Vai trò ý nghĩa của chínhsách xây dựng nơng thơn mới

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. (Trang 30)

Ngay trong những năm đầu triển khai, Chính sách mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới đã nhanh chóng trở thành phong trào của cả nước. Nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban Bí thư Trung ương khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chính sách thí điểm xây dựng mơ hình nơng thơn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền. Bộ máy quản lý và điều hành Chính sách xây dựng nơng thơn mới đã được hình thành từ Trung ương xuống địa phương. Các bộ, ngành đã ban hành 25 loại văn bản hướng dẫn cho địa phương về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, quy hoạch nông thôn mới. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nơng thơn mới”. Ngày 08/6/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phát động thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của toàn xã hội. Quá trình triển khai xây dựng nơng thơn mới, Ban Chỉ đạo Trung ương đã kế đã thừa kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng xã nông thơn mới. Trong điều kiện và nguồn lực có hạn, Ban Chỉ đạo đã thống nhất các xã lựa chọn những tiêu chí mà đa số người dân thấy cần thì tập trung triển khai trước, khuyến khích triển khai những cơng việc từng thơn, xóm, từng hộ dân có thể tự làm được đã tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, dồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất gắn với quy hoạch đồng ruộng, cơ hóa, giới hóa các khâu trong q trình sản xuất, chế biến và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Đã huy động tổng lực các nguồn vốn cho xây dựng nơng thơn mới, ngồi nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, rất chú trọng huy động các nguồn vốn khác, như từ ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội, đặc

biệt là huy động nội lực trong nhân dân, như góp cơng lao động, hiếnđất, vật liệu, tiền, đóng góp tinh thần và động viên người thân thành đạt tham gia. Ngoài ra, cũng đã quan tâm tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao kỹ năng tay nghề, giải quyết việc làm cho nông dân theo cả hai hướng phi nông nghiệp và nông nghiệp; quan tâm tới chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng tình làng nghĩa xóm, giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh nông thôn. Đồng thời, cũng chú trọng phát động và tổ chức rộng rãi phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta được toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân đồng tình hưởng ứng, nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và trật tự xã hội ổn định góp phần đưa nước ta phát triển nhanh so với khu vực hiện tại củng như tương lai.

1.6. Vai trị thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới

Thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới ln ln đóng vai trị tích cực trong sự phát triển của đất nước, vấn đề này sẽ dễ nhận thấy vì nước ta là một nước nông nghiệp phần lớn dân số sống ở nông thôn, sau hơn 30 năm đổi mới mặc dù chúng ta gặt hái nhiều kết quả song kinh tế xã hội ở nơng thơn cịn bấp bênh, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều yếu kém, hạn chế, trật tự xã hội từng lúc từng nơi thiếu ổn định, cho nên việc xây dựng các chính sách xây dựng nơng thơn mới được đảng, nhà nước cần đặc biệt quan tâm để người dân ở nông thơn tiếp cận, hưởng thụ từng chính sách trên các lĩnh vực, nâng cao dân trí, đào tạo nghề nghiệp, tiếp cận khoa học kỹ thuật và mục đích cuối cùng là nâng cao mức sống của người dân. Từ đấy mà niềm tin của dân đặt chọn vào chính sách và đã tự giác thực hiện suốt thời gian qua và đã mang lại nhiều kết quả tích cực, chống lại những hoạt động gây mất ổn định chính trị đến từ các thế lực thù địch trong và ngồi nước. Xây dựng nơng thơn mới sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, nhất là kinh tế ở nơng thơn phát triển tích cực, một quốc gia mà sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, thiếu sự công bằng trong hưởng thụ thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho chiến lược phát triển chung của quốc gia đó, với ý nghĩa thiết thực của các chính sách hướng về nơng thơn như: phát triển sản xuất, đàotạo nghề, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất củng như đời sống đã làm cho người dân nông thôn phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập, tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, bảo hiểm,... góp phần quan trọng vào sự phát triển và ổn định của đất nước, tạo sự bền vững trong chiến lượt phát triển bởi vấn đề nông nghiệp, nông thôn được quan tâm giải quyết thì đất nước sẽ ổn định và phát triển và ngược lại, kinh tế xã hội ổn định sẽ tác động tích cực và nền chính trị sẽ càng vững mạnh hơn. Thơng qua thực hiện các chính sách thuộc Chính sách mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới là điều kiện để phát triển đồng điều hơn giữa các vùng, miền, địa phương của đất nước, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, khoảng cách vùng, miền, nông thôn thành thị, giàu nghèo dần được điều chỉnh một cách hợp lý. Hệ thống các

dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được tiếp cận tốt hơn như: khám bệnh và điều trị bệnh, giáo dục và đào tạo, bưu chính viễn thơng,... việc cung cấp các dịch vụ này cơ bản sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh trật tự cho hệ thống chính trị và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh góp phần vào sự phát triển chung của quốc gia.

Nói tóm lại: Chính sách xây dựng nơng thơn mới có vai trị quan trọng trong việc định hướng mục tiêu phát triển của đất nước, đời sống của nhân dân sẽ được nâng lên về vật chất và tinh thần, dân chủ ở cơ sở được phát huy mạnh mẽ, vị trí của các chủ thể thực hiện chính sách về xây dựng nông thôn mới được thể hiện rỏ nét và có sự lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến các vấn đề chính trị, trật tự an tồn của đất nước.

1.7.Ý nghĩa thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới

Thực hiện chính sách xây dựng NTM thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh tại nơng thơn, làm thay đổi điều kiện sống, cơ sở vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày một được nâng lên. Thơng qua đây chính sách xây dựng nơng thơn mới tính tích cực của xã hội thể hiện rõ nét hơn đó là truyền thống đồn kết thương u, giúp đỡ lẫn nhau, tính tự lực vươn lên của mỗi người, từng hộ gia đình, làng xã được phát huy có sự hỗ trợ của nhà nước; tránh sự chồng chéo, ỷ lại vào nhà nước, đây là nét đẹp là tính cầncù sáng tạo của người dân Việt Nam và cũng là nhân tố tích cực để ổn định và phát triển mọi mặt của xã hội và cũng thể hiện tính nhân văn trong phát triển đất nước một cách toàn diện hơn, và đây là những dự báo quan trọng cho việc thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc và định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Chính sách xây dựng nơng thơn mới bên cạnh việc đẩy mạnh sự phát triển về kinh tế - xã hội, còn thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc, đạo đức cao đẹp của đất nước ta. Chính sách xây dựng NTM nếu được thực hiện tốt sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo của đô thị và nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước, đảm bảo một xã hội ngày một cơng bằng. Vì vậy thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đó là nhiệm vụ cấp bách, mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn tới của nước ta. Qua đây tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện nông thôn mới.

1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nơng thơnmới mới

Trong q trình thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, vì vậy kết quả tổ chức thực hiện chính sách sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố trong đó có yếu tố chủ quan và khách quan.

1.8.1. Yếu tố khách quan

Môi trường thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới: Là yếu tố liên quan đến các

trường thực hiện chính sách sẽ chứa đựng tồn bộ thành phần vật chất và phi vật chất tham gia thực hiện chính sách đó như các nhóm lợi ích có được từ chính sách, bầu khơng khí chính trị, các điều kiện vật chất trong nền kinh tế, trật tự xã hội hay quan hệ quốc tế. Từ đó sẽ nói lên rằng mơi trường chính sách cũng đã đặt ra rất nhiều thách thức trong quá trình thực hiện chính sách đó là: Hệ thống các cơ quan có chức năng hoạt động khá đa dạng.

Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới: Thể

hiện trong sự thống nhất về lợi ích hay mức độ phối hợp trong q trình tổ chức thực hiện chính sách của các đối tượng. Ở trong tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới có sự khác nhau, phân hóa giữa các chế độ phụ cấp trong thực hiện chính sách. Vậy nên, cần phải có sự thống nhất, phối hợp giữa các đối tượng trong q trình thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới.

Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách xây dựng nông thôn mới được hiểu là

thực lực và tiềm năng của mỗi nhóm đối tượng chính sách có được trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác. Tiềm lực của nhóm đối tượng này bao gồm tiềm lực về kinh tế, văn hóa, chính trị của người dân, của đối tượng cán bộ, cơng chức tham gia thực hiện chính sách này.

Đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới: Do tính chất

đặc trưng nghề nghiệp nên cán bộ, công chức đa phần là đối tượng thực hiện chính sách này là người dân ở nơng thơn có năng lực trình độ khơng cao, dễ bị ảnh hưởng của các tục tập, lệ làng nên tiếp cận những chính sách mới cịn thấp. Đây là mặt khơng thuận lợi trong việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới.

1.8.2. Yếu tố chủ quan

Một là, các yếu tố thuộc về cơ quan, tổ chức, do cán bộ, cơng chức chủ động chi phối đến q trình thực hiện chính sách nên nó ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện. Việc thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới ln địi hỏi phải thực hiện đầy đủ các bước, các khâu trong quy trình thực hiện chính sách. Nếu thực hiện chính sách thiếu một trong các bước này thì chính sách đó sẽ khơng đạt kết quả tốt, sẽ đi không đúng mục tiêu, yêu cầu đặt ra.

Hai là, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách này. Muốn năng lực thực hiện chính sách tốt trước hết đội ngũ cán bộ, cơng chức tham gia các khóa học để nâng cao năng lực chun mơn, năng lực tổ chức thực hiện công vụ cho đội ngũ này.

Ba là, điều kiện vật chất cho q trình thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới. Điều kiện vật chất là một trong những yếu tố quan trọng cho quá trình thực hiện chính sách. Về điều kiện vật chất này Nhà nước ln phải tăng cường các nguồn lực vật chất và nhân sự, trong đó nguồn lực vật chất cần tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Trong thực tế, do thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tun truyền, phổ biến chính sách thì các cơ quan nhà nước khó có thể chuyển tải những nội dung chính sách đến với chủ thể tham gia và đối tượng thụ hưởng một cách thường xuyên.

Bốn là, sự đồng tình, ủng hộ của đối tượng thụ hưởng chính sách xây dựng nơng thơn mới chính sách là đơng đảo người dân ở nông thôn nước ta và các đối tượng liên quan. Đây là nhân tố có vai trị quan trọng quyết định sự thành cơng hay thất bại của chính sách hay cũng là vấn đề hết sức lớn lao, bởi việc thực hiện các mục tiêu chính sách khơng thể chỉ do các cơ quan, tổ chức nhà nước làm, mà phải có sự tham gia của người dân ở nơng thơn.

Tiểu kết chương 1

Chính sách xây dựng nơng thơn mới khi được triển khai thực hiện thực sự là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chính sách thay đổi tồn bộ kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực nơng thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nhân nơng thơn, góp phần hướng đến mục tiêu nơng nghiệp hiện đại, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh.

Thực hiện chính sách về xây dựng nơng thơn mới phải dựa trên lý luận về quy trình thực hiện chính sách cơng. Chương 1 đã nêu và phân tích sâu sắc từ khái niệm chính sách cơng, chính sách xây dựng nơng thơn mới, quy trình thực hiện chính sách nơng thơn mới và các yếu tố ảnh hưởng đến q trình thực hiện chính sách cơng. Từ những lý luận trên đây sẽ là cơ sở để thực hiện chương 2 về đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới tại huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG

2.1. Các đặc điểm chủ yếu của huyện Quảng Hòa và tác động đến thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới

2.1.1. Lịch sử hình thành

Huyện được thành lập từ ngày 8 tháng 3 năm 1967 trên cơ sở hợp nhất huyện Quảng Uyên và huyện Phục Hịa.

Khi hợp nhất, huyện Quảng Hịa có thị trấn Quảng Un và 26 xã: Bình Lăng, Cách Linh, Cai Bộ, Chí Thảo, Đà Sơn, Đại Tiến, Đồi Khơn, Độc Lập, Hạnh Phúc, Hoàng Hải, Hồng Đại, Hồng Định, Hồng Quang, Lương Thiện, Mỹ Hưng, Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen, Quảng Hưng, Quốc Dân, Quốc Phong, Quốc Toản, Quy Thuận, Tiên Thành, Triệu Ẩu, Tự Do.

Ngày 15 tháng 9 năm 1969, huyện tiếp nhận 8 xã: Thanh Nhật, Thái Đức, Việt Chu, Quang Long, An Lạc, Thị Hoa, Cô Ngân, Vinh Quý từ huyện Hạ Lang vừa giải thể.

Từ đó, huyện Quảng Hịa có 1 thị trấn và 34 xã.

Ngày 10 tháng 6 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 245- CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Quảng Hịa. Theo đó:

- Điều chỉnh địa giới hành chính hai xã Mỹ Hưng và HoàThuận, đổi tên xã Hoà Thuận thành xã Tà Lùng.

-Hợp nhất xã Đại Tiến và xã Đà Sơn thành một xã lấy tên là xã Đại Sơn. -Chuyển xã Quốc Toản về huyện Trà Lĩnh quản lý.

Ngày 1 tháng 9 năm 1981, chuyển 8 xã: Thanh Nhật, Thái Đức, Việt Chu, Quang Long,

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w