.Vòng quay vốn cho vayKHCN

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại hội sở ngân hàng tmcp an bình (Trang 58)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ chu chuyển của vốn cho vay tại ngân hàng, phản ánh tốc độ di chuyển của vốn cho vay (bao nhiêu vịng trong năm tài chính)hay hiểu nơm na là khoảng cách thời gian giữa cho vay- thu nợ- rồi cho vay tiếp có nhanh hay khơng. Và như vậy, chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt, càng có lợi cho ngân hàng. Trong ba năm từ 2010 đến 2012, chỉ tiêu này biến động tăng vào năm 2011 – từ 1,15 vòng năm 2010 lên 1,45 vòng năm 2011 - và biến động giảm vào năm 2012 – 1,41 vịng - nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức trên 1. Điều này cho thấy tình hình cho vay và thu hồi nợ vay của ngân hàng tương đối tốt. Ngân hàng cần cố gắng phát huy trong những năm sắp tới.

BẢNG 2.10: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012

1. Vốn huy động từ KHCN Tỷ đồng 9.619,3 8.865,1 11.512,38

2. Dư nợ cho vay KHCN Tỷ đồng 5.592,82 5.014,08 6.074,75

3. Dư nợ cho vay KHCN bình quân Tỷ đồng 4.517,55 5.303,45 5.544,42 4. Doanh số cho vay KHCN Tỷ đồng 10.007,54 7.103,03 8.890,21 5. Doanh số thu nợ KHCN Tỷ đồng 5.213,93 7.675,75 7.816,04

6. Dƣ nợ cho vay KHCN/Vốn huy động từ KHCN (2/1) Lần 0,58 0,57 0,53

7. Hệ số thu nợ (5/4) % 52,1 108,06 87,92

8. Vòng quay vốn cho vay KHCN (5/3) Vịng 1,15 1,45 1,41

2.6. Tóm tắt tình hình hoạt động cho vay KHCN tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình

Dựa vào những phân tích trong chương 2, chúng ta đã thấy được phần nào thực trạng của hoạt động cho vay KHCN của Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình trong 3 năm vừa qua. Từ đây ta có thể đúc kết được những ý chính sau:

- Về chủng loại sản phẩm: Nhìn chung sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng

An Bình khá đa dạng với nhiều gói sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Tuy nhiên, so với một số Ngân hàng thuộc “top trên” như Vietinbank, Vietcombank hay ACB… thì chủng loại sản phẩm cho vay KHCN của An Bình vẫn cịn khá hạn chế.

- Về quy trình cho vay: Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân được Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình xây dựng trên cơ sở các bước của một quy trình cho vay căn bản, đảm bảo tính khoa học.Tuy nhiên, trong qui trình cho vay, đa phần các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến một khoản vay đều tập trung vào một chuyên viên quan hệ khách hàng, dẫn đến hiện tượng quá tải, làm giảm hiệu quả cơng việc và dễ dần đến sai sót và phát sinh hành vi tiêu cực.

- Về doanh số cho vay:Doanh số cho vay của nhóm KHCN ln thấp hơn doanh số cho vay của nhóm KHDN và chiếm tỉ trọng khá thấp trong tổng doanh số cho vay toàn Ngân hàng.Năm 2010, doanh số cho vay KHCN đạt mức 10.007,54 tỷ đồng và giảm mạnh vào năm 2011 nguyên nhân chính từ chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ, cắt giảm các khoản vay phi sản xuất như BĐS, CK… mà cho vay BĐS lại chiếm tỉ trọng lớn nhất làm giảm doanh số cho vay trong kì. Năm 2012, nhờ những nỗ lực từ phía Ngân hàng mà doanh số cho vay được cải thiện đáng kể, tăng 25,16% so với năm 2011.

- Về doanh số thu nợ:Doanh số thu nợ nhóm KHCN đều tăng qua 3 năm từ 2010 đến 2012dù doanh số cho vay của nhóm KHCN giảm mạnh vào năm 2011, cho thấy hiệu quả khả quan trong việc sử dụng vốn vay của KHCN, đảm bảo khả năng thanh toán nợ, đồng thời cịn cho thấy sự nỗ lực hết mình của tồn thể nhân viên Ngân hàng cũng như nhân viên tín dụng.

- Về dƣ nợ cho vay:Dư nợ cho vay KHCN luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, cho thấy tình hình cho vay đối với nhóm khách hàng này tại Ngân hàng vẫn cịn ở mức rất hạn chế. Cơ cấudư nợ cho vay KHCN tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình khơng đều. Cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sau đó là các khoản vay dành cho mục đích SXKD, cho vay tiêu dùng của cá thể, hộ gia đình. Các khoản vay mua bán CK cũng như với mục đích khác nhìn chung cịn hạn chế. Năm 2011, trừ khoản vay SXKD vẫn tăng trưởng bình thường, các khoản vay còn lại đều giảm, đặc biệt là vay BĐS làm dư nợ cho vay KHCN giảm hơn 10%. Năm 2012, dư nợ ở tất cả các khoản mục cho vay đều tăng. Về cơ cấu theo thời hạn thì tỷ trọng cho vay KHCN ngắn hạn luôn chiếm cao nhất trong cơ cấu vay - hơn 60% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong khi đó, tỷ trọng các khoản vay trung hạn và dài hạn lại đi theo chiều ngược lại – giảm dần qua từng năm, cho thấy trong 3 năm này, Ngân hàng đã thực hiện cắt giảm bớt các khoản vay trung hạn và dài hạn, chuyển hướng sang cho vay ngắn hạn để phù hợp hơn với nguồn vốn huy động chủ yếu từ KHCN – vốn ngắn hạn.

- Về tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu:so với cho vay KHDN, các tỷ lệ nợ xấu của

KHCN là nhỏ hơn và giảm dần qua các năm. Rủi ro cho vay KHCN ln duy trì ở mức thấp, tỷ trọng nhóm nợ đủ tiêu chuẩn ln ở mức cao và an toàn. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấucủa các khoản vay cá nhân có xu hướng giảm dần, cho thấy các khoản vay cá nhân tại Ngân hàng có độ an tồn khá tốt, cơng tác thẩm định, thu hồi nợ cũng được chú trọng.

- Về chỉ tiêu Dƣ nợ cho vay KHCN/Vốn huy động từ KHCN: Chỉ tiêu Dư nợ cho

vay KHCN/Vốn huy động từ KHCN trong 3 năm từ 2010 đến 2012 là khá thấp, chỉ ~0,5 lần và liên tục giảm qua các năm. Điều này thể hiện rằng Ngân hàng sử dụng vốn khơng hiệu quả, hay nói cách khác là ngân hàng cho vay được ít hơn vốn huy động.

- Về chỉ tiêu Hệ số thu nợ: năm 2010, hệ số này ở mức thấp, gần 53%. Điều này

con số này tăng vượt bậc, đạt mức 108,06%, nguyên nhân chính là do doanh số cho vay KHCN trong năm giảm mạnh trong khi doanh số thu nợ vẫn tăng.

- Về chỉ tiêu Vòng quay vốn cho vay KHCN: Trong ba năm từ 2010 đến 2012, chỉ

tiêu này biến động tăng vào năm 2011 – từ 1,15 vòng năm 2010 lên 1,45 vòng năm 2011 - và biến động giảm vào năm 2012 – 1,41 vịng - nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức trên 1. Điều này cho thấy tình hình cho vay và thu hồi nợ vay của ngân hàng tương đối tốt. Ngân hàng cần cố gắng phát huy trong những năm sắp tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH

3.1. Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình

3.1.1. Ƣu điểm

- Chất lượng phục vụ tốt: thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên tại Hội sở Ngân

hàng TMCP An Bình được đánh giá khá tốt, ân cần, tận tình và chu đáo. Mối quan hệ với các khách hàng trung thànhđược siết chặt bằng việc đưa ra những ưu đãi đặc biệt như tặng quà có giá trị vào những dịp lễ tết, sinh nhật của khách hàng. Bên cạnh đó, để thiết lập nên mối quan hệ với những khách hàng mới, ngân hàng cịn mở rộng thêm các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn như: Khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và DN tư nhân sẽ được giảm lãi suất 1,5%/năm theo chương trình “Yên tài chính – Vững kinh doanh”, triển khai từ ngày 22/8/2011 đến hết ngày 31/12/2011.Ngồi ra cịn nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác ngăn ngừa và khắc phục nợ xấu được thực hiện nghiêm túc, theo đó, trong 3 năm từ 2010 đến 2012, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các khoản vay KHCN nhìn chung đều thấp hơn so với tín dụng chung, và có xu hướng giảm dần qua các năm.

3.1.2. Hạn chế:

- Trong qui trình cho vay,đa phần các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến một khoản vay đều tập trung vào một chuyên viên quan hệ khách hàng, dẫn đến hiện tượng quá tải, làm giảm hiệu quả cơng việc, dễ dần đến sai sót và phát sinh hành vi tiêu cực. - Nhìn chung sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng An Bình khá đa dạng với nhiều gói sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Tuy nhiên, so với một số Ngân hàng thuộc “top trên” như Vietinbank, Vietcombank hay ACB… thì chủng loại sản phẩm cho vay KHCN của An Bình vẫn cịn khá hạn chế. Cụ thể, cùng nhóm sản phẩm cho vay SXKD, Ngân hàng TMCP An Bình chỉ

có 2 gói sản phẩm là Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp và Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ,trong khi đó ACB lại cónhững 9 gói sản phẩm

thuộc nhóm này, bao gồm Vay bổ sung vốn lƣu động, Vay đầu tƣ TSCĐ, Vay bổ sung vốn lưu động theo phương thức thấu chi thế chấp bất động sản, Vay hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thế chấp bất động sản, Vay hỗ trợ vốn kinh doanh, Vay mua đất cao su, Vay chăm sóc cà phê, Vay bổ sung vốn chăm sóc cao su, Vay bổ sung vốn lưu động phục vụ trồng lúa. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

- Mạng lưới ngân hàng chưa rộng khắp:xác định được ý nghĩa của việc mở rộng mạng lưới có ảnh hưởng tích cực đến việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng, trong thời gian vừa qua Ngân hàng TMCP An Bình cũng rất chú trọng trong việc phát trển mạng lưới. Theo đó, số lượng chi nhánh, phịng giao dịch của Ngân hàng liên tục tăng từ năm 2009 đến nay. Tính đến tháng 12/2012, mạng lưới giao dịch của Ngân hàng đạt 140 điểm trải rộng khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc bao gồm Sở Giao dịch, 29 chi nhánh, 95 Phòng Giao dịch, 15 Quỹ tiết kiệm trên 29 tỉnh, thành phố. Và kì vọng trong thời gian tới sẽ còn mở rộng hơn nữa.

Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng này đều nằm ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giành thị phần giữa các ngân hàng. Các tỉnh thành khác hầu như số lượng và quy mô của ngân hàng cịn q nhỏ bé. Trong khi đó, tiềm năng phát triển cho vay cá nhân ở các khu vực này là rất lớn. Bên cạnh đó, nếu so sánh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì số lượng các chi nhánh, PGD của Ngân hàng cịn khá ít. Cụ thể, tính đến 31/12/2012 thì số lượng chi nhánh, PGD của một số Ngân hàng như sau:

Ngân hàng Số lƣợng chi nhánh, PGD

ABBANK 140

SEABANK 155

ACB 342

VCB 390

- Công tác tuyên truyền, quảng cáo chưa thực sự hiệu quả:có thể thấy, phần lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc huy động vốn thường tìm đến các ngân hàng quốc doanh quen thuộc, có tên tuổi và khả năng tài chính lớn.Trong khi đó, khách hàng đến vay tại Ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống gắn bó lâu năm với Ngân hàng hoặc qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè. Từ đó có thể thấy việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên các phương tiện thơng tin đại chúng cịn hạn chế. Website chính của Ngân hàng cũng chỉ liệt kê danh mục các sản phẩm thông dụng dành cho KHCN, còn những sản phẩm ít thơng dụng hơn như cho vay tiểu thương, chợ, cho vay cầm cố STK trọn năm…không thấy được đăng tải để khách hàng tham khảo thông tin dịch vụ. Bên cạnh đó, danh mục các khoản vay cịn chung chung, khơng cụ thể. Ví dụ, đối với sản phẩm cho vay mua ơ tơ, có 2 trường hợp vay khác nhau là cho vay mua ô tô sản xuất kinh doanh và cho vay mua ô tô dùng cho tiêu dùng nói chung với những ưu đãi cũng như điều kiện vay khác nhau nhưng trên website của Ngân hàng chỉ để chung là cho vay mua ô tô, nếu muốn biết rõ hơn, khách hàng phải gọi điện hoặc đến trực tiếp Ngân hàng để có thêm thơng tin… Điều nàygây nhiều bất tiện cho khách hàng và làm hạn chế số lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng.

- Cơ cấu vay chưa cân đối:các khoản vay chủ yếu dành cho mục đích mua nhà, đất,

chiếm tới gần 50% tổng dư nợ cho vay KHCN. Với mục đích vay bất động sản, đây là mảng tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, vì thời hạn vay dài, thị trường nhà đất ở nước ta lại liên tục biến động trong thời gian gần đây. Trong khi đó, các sản phẩm tín dụng khác như cho vay du học, cho vay thấu chi, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm… có tiềm năng lớn để phát triển lại chưa thực sự được quan tâm.

-Kết quả hoạt động mà cụ thể là doanh số cho vay và dư nợ cho vay (giảm mạnh

từ2010 xuống 2011nhưng lại tăng mạnh vào năm 2012) thất thường, không thể hiện được xu thế phát triển ổn định, ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu.

3.2. Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình TMCP An Bình

Để nâng cao hoạt động cho vay KHCN, bên cạnh việc tiếp tục phát huy các mặt tích cực, duy trì những thành cơng đạt được, Hội sở Ngân hàng TMCP An Bìnhcịn cần từng bước khắc phụ những hạn chế, khó khăn trước mắt như sau:

3.2.1. Thực hiện chun mơn hóa quy trình cho vay KHCN

Hiện nay, trong quy trình cho vay KHCN tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình, các chuyên viên quan hệ khách hàng phải đảm nhận nhiều khâu từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giám sát thu nợ… Mơ hình tổ chức hoạt động như vậy có ưu điểm là chuyên viên quan hệ khách hàng có thể hiểu rõ và tường tận về một khách hàng vay vốn, và có thể theo sát khoản vay, tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót và dễ phát sinh tiêu cực (trong trường hợp chuyên viên quan hệ khách hàng thông đồng với khách hàng). Để đảm bảo tính an tồn cho các khoản vay, Ngân hàng cần xây dựng quy trình cho vay KHCN thích hợp, theo hướng chun mơn hóa từng khâu. Cụ thể, thay vì để chuyên viên quan hệ khách hàng tham gia ở hầu hết các khâu thì nay chỉ tham gia ở những khâu trực tiếp tiếp xúc với khách hàng như tiếp cận khách hàng, thu thập thông tin của khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn và thông báo kết quả thẩm định và quyết định cho vay đến khách hàng. Còn những khâu như thẩm định hồ sơ KH, lập tờ trình thẩm định, có thể giao cho bộ phận Thẩm định tài sản đảm nhận. Thực hiện các bước công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo, Giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay và theo dõi thu

nợ giao cho chuyên viên quản lý tín dụng đảm nhận. Cịn cơng tácthu nợ, gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, tiến hành thu nợ trả sớm trước hạn… có thể giao cho bộ phận thu hồi nợ thực hiện. Như vậy, trách nhiệm được phân chia rõ ràng, cụ thể, từng khâu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, từng giai đoạn được chun mơn hóa nhằm nâng cao hiệu quả cơng việc và giảm thiểu rủi ro ở mức cao nhất.

3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay KHCN

Cần phảicho ra đời thêm nhiều sản phẩm cho vay KHCN hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng và gia tăng tính cạnh tranh cho Ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng phải xây dựng, củng cố và chuyên nghiệp hóa bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm và dịch vụ của khách hàng,là cơ sở cho việc không ngừng cho ra đời những sản phẩm cho vay ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Trước tiên, cần phải khảo sát nhu cầu của khách hàng trên các địa bàn thành

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại hội sở ngân hàng tmcp an bình (Trang 58)