Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến việc thực hiện chính sáchquản lý chất

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. (Trang 68 - 71)

3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến việc thực hiện chính sách quản lý chấtthải rắn thải rắn

3.1.1.Bối cảnh quốc tế

- Tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong giai đoạn phát triển mới. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đồng nghĩa với tốc độ đơ thị hố của các quốc gia, khu vực ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt điều kiện kinh tế, thói quen tiêu dùng và cách sống của người dân… dẫn đến lượng CTR đô thị ngày càng tăng. Các quốc gia phát triển với mức sống ngày càng cao và những tiện ích phục vụ cho cuộc sống ngày càng tốt hơn đã dẫn đến thành phần CTRSH thay đổi theo chiều hướng ngày càng phức tạp, nhiều thành phần khó xử lý và tái chế. Thơng thường, các nước tiên tiến trên thế giới phân loại CTRSH như sau: (1) thành phần thực phẩm thải; (2) thành phần có thể tái chế; và (3) phần cịn lại. Khối lượng CTR đô thị đã tăng đáng kể qua các thập kỷ do sự thay đổi trong lối sống của người dân và q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nhanh chóng. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2018), tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn cầu vào khoảng 2 tỷ tấn (năm 2016), trong đó nhiều nhất là ở khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương với 468 triệu tấn (xấp xỉ 23%) và thấp nhất là Trung Đông và Bắc Phi với 129 triệu tấn (xấp xỉ 6%). Lượng CTR đô thị phát sinh được dự báo sẽ tăng lên 2,59 tỷ tấn vào năm 2030 và 3,4 tỷ tấn vào năm 2050.

- Châu Á bao gồm hơn 40 quốc gia, chiếm 60% dân số thế giới và mỗi ngày phát sinh hơn 760.000 tấn chất thải (DESA, 2015). Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước có khối lượng CTR đơ thị phát sinh lớn nhất Châu Á và Trung Quốc xếp thứ 2 trên thế giới về khối lượng CTR đô thị. So với các quốc gia phát triển, khối lượng CTR đô thị phát sinh tại Hoa kỳ lớn nhất thế giới với 267,8 triệu tấn/năm (US EPA, 2019).

- Cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2018), chỉ số phát sinh CTR đơ thị trung bình tồn cầu khoảng 0,74 kg/người/ngày, trong đó ở quốc gia thấp nhất là 0,11 kg/người/ngày, cao nhất là 4,54 kg/người/ngày. Chỉ số phát sinh CTR đô thị trung bình trên đầu người tại các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển (Bảng 1.3), phụ thuộc vào thu nhập và kiểu tiêu dùng của cư dân. Điều này thể hiện mức tiêu thụ sản phẩm tiêu dùng cao trong một xã hội hiện đại và tiện lợi. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường từ CTR đô thị tại các nước phát triển thấp hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển, do các giải pháp quản lý (đầu tư về hạ tầng cơ sở kỹ thuật, nhân sự, tài chính, chính

sách và tuyên truyền) đáp ứng được mức độ gia tăng khối lượng của CTR đô thị.

- Tỷ lệ CTR đô thị được thu gom thay đổi theo mức thu nhập của các quốc gia, theo đó, thu nhập của quốc gia càng cao thì tỷ lệ thu gom CTR càng cao. Cụ thể, tỷ lệ thu gom CTR ở các nước thu nhập cao và các nước Bắc Mỹ đạt gần 100%. Các nước thu nhập trung bình thấp có tỷ lệ thu gom trung bình khoảng 51%, trong khi ở các nước thu nhập thấp, tỷ lệ này chỉ khoảng 39%. Ở các nước thu nhập trung bình thấp, tỷ lệ thu gom đạt 71% ở khu vực đô thị và 33% ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ bao phủ dịch vụ thu gom ở các nước châu Á - Thái Bình Dương trung bình đạt khoảng 77% ở đô thị và 45% ở nông thôn (Ngân hàng Thế giới, 2018).

- Có thể nói, mở cửa và hội nhập quốc tế luôn mang lại những cơ hội và thách thức trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm cả vấn đề quản lý CTR cho các quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu ban hành chính sách cũng như thực hiện chính sách quản lý CTR là hết sức cần thiết.

3.1.2.Bối cảnh trong nước và Thủ đô Hà Nội

- Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước, phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại. Theo đó, phát triển kinh tế - xã hội, đơ thị hố cũng đang mang lại những kết quả đáng khích lệ. Điều này cho thấy Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn

đến năm 2050 (Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ)

khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề CTR trong quá trình phát triển. Chiến lược này chỉ rõ, phấn đấu đến năm 2050, tất cả các loại CTR phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và hạn chế khối lượng CTR phải chôn lấp đến mức thấp nhất. Quản lý tổng hợp (QLTH) chất thải rắn được thực hiện liên vùng, liên ngành, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹthuật, an toàn về xã hội và môi trường, gắn với các quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển khác. QLTH CTR là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trị chủ đạo; đẩy mạnh xã hội hoá, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác QLTH CTR.

- Đến năm 2025, 100% các đơ thị có cơng trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng CTRSH đô thị, 100% tổng lượng CTRCN không nguy hại và nguy hại, 90% tổng lượng CTR xây dựng đô thị và 90% lượng CTR phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại sẽ giảm 85% so với năm 2020.

thiểu phát sinh CTR; thúc đẩy phân loại CTR tại nguồn; đẩy mạnh thu gom và vận chuyển CTR; tăng cường tái sử dụng, tái chế CTR; xử lý CTR và phục hồi môi trường các cơ sở xử lý CTR.

- Giải pháp chiến lược bao gồm: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về QLCTR; Quy hoạch QLCTR gồm việc lập và thực hiện quy hoạch xây dựng khu liên hợp xử lý CTR cho các vùng kinh tế của cả nước, các tỉnh, thành phố của cả nước, xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR tới tận phường, xã; Thiết lập cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc dữ liệu về CTR toàn quốc; Xây dựng nguồn lực thực hiện Chiến lược; Thúc đẩy, nghiên cứu khoa học để phục vụ hiệu quả QLTH CTR; Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích tham gia vào các hoạt động phân loại tại nguồn, giảm thiểu, tái chế tái sử dụng CTR, hạn chế sử dụng túi nilon, không đổ CTR bừa bãi... và tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ về QLCTR…

- Quy hoạch quản lý CTR của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030

- Quy hoạch phát triển đô thị phải gắn liền với BVMT và các kế hoạch, chương trình BVMT khu vực đơ thị. Từ năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt

Định hướng huy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số

10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998); đến năm 2009, phê duyệt điều chỉnh Định hướng quy

hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

(Quyết định số 445/2009/QĐ-TTg ngày 04/07/2009);và Phê duyệt Quy hoạch xử lý chất

thải rắn Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 609/QĐ-

TTg). Quy hoạch phát triển đô thị ổn định, bền vững phải dựa trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng, BVMT, cân bằng sinh thái.

- Trong các chủ trương, định hướng phát triển của Nhà nước nói chung và của Thủ đơ Hà Nội nói riêng, vấn đề mơi trường ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm hơn do những ảnh hưởng trực tiếp của nó đến sự phát triển KT-XH và đời sống nhân dân. Các đề án, quy hoạch BVMT tổng thể đã được Thành phố Hà Nội ban hành chính là các cơ sở pháp lý quan trọng để định hướng hoạt động quản lý và BVMT Thủ đô, như: Quy hoạch xử lý CTR đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước đến năm 2020, Quy hoạch mạng lưới quan trắc khơng khí cố định đến năm 2020, Đề án BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, Đề án BVMT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030… Quan điểm chung là quy hoạch phát triển Thành phố Hà Nội phải gắn với quản lý và BVMT.

ngày 21/12/2015 về việc thực hiện chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Theo kế hoạch này, mục tiêu đến năm 2030 là “tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng những điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải và phát triển bền vững Thủ đơ”. Những phân tích, đánh giá cụ thể về hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường Thủ đô trong giai đoạn 2016 - 2020 là cơ sở để nhận định những thách thức mơi trường, đó là: Vấn đề ơ nhiễm và sự cố môi trường gia tăng ở nhiều khu vực, đa dạng sinh học suy giảm nhanh; công tác quản lý môi trường cịn nhiều bất cập; biến đổi khí hậu và các vấn đề mơi trường khác với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đặt ra yêu cầu ngày càng cao cho công tác BVMT. Bên cạnh các thách thức, cơng tác BVMT cũng có những cơ hội trong giai đoạn mới. Đó là những chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng và các doanh nghiệp. Những điểm sáng trong khắc phục, cải thiện ô nhiễm môi trường cho thấy hướng đi phù hợp, hiệu quả cần được phát huy, nhân rộng…

- Thủ đô Hà Nội định hướng đẩy mạnh đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơng trình thuộc lĩnh vực tài ngun và môi trường đang triển khai hoặc đã được quy hoạch nhằm tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, suy thối tài ngun và suy giảm đa dạng sinh học... Trước mắt, xử lý CTR chính là vấn đề cốt lõi để cải thiện chất lượng môi trường Thủ đơ, là nhân tố quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo tiền đề xây dựng những điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải và phát triển Thủ đô bền vững. Đối với cơng tác xử lý CTR của Thủ đơ nói riêng, có một số định hướng quan trọng đó là:

-Thu hút, khuyến khích đầu tư các dự án đầu tư thu gom, xử lý CTR trên địa bàn Thủ đơ;

-Rà sốt và triển khai đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên, thu gom, vận chuyển và các khu xử lý CTRSH theo Quy hoạch xử lý CTR Thủ đơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014.

- Như vậy, có thể thấy vấn đề CTR không chỉ là vấn đề của mỗi địa phương, ngành mà nó cịn mang tính tồn cầu cũng như của từng quốc gia. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đơ Hà Nội cũng giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong quy trình ban hành chính sách và thực hiện chính sách.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w