0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Những cơ sở pháp lý về luật hàng hả

Một phần của tài liệu CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ MIỄN TRÁCH CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TỔN THẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM 2005 (Trang 31 -33 )

A, Phạm vi điều chỉnh của luật hàng hải – Điều 1.

Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải,vận tải biển,an ninh hàng hải, phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế văn hóa, xã hội, thể thao, cơng vụ và nghiên cứu khoa học.Đối với tàu quân sự, tàu cá, phương tiện nội thủy nội địa, thủy phi cơ, cảng quân sự, cảng cá, bến nội thủy chỉ áp dụng trong trường hợp có quy định cụ thể của bộ luật này.

Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của bộ luật hàng hải Việt Nam với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải thì áp dụng quy định của bộ luật này.

B, Nguyên tắc giải quyết tranh chấp. * Khái niệm:

Tranh chấp hàng hải là các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.

1. Các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, thỏa thuận hoặc khởi kiện tại trọng tài hoặc tịa án có thẩm quyền.

2. Tranh chấp hàng hải được tòa án, trọng tài giải quyết theo thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định.

* Giải quyết tranh chấp hàng hải có ít nhất một bên là tổ chức cá nhân nước ngoài – Điều 260.

1. Trường hợp có ít nhất một bên là tổ chức cá nhân nước ngồi thì các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giả quyết tại trọng tài hoặc tịa án nước ngồi.

2. Trường hợp các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải đều là tổ chức, cá nhân nước ngồi và có thỏa thuận bằng văn bản giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Việt Nam thì Trọng tài Việt Nam có quyền giải quyết đói với những tranh chấp hàng hải đó, ngay cả khi nơi xảy ra tranh chấp nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.

3. Tranh chấp hàng hải quy định tại khoản 2 điều này cũng có thể được giải quyết tại tịa án Việt Nam nếu căn cứ, xác lập, thay đổi, chấm đứt quan hệ giữa các bên liên quan đến trranh chấp hàng hải theo Pháp luật Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở Việt Nam.

C, Nguyên tắc áp dụng pháp luật – Điều 3.

1. Trong những trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản đắm chìm ở biển cả, các vụ kiện xảy ra trên tàu biển khi đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.

2. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.

3. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền cơng cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.

4. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va,cứ hộ xảy ra ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gai đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ MIỄN TRÁCH CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TỔN THẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM 2005 (Trang 31 -33 )

×