Định hướng, mục tiêu đào tạo cán bộ, công chức tại cơ quan Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan. (Trang 49)

- Về lý luận chính trị và quản lý Nhà nước: 100% cán bộ lãnh đạo các cấp và cán bộ

trong quy hoạch, cơng chức hoạch định chính sách được đào tạo các chương trình cao cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị để thực hiện thành công chiến lược cải cách, phát triển, hiện đại hố hải quan trong tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

- Về ngoại ngữ, tin học: phấn đấu đến 2025, 95% cán bộ, cơng chức có kiến thức

ngoại ngữ, tin học cơ bản theo tiêu chuẩn ngạch và chức danh đảm nhiệm, thực tế sử dụng được trong cơng việc; trong đó có một số được đào tạo nâng cao.

- Đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ hải quan tổng hợp: 100% cán bộ công chức mới

tuyển dụng, đảm bảo trình độ tối thiểu trước khi trở thành cơng chức Ngành Hải quan.

- Về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ Hải quan: đào tạo cho 100% đội ngũ cơng chức

Hải quan theo các nhóm nghiệp vụ chun sâu: Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan (thông quan, sau thơng quan), kiểm sốt hải quan, Pháp luật về hải quan và liên quan đến lĩnh vực hải quan) và các kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hải quan...

- Về kiến thức quản lý Hải quan hiện đại: đào tạo, bồi dưỡng cho trên 80% cán bộ

lãnh đạo Hải quan các cấp và khoảng 20% cơng chức hoạch định chính sách về quản lý sự thay đổi, quản lý sự tuân thủ, quản lý rủi ro, quản lý nguồn nhân lực và các kiến thức bổ trợ khác, tạo được chuyển biến mới trong tư duy và hành động của đội ngũ cán bộ cơng chức này để thực hiện có hiệu quả các phương pháp quản lý hải quan hiện đại.

-Phấn đấu đến năm 2030:

+ 100% CBCC được đào tạo đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định;

+ 95% cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định;

+ 90% cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phòng được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm;

+ 70% đến 80% thực thi chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

+ 100% CBCC công tác ở lĩnh vực nghiệp vụ nào đều được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ tại vị trí cơng tác đó.

+ Trong mỗi lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu của ngành (ví dụ: trị giá hải quan, thuế XNK, quản lý rủi ro, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan...): xây dựng và đào tạo được từ 5 - 7 người là chuyên gia trong từng lĩnh vực.

3.2. Định hướng, mục tiêu đào tạo cán bộ, công chức tại cơ quan Tổng cục Hảiquan quan

Luôn xuất phát từ quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phải xuất phát từ đường lối chính trị, đường lối kinh tế của Đảng thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng để đào tạo, tuyển chọn, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao để làm thước đo phẩm chất chính trị, trình độ và đạo đức, năng lực của cán bộ, công chức. Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng

thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và những người đứng đầu các tổ chức chính trị về công tác cán bộ.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại cơ quan Tổng cục Hải quan xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương, của Bộ Tài chính và của Ngành Hải quan; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng với yêu cầu công việc, cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế, quốc tế.

Về mặt định hướng đối với cơ quan Tổng cục Hải quan: Sớm xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại cơ quan Tổng cục Hải quan giai đoạn (2021-2026) và có tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại công chức như: công chức lãnh đạo; công chức hoạch định chính sách; cơng chức thực thi chính sách như cơng chức kiểm hố, tính thuế, điều tra chống bn lậu...

Để xác định được nhu cầu đào tạo dựa trên năng lực công chức phải cần xác định dược hai yếu tố quan trọng, đó là: xác định được nhu cầu về số lượng cơng chức cần có ở từng vị trí việc làm tương ứng với các cấp độ khung năng lực của vị trí việc làm đó; đánh giá dựa trên cơ sở kết quả vận dụng kiến thức, kỹ năng trong xử lý công việc thực tế thông qua giải quyết các công việc cụ thể của công chức, trên cơ sở đó sẽ xác định nhu cầu đào tạo theo từng vị trí việc làm.

Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho người đứng đầu cơ quan quản lý, đứng đầu đơn vị sử dụng và bản thân CBCC tham gia hoạt động ĐTBD thật tích cực.

Xây dựng hệ thống cơ sở ĐTBD phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; tạo điều kiện thu hút để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có đủ năng lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

3.2.2. Mục tiêu

Xuất phát từ mục tiêu chiến lược Ngành Hải quan giai đoạn 2021-2030

là xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong quản lý nhà nước về hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh, an tồn xã hội và bảo vệ lợi ích của quốc gia.

tạo số lớp, khóa bồi dưỡng cũng như số CBCC được cử đi bồi dưỡng như sau:

Bảng 2.7. Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2021 – 2025:

Đơn vị tính: cơng chức

STT Nội dung khóa Bồi dưỡng 2021 2022 2023 2024 2025 Cộng

1 Kiểm tra viên cao cấp hải

quan 12 11 11 10 9 53

2 Kiểm tra viên chính hải

quan và tương đương 362 252 202 197 191 1204 3 Kiểm tra viên hải quan và

tương đương 202 183 119 118 111 733 4 Kiểm tra viên trung cấp hải

quan và tương đương 5 4 4 3 4 20 Để đạt được mục tiêu trên và thực hiện chiến lược về con người giai đoạn (2021-2025) và tầm nhìn 2030, Tổng cục Hải quan cần tập trung vào những mục tiêu chủ yếu sau:

Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hải quan nắm vững đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, khơng quan liêu tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới sáng tạo, có kiến thức chun mơn, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng u cầu thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chú trọng phát triển nguồn lực tinh nhuệ, chun nghiệp, có trình độ chun sâu, làm chủ được cơng nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, liêmchính và được quản lý một cách khoa học, đáp ứng dược yêu cầu công việc, xây dựng hải quan điện tử thống nhất với cấu trúc Chính phủ điện tử.

Các hoạt động quản lý, phát triển nguồn nhân lực của TCHQ dựa trên yêu cầu năng lực của vị trí việc làm, gắn nhu cầu thực tiễn của vị trí cơng tác với năng lực từng cá nhân, với thực tế đi đào tạo, bồi dưỡng.

Tạo sự chuyên biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả ĐTBD. Tổ chức hệ thống quản lý và cơ sở ĐTBD CBCC khoa học, gọn nhẹ, phù hợp cho mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ ĐTBD.

Thay đổi nhận thức về công tác ĐTBD, coi việc “nâng cao năng lực” cho người học là mục tiêu của hoạt động; thiết lập cơ chế đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo bồi dưỡng, gắn đào tạo bồi dưỡng với sử dụng cán bộ.

Xây dựng, củng cố đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực của ngành; xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, giảng viên cơ hữu thật sự đáp ứng yêu cầu mục tiêu chung trong giai đoạn mới.

gắn với khung năng lực, vị trí việc làm; nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng.

Xây dựng khung pháp lý cho việc cử công chức đi học; quản lý hoạt động ĐTBD; đánh giá sau đào tạo làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm.

Như vậy, nếu như thực hiện theo đúng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo đề án nêu trên thì trong những năm tới, hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Tổng cục Hải quan sẽ ngày càng hồn thiện và phát triển. Điều này địi hỏi cần hồn thiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng CBCC được chú trọng và đầu tư, nâng cao về nội dung, các chính sách, các hỗ trợ, đầu tư hợp lý hơn để thực hiện được mục tiêu của Đề án và thực hiện được mục tiêu chung là không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Hải quan Việt Nam.

3.3 Các giải pháp hồn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại cơ quan Tổng cục Hải quan

3.3.1 Đổi mới nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong cơng tác thực hiện chính sách

Thực hiện triển khai chính sách ĐTBD CBCC trong những năm qua của Bộ Tài chính nói chung và Tổng cục Hải quan nói riêng cho thấy những nguyên nhân của bất cập, hạn chế bên trong tổ chức thực hiện chính sách dẫn đến khơng đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách là do nhận thức của lãnh đạo, nhất là những cán bộ, cơng chức có trách nhiệm, có thẩm quyền trong thực hiện chính sách chưa thật sâu sắc và đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách.

Phải ở trên cơ sở đổi mới nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò quyết định của tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan thì mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao chất lượng hiệu quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng và cung cấp đầy đủ các dịch vụ công phục vụ nhân dân, sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế mới có thể thành cơng.

3.3.2. Tn thủ đúng đắn các yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách

Trong thực hiện chính sách cơng nói chung và trong tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD CBCC tại Tổng cục Hải quan nói riêng phải bảo đảm thực hiện đúng đầy đủ các yêu cầu căn bản đối với tổ chức thực hiện chính sách. Việc bảo đảm những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực hiện chính sách là để đạt được mục tiêu chính sách cùng với hiệu quả tổ chức thực hiện chínhsách. Đó là các yêu cầu thực hiện mục tiêu chính sách, yêu cầu bảo đảm tính hệ thống, yêu cầu bảo đảm tính khoa học, pháp lý và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính

sách. Thực chất các yêu cầu này là các nguyên tắc bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ thể chính sách.

Bảo đảm thực thi mục tiêu chính sách ĐTBD CBCC chức tại cơ quan Tổng cục Hải quan là để chính sách được thực hiện trên thực tế phù hợp với ý chí của chủ thể chính sách. Cụ thể như đảm bảo mục tiêu chính sách là nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có cơ cấu, số lượng hợp lý, có đủ trình độ, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ cơng có chất lượng phục vụ người dân, sự nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong khi thực hiện chính sách là yêu cầu bảo đảm thực hiện đồng bộ hệ thống, giải pháp, mục tiêu cơng cụ chính sách, hệ thống các phương pháp, biện pháp tổ chức điều hành thực hiện chính sách, huy động, sử dụng đồng bộ hệ thống bộ máy và đội ngũ trong tổ chức thực thi chính sách.

Yêu cầu phải bảo đảm tính khoa học, tính hợp lý pháp lý trong tổ chức thực hiện chính sách là để chính sách được thực hiện một cách nghiêm túc, tổ chức thực thi chính sách đạt hiệu quả cao. Yêu cầu đảm bảo lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng chính sách là để đạt được mục đích của chủ thể ban hành chính sách. Chính sách có ý nghĩa khi lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng được đảm bảo.

3.3.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện chính

Chất lượng hiệu quả của thực hiện chính sách sẽ phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức tham gia vào thực hiện chính sách. Muốn nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện chính sách ta ln phải có các giải pháp đồng bộ. Cụ thể:

- Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá lại việc thực hiện chính sách để cập nhật các yêu cầu mới cần đảm bảo hoặc loại trừ, bỏ đi các u cầu khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế.

- Hoàn thiện các quy chế, quy định về thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đảm bảo đầy đủ các u cầu trong q trình thực hiện chính sách.

- Cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ, công chức. Đây là một trong những giải pháp quan trọng.

Để làm được như vậy, cần thay đổi tư duy từ chính mỗi CBCC và đơn vị quản lý, xác định ĐTBD CBCC là để nâng cao năng lực cho cá nhân nhằm phục vụ công việc chung của đơn vị và của Tổng cục Hải quan. Do đó, mỗi đơn vị cần nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc cử đúng đối tượng tham gia các chương trình đào tạo; chú ý tới công tác sử dụng cán bộ sau đào tạo để việc ĐTBD khơng trở nên lãng phí khi học một đằng bố trí cơng việc một nẻo; quan tâm đánh giá, cho ý kiến về nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng

thơng qua q trình quản lý và sử dụng cán bộ để từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐTBD.

3.3.4. Đổi mới công tác phối hợp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức

Trong phân cơng phối hợp thực hiện chính sách phải có sự đổi mới, các cơ quan đơn vị được phân cơng phải có sự gắn kết với nhau để khi thực hiện các nội nhiệm vụ được phân cơng ln ln có sự đối chiếu với các nội dung khác để luôn phù hợp với thực tiễn. Cơ quan, đơn vị được phân cơng xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với cơng việc. Do đó cần đổi mới một số vấn đề sau trong quá trình thực hiện chính sách:

- Nội dung, chương trình đào tạo gắn với khung năng lực vị trí việc làm:

Đào tạo bồi dưỡng là để cán bộ đáp ứng với yêu cầu cơng việc, đáp ứng u cầu từ vị trí chức danh, vì vậy nội dung chương trình cần đạt được mục tiêu nâng cao thật sự năng lực của người học, khác với các chương trình truyền thống trước đây là mang tính phổ biến kiến thức.

Muốn nâng cao năng lực của người học thì cần phải xác định được người học cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng gì; những kiến thức, kỹ năng, hành vi nào một cán bộ cơng chức dù ở vị trí việc làm nào cũng phải có; những kiến thức, kỹ năng, hành vi nào là đặc thù theo yêu cầu của từng vị trí cơng việc. Triển khai việc xây dựng giáo trình ĐTBD nghiệp vụ hải quan lĩnh vực thuế xuất nhập

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w