Kết quả về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn tạ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan. (Trang 35 - 39)

Trong những năm gần đây (2018 - 2020) trình độ học vị của CBCC Tổng cục Hải quan khá cao, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp trình độ học vấn của CBCC hải quan từ năm 2018 - 2020 STT Trình độ đào

tạo

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trình độ chun mơn 1 Trình độ Tiến sĩ 20 2,07% 26 2,24% 35 2,78% 2 Trình độ Thạc sĩ 210 21,7% 250 21,6% 280 22,3% 3 Trình độ Đại học 530 54,9% 650 56,2% 720 57,3% 4 Cao đẳng, trung cấp 205 21,33% 230 19,96% 220 17,62%

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của Vụ TCCB - Tổng cục Hải Quan)

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, trong 3 năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của Tổng cục không ngừng phát triển và đạt được kết quả khả quan. Trình độ các cấp đều được tăng lên. Tuy nhiên, số lượng tiến sĩ vẫn chưa nhiều, chỉ chiếm số lượng ít trong tổng số các CBCC cả Tổng cục, trong khi đó số CBCC có trình độ đại học rất đông và số CBCC ở cấp cao đẳng, trung cấp vẫn cịn nhiều. Do đó, trong thời gian tới cần chú trọng tới các chính sách khuyến khích, động viên CBCC không ngừng tham gia học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ học vấn, học vị của mình bằng nhiều hình thức để khơng ngừng nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ CBCC có trình độ, năng lực để thực thi công vụ.

2.2. Kết quả về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn tại cơ quan Tổngcục Hải quan cục Hải quan

Trong công tác ĐTBD CBCC ở Việt Nam hiện nay thường chú trọng tới các vấn đề về lý thuyết, nặng về lý luận, thực tiễn và thực hành ít hơn, do đó trong thời gian tới nên chú trọng hơn nữa tới tính thực tiễn trong đào tạo, bồi dưỡng, nhất là đối với CBCC, những người trực tiếp thực thi công vụ. Trong vấn đề ĐTBD CBCC tại Tổng cục Hải quan cũng không ngoại lệ. Thông

thường chúng ta vẫn hay dùng từ đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung, tuy nhiên trên quan điểm tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả thì đây chính là hai khái niệm khác nhau của cùng một vấn đề là nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà ở đây là nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của Tổng cục Hải quan. Theo tác giả thì đào tạo là mang tính lâu dài, chiến lược nhằm xây dựng và tạo cho người CBCC có chun mơn sâu, nắm vững về lĩnh vực của mình được đào tạo và đào tạo ở đây chính là việc được thực hiện, trải qua q trình lâu dài và được

cơng nhận bằng hình thức cấp bằng tốt nghiệp như các ngành về tài chính, luật pháp, kinh tế, ngoại ngữ…, còn bồi dưỡng mang tính chất ngắn hạn, ngắn ngày và hướng tới sự cập nhật không ngừng để giúp cho người CBCC tiếp cận với những cái mới, cập nhật những chủ trương, chính sách mới của Nhà nước, cập nhật kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị cũng như của ngành, hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ thực thi công vụ để đáp ứng nhu cầu cơng việc thường xun. Có thể tổng hợp kết quả công tác bồi dưỡng CBCC của Tổng cục Hải quan thông qua bảng tổng hợp số liệu như sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ gia đoạn 2018 - 2020

STT Các khóa đào tạo, bồi dưỡng

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng CC tham gia Tỷ lệ (%) Số lượng CC tham gia Tỷ lệ (%) Số lượng CC tham gia Tỷ lệ (%)

1 Nghiệp vụ hải quan

tổng hợp 120 12,4% 130 11,1% 145 11.5% 2 Lĩnh vực giám sát quản lý 105 10,8% 120 10,3% 135 10.7 3 Lĩnh vực thuế XNK 125 12,9% 150 12,8% 165 13.1% 4 Lĩnh vực kiểm tra STQ 115 11,9% 130 11,1% 140 11.1% 5 Lĩnh vực chông buôn lậu 100 10,3% 110 9,4% 135 10.7% 6 Lĩnh vực quản lý rủi ro 90 9,3% 100 8,7% 110 8.7% 7 Lĩnh vực xử lý vi phạm 110 11,3% 90 7,8% 120 9.5%

8 Chưa qua đào tạo 200 21,1% 335 28,7% 305 24.7%

Tổng cộng CBCC 965 100% 1156 100% 1255 100%

(Nguồn: Báo cáo từ các đơn vị thuộc Tổng cục năm 2020)

Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ kết quả đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2018 -2020. Nhìn chung, các năm sau nhu cầu và kết quả đào tạo đều tăng hơn so với năm trước, kết quả này được phân bổ đều cho tất cả các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các nghiệp vụ về xử lý vi phạm, nghiệp vụ về kiểm ra sau thông quan cũng như lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu luôn chiếm số lượng người học đông hơn, nhu cầu nhiều hơn. Điều này hồn tồn phù hợp với thực tiễn cơng tác thực thi công vụ của đội ngũ CBCC tại Tổng cục Hải quan hiện nay. Có thể nhận thấy rằng số CBCC chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, trên tổng số CBCC đã tham gia đào tạo các khóa

về chun mơn, nghiệp vụ, tỷ lệ này cịn chiếm khá cao, trên 20% chung cho tất cả các năm, thậm chí năm 2020 con số này cịn chiếm tới 24,7% tổng số CBCC của Tổng cục. Điều này cho thấy sự quan tâm, chú trọng đào tạo bồi dưỡng CBCC còn chưa được tương xứng với tiềm năng, số lượng CBCC của Tổng cục, vì vậy cần được chú trọng quan tâm hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời, đây cũng là cơ sở, là căn cứ để xác định các chính sách đào tạo, bồi dưỡng trong những năm tiếp theo để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng thực thi công vụ của CBCC Ngành Hải quan.

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả theo trình độ lý luận chính trị và ngạch quản lý nhà nước từ 2018 - 2020

TT Chương trình bồi dưỡng

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Lý luận chính trị 1 Cao cấp 210 21,7% 250 21,6% 290 23,1% 2 Trung cấp 330 34.1% 400 34,6% 450 35,8% 3 Sơ cấp 180 18,6% 230 19,9% 250 19,9% 4 Chưa qua bồi dưỡng 245 25,6% 276 23,9% 265 21,2%

Tổng cộng CBCC 965 100% 1156 100% 1255 100%

Quản lý nhà nước

1 Chuyên viên cao cấp 120 12,4% 140 12,1% 165 13,1% 2 Chuyên viên chính 180 18,6% 250 21,6% 310 24,7% 3 Chuyên viên 350 36,4% 415 35,8% 470 37,5%

4 Cán sự 75 7,7% 80 6,9% 86 6,8%

5 Chưa qua bồi dưỡng 240 24,9% 271 23,6% 224 17,9%

Tổng cộng CBCC 965 100% 1156 100% 1255 100%

(Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ TCCB - Tổng cục Hải quan năm 2020)

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rất rõ về kết quả bồi dưỡng CBCC của Tổng cục Hải quan. Hiện nay, các chương trình bồi dưỡng về lý luận chính trị chủ yếu là bồi dưỡng về chương trình cao cấp lý luận chính trị do Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp bằng tốt nghiệp. Các CBCC của Tổng cục Hải quan đủ điều kiện, tiêu chuẩn về Học viện học tập và nghiên cứu, đáp ứng nội dung chương trình, chấp hành nội quy quy chế của Học viện sẽ được cấp bằng tốt nghiệp hồn thành khóa học cho cán bộ cơng chức. Cịn chương trình trung cấp lý luận chính trị - Hành chính dành cho các cán bộ cơng chức giữ vị trí quản lý cấp phịng và tương đương, hoặc các CBCC dự nguồn quản lý để tham gia học tập. Chương trình này trong những năm qua Tổng cục cử đi tham gia học tập khá nhiều, góp phần củng cố và nâng cao chất lượng CBCC của Tổng cục Hải quan. Đây là chương trình đào tạo thiết thực và chiếm tỷ lệ cao, chương trình sơ cấp ít, với số lượng gần như những CBCC qua chương trình đào tạo bậc đại học đãđược cơng nhận tương đương sơ cấp. Còn lại một số CBCC chưa qua bồi dưỡng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do

Điều này trong thời gian tới đơn vị sẽ chú trọng hơn nữa để đảm bảo nâng cao trình độ lý luận cho CBCC của Tổng cục.

Bên cạnh việc bồi dưỡng về lý luận chính trị thì Tổng cục Hải quan rất chú trọng tới công tác bồi dưỡng CBCC theo ngạch được giao tương ứng như: ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương và ngạch cán sự và tương đương. Tuy nhiên, đó là những chương trình thường xun và gắn trực tiếp tới trách nhiệm, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người CBCC, do đó họ cần phải tham gia học tập và bổ sung cho đầy đủ kiến thức, kỹ năng và chứng chỉ cần có để xếp ngạch và hồn thiện ngạch cho chính bản thân người CBCC. Có điều cần lưu ý đó chính là sự sắp xếp, luân chuyển ngạch cũng như chú trọng hơn nữa tới đối tượng CBCC chưa qua bồi dưỡng, bởi vì tỷ lệ đó cịn khá nhiều, trong thời gian tới làm sao để đảm bảo công việc, cũng như đảm bảo quyền lợi của CBCC cho phù hợp, hài hịa lợi ích của tổ chức và cá nhân.

Nhìn chung, xét về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo bằng cấp, CBCC Hải quan phần lớn đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước và của Ngành. CBCC có trình độ đại học, sau đại học đạt tỷ lệ cao. Đối với các cơng chức có trình độ cao đẳng và trung cấp rất tích cực tham gia các khóa học chuyển đổi để hồn thiện trình độ đại học. Ngồi ra, các CBCC ln có ý thức nâng cao trình độ, tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo của ngành và của các cơ sở đào tạo bên ngoài nhằm hoàn thiện khả năng học tập của mình đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC cơ quan TCHQ.

Số lượng CBCC còn yếu, chưa được đào tạo nguyên nhân là do lịch sử để lại. Trước đây nhiều CBCC trên 45 tuổi có q trình cơng tác tại cơ quan Tổng cục, có năng lực cơng tác nhưng chưa có trình độ cao đẳng, đại học theou cầu tiêu chuẩn ngạch và chưa có điều kiện để đi học tiếp. Ngồi ra, một số cơng chức hải quan công tác tại các cửa khẩu, vùng sâu, vùng xa (các Đội nghiệp vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu) sau nhiều năm làm việc khơng có điều kiện học tập, nâng cao trình độ. Mặt khác, vị trí cơng tác khơng địi hỏi trình độ cử nhân và cao đẳng.

Một điều quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại Tổng cục Hải quan trong thời gian qua cũng như những năm tới là chú trọng tới các nghiệp vụ chuyên ngành của Hải quan Việt Nam. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành cần tập trung vào các nội dung như Kiểm tra viên trung cấp, kiểm tra viên, kiểm tra viên chính và kiểm tra viên hải quan cao cấp. Các cấp bậc, ngạch này được chú trọng và đào tạo, tổ chức thi nâng ngạch sẽ là điều kiện để phát triển về chiều sâu cho cán bộ công chức của Hải quan Việt Nam. Hiện nay các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ của TCHQ đã được triển khai và đi vào đào tạo, bồi dưỡng trên thực tế. Tuy nhiên số lượng CBCC còn hạn chế, chưa nhiều, số người cử đi học cũng cịn ít, trong trong thời gian tới sẽ tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hơn nữa để đáp ứng công việc ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan. (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w