Phân loại nợ cá nhân tại Hội sở Ngân hàng TMCPAn Bình

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại hội sở ngân hàng tmcp an bình (Trang 55 - 59)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ KHCN 5.592,82 100 5.014,08 100 6.074,75 100 Nợ nhóm 1 (1) 5.426,15 97,02 4.883,21 97,39 5.921,67 97,48 Nợ nhóm 2 (2) 109,06 1,95 81,73 1,63 98,41 1,62 Nợ nhóm 3 (3) 3,91 0,07 6,02 0,12 4,54 0,07 Nợ nhóm 4 (4) 25,18 0,45 17,55 0,35 22,78 0,37 Nợ nhóm 5 (5) 28,52 0,51 25,57 0,51 27,35 0,45

Nợ quá hạn từ cho vay KHCN

(2+3+4+5) 166,67 2,98 130,87 2,61 153,08 2,51 Nợ xấu từ cho vay KHCN

(3+4+5) 57,61 1,03 49,14 0,98 54,67 0,9

Từ bảng trên ta có thể thấy, rủi ro cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP An Bình ln duy trì ở mức thấp. Tỷ trọng nhóm nợ đủ tiêu chuẩn ln ở mức cao và an toàn. Con số này tăng từ 97,02% năm 2010 lên 97,39% năm 2011 và đến năm 2012 thì đạt mức 97,48%. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2, 3, 4, 5) và nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) của các khoản vay cá nhân có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy các khoản vay cá nhân tại Ngân hàng có độ an tồn khá tốt, cơng tác thẩm định, thu hồi nợ cũng được chú trọng.

Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từ hoạt động cho vay KHCNkhá cao, lên đến 2,98% và 1,03%. Ba tháng đầu năm 2011, tỷ lệnợ quá hạn tăng lên mức 3,83% và nợ xấu tăng lên mức 1,31%, có dấu hiệu tăng cao hơn so với cuối năm 2010. Dư nợ cho vay trong năm nay cũng giảm mạnh, gây khơng ít khó khăn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, nhờ công tác quản lý chặt chẽ các khoản nợ vay nên đã đảm bảo được việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và khá hiệu quả. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vay KHCN của Ngân hàng chỉ còn ở mức 2,61% và nợ xấu là 0,98% tổng dư nợ cho vay KHCN. Ngân hàng cần tiếp tục phát huy, tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản nợ, hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh thêm các khoản nợ xấu. Có như vậy thì cơng tác cho vay mới ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả bền vững.

Sang năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu giảm mạnh, chỉ còn 2,51% và 0,9%. Trong năm này, kinh tế trong nước đang dần ra khỏi sự suy giảm nói chung của nền kinh tế thế giới, khách hàng bắt đầu mở rộng đầu tư dù còn khá dè dặt, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN tăng cao – từ 5.014,08 tỷ đồng, năm 2011 lên 6.074,75 tỷ đồng năm 2012, tăng 21,15% - gấp nhiều lần so với tốc độ tăng của nợ xấu – từ 49,14 tỷ đồng năm 2011 lên 54,67 tỷ đồng năm 2012, tăng 11,25% - làm cho tỉ lệ nợ xấu giảm. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý rủi ro với chức năng giám sát rủi ro được thiết lập từ năm 2009 bắt đầu phát huy hiệu quả trong năm 2012 này.

BIỂU ĐỒ 2.8: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ XẤU TỪ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN VAY KHCN

2.5.5.2. Dƣ nợ cho vay KHCN/Vốn huy động từ KHCN

Nhìn vào bảng 2.10. ta có thể thấy chỉ tiêu Dư nợ cho vay KHCN/Vốn huy động từ KHCN trong 3 năm từ 2010 đến 2012 là khá thấp, chỉ ~0,5 lần và liên tục giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 0,58 lần nghĩa là 1 đồng vốn huy động có dư nợ là 0,58 đồng; năm 2010 thì 1 đồng vốn huy động có dư nợ là 0,57 đồng và đến năm 2012 thì chỉ cịn ở mức 0,53 đồng. Điều này thể hiện rằng Ngân hàng sử dụng vốn khơng hiệu quả, hay nói cách khác là ngân hàng cho vay được ít hơn vốn huy động. Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với ngân hàng vì ngân hàng phải chịu lỗ phần lãi huy động dư do phải trả lãi tiền gửi cho phần vốn thừa không cho vay được. Ngân hàng cần tìm biện pháp khắc phục trong thời gian tới để tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

2.5.5.3. Hệ số thu nợ

Như đã trình bày ở chương 1, đây là chỉ tiêu giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Nhìn vào bảng ta có thể thấy trong năm 2010, hệ số này ở mức thấp, gần 53%. Điều này cho thấy rằng khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng thực sự chưa tốt. Đến năm 2011, con số này tăng vượt bậc, đạt mức 108,06%. Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là 1 dấu hiệu đáng mừng. Thực chất, hệ số thu nợtrong năm này tăng lên đáng kể nguyên nhân từ việc cải

thiện công tác thu hồi nợ của Ngân hàng chỉ là một phần, chủ yếulà do trong doanh số cho vay KHCN trong năm nàygiảm mạnh, từ mức 10.007,54tỷ đồng trong năm 2010 xuống còn 7.103,03 tỷ đồng, giảm 29,02%. Sự sụt giảm đáng kể ở hầu hết các chỉ tiêu trong năm này mà đặc biệt là doanh số cho vay đã cho thấy những vần đề không nhỏ trong hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng.

2.5.5.4. Vòng quay vốn cho vay KHCN

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ chu chuyển của vốn cho vay tại ngân hàng, phản ánh tốc độ di chuyển của vốn cho vay (bao nhiêu vịng trong năm tài chính)hay hiểu nơm na là khoảng cách thời gian giữa cho vay- thu nợ- rồi cho vay tiếp có nhanh hay khơng. Và như vậy, chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt, càng có lợi cho ngân hàng. Trong ba năm từ 2010 đến 2012, chỉ tiêu này biến động tăng vào năm 2011 – từ 1,15 vòng năm 2010 lên 1,45 vòng năm 2011 - và biến động giảm vào năm 2012 – 1,41 vịng - nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức trên 1. Điều này cho thấy tình hình cho vay và thu hồi nợ vay của ngân hàng tương đối tốt. Ngân hàng cần cố gắng phát huy trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại hội sở ngân hàng tmcp an bình (Trang 55 - 59)