3.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức
Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch ĐTBD là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBD đối với cơng chức. Để khắc phục tình trạng kế hoạch ĐTBD chưa sát với yêu cầu, tiêu chuẩn của vị trí, chức danh mà cơng chức đảm nhiệm thì việc xác định đúng, kịp thời nhu cầu ĐTBD đối với cơng chức là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng của chính sách ĐTBD.
Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cần tiến hành theo các bước sau: Thiết kế, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cơng chức; xây dựng tiêu chí cụ thể để xác định nhu cầu ĐTBD và tổ chức khảo sát, đánh giá nhucầu đào tạo, bồi dưỡng; tổng hợp, phân tích số liệu, thơng tin thu thập được so sánh với khung năng lực của vị trí cơng chức đảm nhiệm xác định khoảng trống năng lực cần phải bổ sung cho công chức thông qua đào tạo, bồi dưỡng; phê duyệt nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để có căn cứ lập kế hoạch, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Căn cứ chức năng nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị cần thực hiện tốt các nội dung cụ thề sau:
+ Đối với các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng công chức: Xuất phát từ thực trạng chất lượng đội ngũ công chức và yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị mình, thực hiện đánh giá năng lực của đội ngũ cơng chức theo định kỳ (có thể tính theo chu kỳ q hoặc năm) đồng thời tiến hành rà sốt số lượng cơng chức hàng năm, các loại văn bằng, chứng chỉ của từng chức danh và yêu cầu công chức bổ sung nếu cần thiết. Căn cứ chiến lược, quy hoạch CBCC; các quy định, tiêu chuẩn của chức danh cơng chức, u cầu hồn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và kết quả đánh giá thực trạng trình độ, năng lực của đội ngũ cơng chức và nhu cầu cần ĐTBD của năm tiếp theo, dựa trên kết quả ĐTBD của năm trước đó, qua đó đánh giá xác định nhu cầu ĐTBD đối với công chức để làm cơ sở tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch ĐTBD của đơn vị và đăng ký nhu cầu ĐTBD đối với UBND tỉnh. Việc xác định nhu cầu ĐTBD cần đảm bảo mục tiêu là công chức được cử đi tham gia ĐTBD nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng tham mưu trong quản lý nhà nước, trong thực thi công vụ phải đảm bảo phát huy tốt hơn sau khi được cử đi ĐTBD; nghiệp vụ bồi dưỡng phải phù hợp với vị trí cơng tác, chức danh cơng chức đang đảm nhiệm hoặc dự kiến bố trí sau này.
+ Đối với Sở Nội vụ: Rà sốt tổng thể đội ngũ cơng chức trên địa bàn về số lượng, chất lượng theo từng nhóm chức danh, gắn với vị trí cơng việc hiện tại để xác định nhu cầu ĐTBD; chú trọng xây dựng tiêu chí cụ thể để xác định nhu cầu ĐTBD, đồng thời cần tiến hành khảo sát nhu cầu ĐTBD dựatrên cơ sở kết hợp giữa khảo sát ý kiến, nhu cầu của đội ngũ cơng chức và phân tích cơng việc; chú trọng xây dựng các kế hoạch đào tạo kết hợp trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ tại cơ sở để tránh tình trạng giỏi lý thuyết, kém thực hành; rà
sốt thống kê số lượng cơng chức là người dân tộc thiểu số nhưng cơng tác trên địa bàn có người dân tộc thiểu số khác phải phải hồn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công nhằm nâng cao sự hiểu biết tiếng nói, phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn tỉnh góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ được giao . Đặc biệt trước mắt cần tập trung ĐTBD về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật cho đội ngũ công chức; tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động cơng vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cơng chức, đảm bảo tính chun nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội.
Sở Nội vụ cũng cần sớm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 – 2025” trong đó bao quát được các đối tượng ĐTBD, ngồi chương trình ĐTBD thường xuyên, Đề án phải tập trung nâng cao kỹ năng, năng lực làm việc, ý thức, tinh thần trách nhiệm, thái độ ứng xử, phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức. Bên cạnh đó, kế hoạch ĐTBD cũng cần cụ thể hóa trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị tránh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện.
3.2.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD đối với công chức
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ĐTBD của đơn vị mình, gắn cơng tác ĐTBD với công tác quy hoạch cán bộ, đồng thời tạo điều kiện về thờ igian và hỗ trợ kinh phí cho cơng chức tham gia các khóa ĐTBD theo kế hoạch của tỉnh.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện ĐTBD đối với công chức, nhằm tạo sự đồng thuận cao và cụ thể hóa nhiệm vụ cho từng chủ thể quản lý trong tổ chức thực hiện. Nội dung quy chế phân định rõ trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo cũng như đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giúp cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đồng thời tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các cơ quan được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ ĐTBD, các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng công chức trên tất cả các nội dung liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như: Xây dựng kế hoạch, chiêu sinh, mở lớp, hồn thiện hồ sơ, bố trí giảng viên kiêm nhiệm, tổ chức giảng dạy, quản lý học viên, tham mưu hồn thiện chế độ chính sách cho người học, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập, công tác phục vụ và theo dõi, đánh giá cán bộ sau đào tạo... việc phân định này sẽ tránh được sự chồng chéo trong khâu quản lý, tổ chức lớp học, từ đó, tạo cơ sở cho việc làm tốt công tác tổ chức quản lý các khâu của q trình ĐTBD cơng chức góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo tâm lý ổn định cho người học, người dạy và các cơ quan quản lý.
- Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong đó chú trọng việc kịp thời cập nhật kiến thức mới về các lĩnh vực của đời sống xã hội; về tư duy, khoa học lãnh đạo, quản lý, quản trị hiện đại đồng thời chú trọng gắn lý luận với tình hình thực tiễn. Từ kết quả của hoạt động khảo sát nhu cầu ĐTBD của từng vị trí cơng việc cơng chức đảm nhiệm để tổ chức biên soạn nội dung tài liệu ĐTBD phù hợp với chương trình ĐTBD của từng chức danh công chức. Đối với chương trình đào tạo lý luậnchính trị cần rà sốt chỉnh sửa các nội dung chưa phù hợp, cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật; đối với bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cần hướng vào các vấn đề thực tế, thiết thực như kỹ năng hành chính, kỷ luật kỷ cương hành chính....
- Nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên tại các cơ sở ĐTBD. Chú trọng khuyến khích đội ngũ giảng viên tự nâng cao trình độ, tham gia các lớp ĐTBD tại các học viện và các trường đại học, đồng thời hằng năm tổ chức cho đội ngũ giảng viên được tham gia tập huấn, cập nhật kiến thức mới phục vụ cho bài giảng, đi thực tế tại cơ sở, nắm tình hình thực tiễn để bài giảng thiết thực hơn, đảm bảo khi kết thúc chương trình đào tạo, người học có thể ứng dụng những kiến thức đã học vào xây dựng và phát triển địa bàn công tác.
- Chú trọng nâng cao năng lực (kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ) của đội ngũ CBCC làm cơng tác quản lý ĐTBD vì chính đội ngũ làm này trực tiếp giám sát quản lý quá trình học tập, bồi dưỡng của CBCC khi được cơ quan, đơn vị cử đi ĐTBD.
3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm đào tạo, chế độ cho đội ngũ giảng viên và hỗ trợ cho công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng
- Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ sở ĐTBD trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng cơ chế thu hút, tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có đủ năng lực và điều kiện tham gia bồi dưỡng CBCC tại tỉnh.
- Đối với các cơ sở ĐTBD trên địa bàn tỉnh (Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện), UBND tỉnh cần tiếp tục quan tâm, dành nguồn kinh phí theo kế hoạch để cải tạo, nâng cấp điềukiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập để các cơ sở này có thể thực hiện tốt cơng tác ĐTBD đối với công chức theo chức năng, nhiệm vụ được phân cấp.
- Tăng cường ngân sách của tỉnh cho hoạt động ĐTBD và thực hiện quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ĐTBD đúng quy định.
Cần tách bạch rõ việc giao ngân sách chi thường xuyên và ngân sách cho hoạt động ĐTBD tại các cơ quan đơn vị, để các đơn vị, địa phương đồng thời trong giao kinh phí cho hoạt động ĐTBD cần phân định nguồn kinh phí bồi dưỡng theo tiêu chuẩn và bồi dưỡng theo nhu cầu. Kinh phí bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh là nguồn kinh phí cứng giao cho các cơ sở ĐTBD theo đơn đặt hàng của cơ quan quản lý công chức. Kinh phí bồi dưỡng theo nhu cầu cơng việc, vị trí việc làm, cần đổi mới cách giao theo hướng tăng cường trách nhiệm của đơn vị sử dụng công chức và bản thân công chức trong việc sử dụng nguồn kinh phí này sao cho thiết thực, hiệu quả, phục vụ trực tiếp cho yêu cầu nâng cao năng lực làm việc của công chức; thực hiện nghiêm túc quy định về chế độ hỗ trợ cho công chức tham gia các lớp ĐTBD theo quy định, đảm bảo kịp thời động viên, khuyến khích đối với cơng chức.
- Thực hiện nghiêm túc quy định về chế độ đối với giảng viên nhất là chế độ phụ cấp, tiền lương, nâng ngạch, bậc và các chế độ đãi ngộ khác; xây dựng và ban hành quy chế quy định trách nhiệm của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đối với việc tham gia giảng dạy và có cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở ĐTBD nhằm nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự cam kết của họ đối với hoạt động ĐTBD công chức.
3.2.4. Tổ chức đánh giá hiệu quả của công tác ĐTBD đảm bảo thực chất, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
Căn cứ Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng CBCCVC, xây dựngbộ tiêu chí đánh giá chất lượng ĐTBD bao gồm hệ thống tiêu chí đánh giá về mức độ phù hợp giữa nội dung, chương trình và tiêu chuẩn ngạch; năng lực đội ngũ giảng viên; năng lực tổ chức ĐTBD của các cơ sở đào tạo; sự phù hợp của phương pháp ĐTBD với nội dung, chương trình ĐTBD. Việc đánh giá này được thực hiện thông qua các bảng hỏi trước và sau quá trình ĐTBD. Bảng hỏi cần được xây dựng, thiết kế khoa học, bao gồm hệ thống câu hỏi về kiến thức lý luận và thực tiễn để đánh giá những thay đổi về nhận thức của cán bộ, cơng chức trước và sau khi tham gia khóa học. Việc đánh giá do các cơ sở ĐTBD thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp học viên sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng từ 3 tháng đến 6 tháng cán bộ và thông qua ý kiến phản hồi của chính cơ quan đang sử dụng cán bộ, công chức.
- Quan tâm xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sau ĐTBD tức là việc tiếp thu, tiếp nhận và khả năng vận dụng kiến thức của công chức vào thực tiễn thực thi nhiệm vụ, nội dung đánh giá chủ yếu dựa trên các chỉ số về kết quả giải quyết công việc, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ, công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Để có căn cứ đánh giá tác động của ĐTBD sau khóa học, cơ quan sử dụng cơng chức phải có sự hợp tác với cơ sở ĐTBD trong việc đánh giá chất lượng và hiệu quả của công tác ĐTBD. Đối với các địa phương, đơn vị, việc theo dõi,
đánh giá cán bộ sau đào tạo nhằm rà soát, đánh giá định kỳ để phục vụ cho công tác đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, quy hoạch thường xuyên; đồng thời cũng là căn cứ để tiếp tục xem xét cử cán bộ đi học và có ý kiến phản hồi về công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cơ sở đào tạo. Đối với cơ sở đào tạo, sự phối hợp thực hiện tốt hoạt động này sẽ nắm bắt được thông tin phản hồi về đánh giá cán bộ sau đào tạo làm cơ sở để nhà trường điều chỉnh nội dung, phương thức, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Mặt khác, thông qua kết quả đánh giá cán bộ sau đào tạo, đội ngũ giảng viên của nhà trường sẽ có căn cứ để điềuchỉnh phương pháp, nâng cao hiệu quả giảng dạy, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của các địa phương.
Việc đánh giá hiệu quả, chất lượng của công tác ĐTBD cần tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau như: đánh giá của các cơ quan, tổ chức ĐTBD; đánh giá của cơ quan, đơn vị sử dụng công chức hoặc thuê cơ quan độc lập đánh giá nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực.
3.2.5. Thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, giám sát, tổng kết việc thực hiện chính sách ĐTBD đối với cơng chức
Cần kiểm tra, giám sát đánh giá khách quan và minh bạch việc thực hiện chính sách ĐTBD đối với cơng chức, đồng thời thực hiện tốt các nội dung sau:
- Xây dựng và ban hành quy định, chương trình, kế hoạch về cơng tác kiểm tra giám sát đối với công chức tham gia ĐTBD trong từng giai đoạn nhất định; định kỳ, đột xuất kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD, việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị phụ trách ĐTBD.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra nền nếp học tập, duy trì liên hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ quan cử cán bộ đi học. Việc thực hiện nội quy, quy định của cơ sở đào tạo về cả thời gian, học tập, tác phong, đạo đức là yêu cầu bắt buộc với học viên. Cần duy trì chế độ báo cáo thường xuyên giữa đơn vị cử người đi học với cơ sở đào tạo về việc thực hiện nền nếp học tập để đánh giá người học - cán bộ chính xác, tồn diện. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo cần đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá người học, khơng chỉ qua điểm số các môn học mà cần kết hợp đánh giá chuyên cần, thực hiện nền nếp, nội quy lớp học. Trên cơ sở đó, các đơn vị cử cán bộ đi học, phối hợp với cơ sở đào tạo trong việc sử dụng kết quả này như một điều kiện, tiêu chuẩn khi bổ nhiệm cán bộ.Tăng cường hoạt động giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị- xã hội đối với việc thực hiện chính sách ĐTBD đối với cơng chức đồng thời phát huy vai trị của cơ quan báo chí và nhân dân đối với những vi phạm trong thực hiện chính sách ĐTBD.
- Thực hiện giải quyết đơn thư tố cáo, chủ động kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm