHỀ lưới kéo đôi tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 55 - 113)

Dựa vào cơ sở lý thuyết sản xuất và các mô hình nghiên cứu trước đây, kết hợp thực tế có rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của tàu khai thác nói chung và tàu hoạt động lưới kéo đôi xa bờ nói riêng. Nhưng tổng quát nhất là 5 nhóm yếu tố đã được xác định trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn (2007).

Mô hình nghiên cứu của đề tài, sẽ tập trung phân tích và đánh giá doanh thu, lợi nhuận của tàu lưới kéo đôi, như là đại diện cho hiệu quả kinh tế của đội tàu này, được

giả định chịu ảnh hưởng từ các nhân tố chủ yếu đó là: nhóm nhân tố về đặc điểm kĩ thuật của tàu, đặc điểm hoạt động, về điều kiện tự nhiên, về lao động và quản lý doanh nghiệp, về thị trường, về cơ cấu vốn đầu tư và doanh số thu được của tàu, nhằm xác định giải pháp thay đổi để cải thiện hiệu quả sản xuất (được hiểu là lợi nhuận trong đề tài). Từ thực tế tình hình hoạt động sản xuất của đội tàu lưới kéo đôi xa bờ của tỉnh Kiên Giang, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu gồm các nhóm yếu tố:

Đặc điểm kĩ thuật của tàu: công suất (Hp), tổng dung tích (TĐK), tuổi tàu (năm). Đặc điểm hoạt động: số chuyến hoạt động trong năm (chuyến), số ngày trung bình/chuyến (Ngày/chuyến), sản lượng cá các loại (Tấn), sản lượng mực các loại (Tấn).

Về điều kiện tự nhiên: không nghiên cứu

Về lao động và quản lý doanh nghiệp: trình độ chủ tàu, số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng (năm), số lượng thủy thủ đoàn (người).

Về thị trường: giá bán cá và mực bình quân của năm 2010 (Ngàn/kg).

Về vốn đầu tư đầu: tổng vốn đầu tư (triệu đồng), tỷ lệ % vốn vay/vốn chủ sở hữu. Các loại chi phí được tính toán vào lợi nhuận, nên không đưa vào mô hình. Mô hình gồm14 biến độc lập và biến phụ thuộc lợi nhuận, được minh họa theo sơ đồ dưới đây:

Riêng mô hình doanh thu sẽ được sử dụng 12 biến độc lập của mô hình lợi nhuận,

không sử dụng biến sản lượng cá các loại và biến sản lượng mực các loại.

Trình độ chủ tàu

Lợi nhuận

Tỷ lệ vốn sở hữu Tuổi tàu

Năm kinh nghiệm của thuyền trưởng Số người lao động

Công suất tàu

Dung tích Số ngày trong 1 chuyến Giá bán cá bình quân Sản lượng mực các loại Sản lượng cá các loại Vốn đầu tư Số chuyến trong năm Giá bán mực bình quân

STT TÊN BIẾN ĐỘC LẬP KẾ THỪA MỚI TÁC GIẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC BIẾN TƯƠNG ĐỒNG TRONG NGHIÊN CỨU TRƯỚC 01 Trình độ chủ tàu X

02 Tuổi tàu X Duy (2010), Tuấn (2007), Nga (2009), Điền (2008)

03 Số lao động X Long (2008), Trường (2009)

04 Số chuyến trong năm X Long (2008) Số tháng trong năm

05 Vốn đầu tư X Điền (2008), Tuấn (2007), Hải (2006)

06 Công suất tàu X Điền (2008), Duy (2010), Nga (2009)

07 Dung tích X Điền (2008), Long (2008), Nga (2009), Chiều dài tàu

08 Năm kinh nghiệm thuyền trưởng X Điền (2008),

09 Số ngày trong chuyến biển X Duy (2010), Nga (2009) Số ngày trong năm

10 Tỷ lệ vốn sở hữu X Hải (2006) Lãi suất

11 Sản lượng cá các loại X

12 Sản lượng mực các loại X

13 Giá bán cá bình quân X

14 Giá bán mực bình quân X

Hai mô hình đề xuất nghiên cứu của đề tài sẽ xây dựng hàm hồi qui đa biến như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pr = β0 + β1.Hp+ β2.V + β3.O + β4.T + β5.D + β6.Ed +β7.Ex + β8.Cr + β9.Ca +

β10.Per + β11.Pri 1 + β12.Y1 + β13. Pri 2 + β14.Y2 + εi (2.17)

R = β0 + β1.Hp+ β2.V + β3.O + β4.T + β5.D + β6.Ed + β7.Ex + β8.Cr + β9.Ca +

β10.Per + β11.Pri 1 + β12. Pri 2 + εi (2.18) Biến phụ thuộc (biến được giải thích)

-Net Profits: lợi nhuận ròng năm 2010 -Revenue : doanh thu năm 2010

Biến độc lập (biến giải thích)

-Hourse power: tổng công suất 2 tàu - HP.

-Volume (Tonnage of ship) : Tổng dung tích 2 tàu – V. -Old: tuổi tàu – O.

-Trip: số chuyến hoạt động trong năm – T. -Days: số ngày trung bình/chuyến – D. -Education: trình độ chủ tàu - Ed

-Experience: số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng Ex -Crew: số lượng thủy thủ đoàn - Cr

-Total capital: tổng vốn đầu tư Ca

-Percent: tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu (D/E) - Per. -Price average 1 : giá bán cá bình quân – Pri1

-Sản lượng cá các loại : Y1

-Price average 2 : giá bán mực bình quân – Pri2

-Sản lượng mực các loại : Y2

Đối với tàu lưới kéo đôi hoạt động xa bờ, thì công suất máy phải đủ mạnh, tương ứng với yêu cầu. Tuy nhiên không thể tăng đầu tư quá mức. Nghiên cứu mong đợi có

được kết quả tương quan thuận chiều (+) với biến phụ thuộc. Biến tổng dung tích được mong đợi tương quan thuận chiều (+) với lợi nhuận, nhưng cũng không thể đóng tàu quá lớn sẽ có khả năng giảm lợi nhuận. Cũng tương tự, nghiên cứu mong đợi kết quả tương quan thuận chiều (+) đối với các biến gồm : số chuyến hoạt động trong năm, trình độ chủ tàu, số lượng thủy thủ đoàn, giá bán cá bình quân, giá bán mực bình quân, tổng vốn đầu tư, tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu. Biến số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng, biến số ngày trung bình/chuyến kỳ vọng quan hệ nghịch (-) với doanh thu và lợi nhuận, vì đây là đặc thù riêng của nghề kéo đôi ở Kiên Giang sẽ được bàn luận chi tiết hơn. Biến sản lượng cá các loại và biến sản lượng mực các loại, do tỷ lệ sản phẩm giá trị thấp chiếm đa số, nên kỳ vọng tương quan nghịch chiều (-) với doanh thu và lợi nhuận. Biến tuổi tàu nghiên cứu được mong đợi sẽ có tương quan nghịch chiều (-) với lợi nhuận, vì tàu càng cũ sẽ làm giảm lợi nhuận.

Kỳ vọng dấu

β1 + Khi trình độ chủ tàu tăng lên, sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận

β2 + Khi công suất tăng lên trên mỗi đơn vị tàu, sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng lên.

β3 - Khi tuổi tàu tăng lên, năng lực khai thác giảm, sẽ làm giảm doanh thu, đồng thời do chi phí sửa chữa tăng, làm giảm lợi nhuận.

β4 + Khi dung tích tàu tăng lên, sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng lên

β5 + Khi số lượng thủy thủ đoàn tăng, sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận

β6 - Khi số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng tăng, thì doanh thu và lợi nhuận giảm xuống.

β7 + Khi số chuyến hoạt động trong năm tăng lên, làm tăng doanh thu và lợi nhuận.

β8 - Khi số ngày trung bình/chuyến tăng lên, thì doanh thu và lợi nhuận giảm

β9 + Khi tổng vốn đầu tư tăng lên, doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng

β10 + Khi tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu tăng lên, sẽ làm tăng lợi nhuận

β11 - Khi sản lượng cá các loại tăng lên, sẽ làm giảm lợi nhuận

β12 + Khi giá bán cá bình quân tăng lên, thì doanh thu và lợi nhuận tăng lên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

β13 + Khi giá bán mực bình quân tăng lên, thì doanh thu và lợi nhuận tăng lên

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1-Đối tượng nghiên cứu :

Như được xác định nhiệm vụ ban đầu của đề tài sẽ khảo sát các doanh nghiệp khai thác hải sản, có tàu khai thác xa bờ nghề lưới kéo đôi, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Phương tiện phải có công suất từ 360 cv và dung tích từ 60 TĐK trở lên, mới có đủ điều kiện thường xuyên hoạt động ở vùng nước xa bờ. Kết quả hoạt động sản xuất năm 2010 của các doanh nghiệp sẽ được điều tra khảo sát và làm cơ sở dữ liệu để nghiên cứu.

3.2-Xây dựng bản câu hỏi điều tra ( phiếu khảo sát ) :

Trên cơ sở yêu cầu xác định dữ liệu cần thu thập xuất phát từ vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cụ thể là dựa vào mô hình nghiên cứu để xây dựng bản câu hỏi. Các câu hỏi sẽ được sử dụng những câu đơn giản, từ ngữ thông thường dễ hiểu. Bản câu hỏi sẽ được xây dựng 12 mục chính, gồm :

Mục I-Thông tin chung : Thu thập các thông tin về người trả lời (đáp), thời gian, niên độ của dữ liệu cần lấy,..

Mục II-Thông tin về chủ tàu và tàu : Những dữ liệu về chủ tàu, cùng với những thông số cơ bản của tàu.

Mục III-Thông tin về lao động : Những thông tin về đào tạo, trình độ học vấn, thu nhập bình quân, số lượng thủy thủ đoàn,…

Mục IV-Thông tin về mùa vụ, thời gian hoạt động, thời tiết và ngư trường : Đây là những thông tin hỗ trợ cho đề tài xác định được đối tượng nghiên cứu phải thường xuyên hoạt động xa bờ.

Mục V-Thông tin về sản lượng, doanh thu và phương pháp chia tiền lương cho lao động : Từ phần này trở về sau là những thông tin, hay số liệu rất quan trọng của đề tài, trong mục này các số liệu được chia ra theo 2 vụ chính và phụ, tuy nghiên cứu này không đề cặp đến yếu tố mùa vụ, nhưng nếu biết được thông tin này thì sẽ làm cho bộ dữ liệu càng chi tiết hơn, giúp cho việc phân tích sau này được cụ thể hơn. Ngược lại, người được phỏng vấn không thể tách ra 2 vụ, mà cung cấp số liệu tổng của năm thì cũng được chấp nhận. Về giá trị lợi nhuận sẽ được tính toán theo cơ sở lý thuyết, còn

khấu hao sẽ được tính theo các phương pháp qui định hiện hành của nhà nước. Đề tài sẽ thống nhất chọn 1 phương pháp tính khấu hao cho tất cả các quan sát (mẫu).

Mục VI-Chi phí biến đổi trung bình / chuyến : các yêu cầu về số liệu của phần này khá rõ ràng, dễ dàng cung cấp, phù hợp với lý thuyết đề ra. Bao gồm : nhiên liệu (dầu, nhớt), nước đá, lương thực thực phẩm, vật tư,.. phục vụ cho sản xuất.

Mục VII-Vốn đầu tư ban đầu : tương tự, vốn đầu tư ban đầu cũng được xác định rất cụ thể trong bản câu hỏi.

Mục VIII-Sửa chữa duy tu hàng năm (thường mỗi năm 1 lần). Mục IX-Sửa chữa lớn, nâng cấp (thường là 2 năm 1 lần). Mục X-Phí, lệ phí bảo hiểm và đăng kiểm.

Mục XI-Vốn vay.

Mục XII-Nhận xét của người được phỏng vấn : đây là những câu hỏi mở cho ý kiến hoặc những là câu hỏi khảo sát mang tính hành vi của người chủ tàu.

Các thông tin từ mục VI đến XII, là khá đơn giản. Người phỏng vấn và người trả lời sẽ dễ dàng trao đổi, cung cấp các số liệu hay thông tin cần thiết. Sau khi thiết kế xong bản câu hỏi, đề tài sẽ làm cuộc thử nghiệm nghiên cứu, trước khi có cuộc khảo sát chính thức ngoài thực tế.

3.3-Mô tả đo lường các biến số trong mô hình : 3.3.1.Biến phụ thuộc (biến được giải thích) :

- Doanh thu (Revenue) năm 2010 : được tính theo công thức: R = ∑ Pi x Qi.

Trong đó, Pi:: giá trung bình năm 2010 của loại sản phẩm thứ i; Qi: số lượng loại sản phẩm thứ i

- Lợi nhuận ròng (Net Profits) năm 2010 : Tổng doanh thu trừ cho chi phí biến đổi (kể cả lương người lao động) và chi phí cố định, sau đó được trừ cho (khấu hao + lãi vay phải trả + chi phí sử dụng vốn chủ sơ hữu).

3.3.2.Biến độc lập (biến giải thích) :

- Tổng công suất (Hourse power) – HP : Do nghề lưới kéo đôi trong ngành khai thác thủy sản, được qui định gồm 2 tàu hình thành 1 đơn vị khai thác. Tất cả thông số

cơ bản, dữ liệu đều phải được tính toán chung. Vì vậy, biến công suất trong mô hình được tính trên cơ sở công suất trung bình của 2 tàu (ghi theo sổ đăng kiểm tàu cá).

- Dung tích trung bình 2 tàu –V (Volume) (Tonnage of ship) : Tương tự như công suất, biến tổng dung tích tàu cũng được tính chung cho cả 2 tàu. Số liệu này sẽ được khảo sát trong sổ đăng kiểm tàu cá của từng tàu và được lấy giá trị trung bình.

- Tuổi tàu – O (Old) : Biến này là rất khó xác định, vì có khả năng 2 tàu sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, nghề lưới kéo đôi xa bờ ở Kiên Giang ít có trường hợp này, vì thường khi đóng mới, chủ doanh nghiệp đầu tư cùng lúc 2 tàu nhằm tạo ra sự đồng đều trong các thông số kỹ thuật, cũng như an toàn trên biển khi tàu hoạt động tầm xa, cụ thể như 2 tàu có thể thay thế công năng với nhau. Nhưng nếu 2 tàu có thời gian sử dụng khác nhau, thì biến này được khảo sát bằng cách lấy giá trị trung bình và số liệu cũng phải được ghi theo sổ đăng kiểm tàu cá.

- Số chuyến hoạt động trong năm –Trip (T) : thông thường các tàu kéo đôi xa bờ của Kiên Giang hoạt động từ 7 - 10 chuyến trong năm, không phân biệt vụ chính hay vụ phụ, tùy theo số ngày trong chuyến. Vì vậy biến này có khả năng bị tác động do biến số ngày trung bình trong 1 chuyến.

- Số ngày trung bình/chuyến –Days (D) : Tùy theo các tổ chức sản xuất, có thể mỗi chuyến biển dao động từ 30 – 45 ngày (kể cả những ngày di chuyển ra vào nơi đậu và ngư trường khai thác). Nếu doanh nghiệp có nhiều tàu thì sẽ tổ chức cho các cặp tàu luân phiên tải sản phẩm về cảng và ngược lại chuyển lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, nước đá, trang thiết bị và vật tư phục vụ hoạt động.

- Sản lượng năm – Yield (Y) : Sản lượng của nghề này thường tính chung cả năm. Vì khả năng hoạt động quanh năm, của các tàu không có sự khác biệt rõ nét về sản phẩm qua các mùa vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình độ chủ tàu - Education (Ed) : Phần lớn các doanh nghiệp đều quản lý theo kinh nghiệm, rất ít người được đào tạo quản lý doanh nghiệp. Nên biến này sẽ thu thập theo trình độ học vấn, phân theo cấp học.

- Số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng Experience (Ex).

- Số lượng thủy thủ đoàn – Crew (C) : Là tổng số thủy thủ đoàn của 2 tàu, kể cả 2 thuyền trưởng của 2 tàu.

- Giá bán trung bình của năm 2010 - Price average (P) : Giá trị này sẽ được tính toán khi bản câu hỏi đã thu thập giá bán trung bình của từng loại sản phẩm. Tức là, giá bán sẽ được tính trung bình cộng của các mốc thời điểm có giá đột biết. Ví dụ : cá loại (1-3) trong năm 2010 có 3 mức giá khác nhau, tại các thời điểm khác nhau, thì chúng ta sẽ tính giá trung bình của 3 mức giá này, để đưa vào khảo sát.

- Tổng vốn đầu tư - Total capital (Ca) : Bao gồm vốn đầu tư mua hay đóng vỏ tàu, mày tàu, trang thiết bị, ngư cụ …

- Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu - Percent Per (D/E).

3.4-Mô tả phương pháp lấy mẫu: (đại diện, kích cỡ, tổng thể, đơn vi điều tra)

Có nhiều phương pháp lấy mẫu như khảo sát qua điện thoại, thư hỏi, quan sát trực tiếp, qua thư điện tử,.. nhưng với đề tài này, sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân qua bản câu hỏi được soạn sẵn.

Theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu, tổng thể được xác định là 487 cặp tàu có công suất 360cv và dung tích là 60 TĐK trở lên làm nghề lưới kéo đôi, phân bố trên 11/15 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Trong đó có 4 đơn vị gồm : Rạch Giá, Hòn Đất, Châu Thành và Kiên Hải là có số lượng đối tượng nghiên cứu tập trung nhiều. Do tổng thể này bao gồm các đơn vị sản xuất (1 cặp tàu) có những đặc điểm gần giống nhau, liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu, tức là tổng thể đồng nhất và số lượng tương đối ít. Vì vậy, nghiên cứu sẽ chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, đơn giản. Dựa vào danh sách đăng ký tàu cá do Chi cục Khai thác và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Kiên Giang cung cấp. Khảo sát sẽ tập trung vào 2 đơn vị là thành phố Rạch Giá (có số lượng nhiều nhất) và huyện Kiên Hải. Tuy qui mô tổng thể nghiên cứu là đồng nhất, nhưng để mang tính đại diện thì thành phố Rạch Giá sẽ đại diện cho địa phương có vị trí ở đất liền và là khu vực đô thị, còn huyện Kiên Hải là huyện đảo và khu vực nông thôn. Ngoài ra, có thể thu mẫu thêm tại 2 huyện Hòn Đất

Một phần của tài liệu MỘT số NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến lợi NHUẬN của đội tàu cá XA bờ làm NGHỀ lưới kéo đôi tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 55 - 113)