2.2.1.Tình hình chất thải rắn trên địa bàn Thủ đơ Hà Nội
Về nguồn gốc phát sinh CTR trên địa bàn thủ đô Hà Nội:
- Từ các khu dân cư: Đây là nguồn thải CTRSH chính. Các hoạt động hàng ngày của con người tạo ra một lượng chất thải rất đa dạng và phức tạp, bao gồm: các thực phẩm thừa, túi, bao bì các loại… Nguồn rác này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và thay đổi về tỷ lệ các thành phần.
-Từ các nhà hàng, khách sạn: bao gồm thức ăn thừa, chai lọ, đồ hộp, giấy, vải vụn…; thường được các Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) thu gom và một phần nhỏ được bán cho tư nhân làm thức ăn chăn nuôi.
-Từ các cơng sở, trường học, cơng trình cơng cộng: khơng gây nhiều tác động xấu tới môi trường do các thành phần không quá phức tạp, thường là giấy vụn, văn phòng phẩm hư hỏng…; phần lớn đều được thu gom bởi các URENCO.
-Từ các khu chợ: CTRSH có thành phần phức tạp, gồm rau củ quả, các loại bao bì, túi nilon, chai lọ, xác động vật… có ảnh hưởng mạnh đến mơi trường xung quanh. Lượng rác này có hàm lượng hữu cơ cao nên thường được ủ làm phân compost.
-Từ các bệnh viện: gồm chất thải của nhân viên bệnh viện, của bệnh nhân và CTR nhà bếp. Lượng rác này cũng được thu gom cùng với CTRSH của Thành phố.
Về khối lượng CTR phát sinh: phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Tỷ lệ tăng
trưởng dân số, mức tăng trưởng kinh tế, trình độ khoa học - kỹ thuật và dân trí về mơi trường… Theo thống kê của URENCO Hà Nội năm 2019, lượng CTRSH phát sinh trung bình tính trên đầu người ở Hà Nội dao động từ 0,4 - 0,6 m3/người/ngày. Về tỷ trọng CTR trung bình là 0,416 tấn/m3. Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn Thủ đô là 6.500 tấn/ngày.
Bảng 2.2. Các loại CTR đô thị của Thủ đô Hà Nội năm 2019
STT Thành phần Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ (%) Thành phần chính Biện pháp xử lý
1 CTR sinh hoạt 6.500 76,78
-Chất vô cơ: Gạch đá vụn, tro xỉ than tổ ong, sành sứ…
-Chất hữu cơ: Rau củ quả, rác nhà bếp…
-Các chất còn lại.
- Chôn lấp hợp vệ sinh.
-Sản xuất phân hữu cơ (60 tấn/ ngày).
-Tái chế: 10%, tự phát tại các làng nghề.
2 CTR công
nghiệp 1.950 23,04
Cặn sơn, dung môi, bùn thải cơng nghiệp, giẻ dính dầu mỡ, dầu thải…
Một phần được xử lý tại Khu XLCT công nghiệp.
3 CTR y tế 15 0,18 Bông băng, dụng cụ y tế nhiễm khuẩn. Xử lý bằng cơng nghệ lị đốt Delmonego 200 Italia: 100%. Tổng 8.465 100
Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019.
Qua số liệu ở bảng 2.2 cho thấy lượng CTRSH chiếm tỷ trọng cao nhất (76,78%) trong tổng lượng chất thải phát sinh của Thành phố. Đặc điểm của loại chất thải này này là sự phân tán, rộng khắp, từ mọi địa điểm trong thành phố. Điều này địi
hỏi cơng tác quản lý chặt chẽ từ khâu thu gom rác, đến vận chuyển và xử lý.
Bảng 2.3. Dự báo lượng CTR phát sinh tại Hà Nội năm 2050
Năm 2020 2030 2050
Khối lượng CTRSH phát sinh
(Đơn vị tính: tấn/ ngày đêm) 8.500 11.300 15.900
Nguồn: Quyết định 609/QĐ-TTg về việc Phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (2014)
Về thành phần chất thải: khá phức tạp, phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hóa, KT- XH và tập qn sinh hoạt của người dân.
Bảng 2.4. Thành phần CTR của Thủ đô Hà Nội
STT Các thành phần cơ bản Tỷ lệ (%) Các giải pháp xử lý hiện nay
1 Chất hữu cơ (rau, quả,
lá cây, thức ăn…) 51,9 Sản xuất phân vi sinh
2 Chất vô cơ 16,1
2.1 Giấy 2,7 Tái chế hoặc đốt sinh nhiệt
2.2 Nhựa 3,0 Tái chế + Đốt
2.4 Vải sợi 1,6 Chôn lấp
2.5 Thủy tinh 0,5 Chôn lấp và Chế biến phân vi sinh 2.6 Đá, đất sét, sành sứ 6,1 Tái chế
2.7 Kim loại 0,9 Tái chế
3 Các hạt < 10 mm 32 Chôn lấp vàChế biến vật liệu
xây dựng
Tổng cộng 100
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch XLCTR Thủ đơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2015)
Theo thời gian, thành phần chất thải sẽ thay đổi, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ cơng nghệ, khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải, nhu cầu của dân cư, tập quán sinh hoạt… Khi mức sống của dân cư được nâng lên, thành phần CTR sẽ tăng dần tỷ lệ CTR có thể tái sinh và tái sử dụng.
2.2.2.Thực trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Cơ quan quản lý CTR đô thị: Hà Nội có hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về
chất thải đơ thị tn theo mơ hình quản lý chung của cả nước (các URENCO và các HTX môi trường đô thị là đơn vị trực tiếp quản lý công tác quản lý chất thải địa phương). Hiện tại, URENCO Hà Nội là đơn vị nhà nước duy nhất quản lý CTR đô thị trên địa bàn Thủ đô; đây là một doanh nghiệp cơng ích hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh mơi trường.
Cơng tác thu gom CTRSH: Có hai lực lượng đảm nhận cơng tác thu gom CTR của
Thành phố, đó là:
-URENCO Hà Nội và các xí nghiệp mơi trường đô thị của các quận/ huyện được giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của Thành phố. Hàng ngày, các xí nghiệp mơi trường đơ thị tiến hành thu gom rác ở các khu dân cư, các cơ quan đoàn thể, các trường học, các khu vực công cộng và tại các bệnh viện… theo hợp đồng với các đơn vị. Công tác thu gom CTR, vệ sinh do cơng nhân của các xí nghiệp mơi trường đơ thị thực hiện bằng xe đẩy tay tập trung tại các vị trí quy định, sau đó cẩu đổ vào xe thùng cơ giới, xe container và được chở đến các BCL. Công nhân thu gom rác khu dân cư vào khung giờ quy định. CTR tại các chợ thường được thu gom vào buổi sáng và buổi tối, sau đó được gom về các điểm cẩu rác theo tuyến xe. Riêng tại các khu nhà cao tầng, hệ thống gom rác thường sử dụng là các thùng chứa rác lớn có dung tích từ 6 - 8 m3. Sau đó các loại xe chuyên dùng sẽ tiếp nhận và vận chuyển nguồn rác này đến BCL Nam Sơn. Bên cạnh đó, hàng ngày cịn có một lượng lớn cơng nhân làm cơng tác dọn rác do người dân đổ ra đường trên các tuyến phố, trung bình cứ 2 người/km. Đây chính là sự vơ ý thức của người dân đã tạo ra sự lãng phí nhân cơng lớn.
-Lực lượng tư nhân bao gồm các HTX, các tổ vận chuyển và các cá nhân, tập thể tham gia một cách tự phát vào quá trình thu gom và vận chuyển CTR, bao gồm: Những người thu mua phế liệu, người nhặt rác và người thu gom thức ăn thừa. Họ thu gom chủ yếu các CTR có khả năng tái chế như chai lọ, đồ thủy tinh, vỏ đồ hộp… Cơng việc này đã góp phần khơng nhỏ trong việc giảm thiểu lượng rác đưa đến khu xử lý, giúp tăng số lượng CTR được tái chế, tái sử dụng. Đây là hoạt động mang lại lợi ích cho người thu gom và cả xã hội. Tuy nhiên, hầu hết những đối
tượng này đều hoạt động một cách tự phát, chưa có một quy định nào để quản lý. Hà Nội hiện có khoảng 6.000 người tham gia thu mua phế liệu và nhặt rác, thu gom khoảng từ 180 - 268 tấn phế liệu/ngày (chiếm 15 - 22 % tổng lượng rác phát sinh).
Hình 2.1. Chu trình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Nguồn: URENCO Hà Nội (2020)
Công tác vận chuyển CTRSH: là một khâu trong công tác quản lý chất thải. CTR sau
thu gom được vận chuyển thẳng đến các khu xử lý. Mục tiêu của công tác vận chuyển: Vận chuyển hết 100% lượng rác thu gom; Rác không bị chờ quá lâu, được chở ngay sau khi thu gom; Giảm tối đa chi phí vận chuyển và giữ gìn mỹ quan đường phố.
Tuy nhiên, có một vấn đề khó khăn trong cơng tác thu gom, vận chuyển CTR chính là việc tìm kiếm các điểm thu thập rác từ các xe gom rác lên xe chở rác. Người dân thường phản đối đặt các điểm cẩu rác gần nhà mình, khiến cho việc lựa chọn các điểm cẩu rác trở nên khó khăn. Hơn nữa, do phương tiện cịn lạc hậu nên trong quá trình cẩu rác thường tạo ra tiếng ồn lớn từ động cơ xe, ngồi ra là mùi hơi của rác và tình trạng rơi vãi rác, chảy nước rỉ rác ra đường phố. Hiện tại, hầu hết CTR thu gom trên địa bàn Thành phố được chuyển về BCL Nam Sơn và Xuân Sơn. Tình hình xử lý CTRSH: Chơn lấp CTRSH; Chế biến phân vi sinh; Thiêu đốt
CTRSH.
Vấn đề xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH ở Hà Nội: Xã hội hóa cơng
dài của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện thành công sự nghiệp BVMT và phát triển bền vững đất nước. Hà Nội đã từng bước nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng, huy động các nguồn lực trong xã hội cũng như ban hành các chính sách, cơ chế, và tạo ra các điều kiện thuận lợi để khuyến khích cộng đồng chung tay vào cơng tác BVMT, chủ yếu là: Thu gom, vận chuyển và xử lý CTR; huy động cộng đồng tích cực tham gia vào các hoạt động cơng ích, giúp người dân nhận ra vai trị và trách nhiệm của mình đối với mơi trường, tạo ra những chuyển biến tích cực trong thói quen sống và sinh hoạt.