Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hạt gel và phương pháp hoạt hóa tới hiệu suất lên men rượu từ rỉ đường bằng phương pháp cố định tế bào (Trang 32 - 60)

Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm xác định ảnh hưởng của kích thước hạt gel đến hiệu suất lên men

Sau khi rửa hạt gel ở các kích thước khác nhau, ta cho hạt gel vào bình lên men. Mỗi bình lên men là một kích thước hạt gel. Tiến hành lấy dịch lên men ở các thời điểm sau 12, 24, 36, 48, 96h lên men trong các bình lên men để xác định hàm lượng đường

Dung dịch alginate và sinh khối nấm men theo tỉ lệ 1:1 Tạo hạt gel ở các kích thước pipet 1ml 2ml 5ml 10ml 25ml Ổn định hạt gel Rửa hạt gel

Thiết bị lên men chứa dịch rỉ đường đã chuẩn bị Dịch lên men Chưng cất Xác định lượng đường sót Xác định

độ rượu Xác định hiệu suất lên men

Chọn kích thước thích

hợp Lên men

sót và chưng cất xác định độ rượu. Dựa vào hàm lượng đường sót và độ rượu thu được ta xác định được hiệu suất lên men ở các kích thước và từ đó có thể chọn được kích thước hạt gel lên men thích hợp.

2.3.3.2. Thí nghiệm xác định ảnh hƣởng của phƣơng pháp hoạt hóa tế bào cố định đến hiệu suất lên men

Quy trình nghiên cứu được thực hiện sau chu kỳ lên men thứ 4 của quá trình lên men gián đoạn. Sau chu kỳ lên men thứ 4 thì tế bào cố định có khả năng bị giảm hoạt lực do đó hiệu suất lên men rượu sẽ giảm, vì vậy sau mỗi chu kỳ lên men muốn tận dụng khả năng lên men của tế bào cố định thì ta phải hoạt hóa nó. Có hai phương pháp để hoạt hóa tế bào cố định:

Phương pháp thứ nhất là hạt gel sau khi lên men chu kỳ 4, được rửa sạch bằng dung dịch muối sinh lý và cho vào dịch rỉ đường lên men. Không khí được sục vào KMnO4 0,1% để vô trùng và sục vào lòng dung dịch lên men chứa các hạt gel

Phương pháp thứ hai là sau khi hạt gel lên men chu kỳ 4, được rửa bằng dung dịch muối sinh lý và cho hạt gel vào môi trường có thành phần giống với môi trường nuôi sinh khối nấm men, sau 12h hoạt hóa tế bào thì lấy tế bào cố định ra và cho vào dịch rỉ đường lên men

Phương pháp thứ nhất tiết kiệm thời gian lên men và khả năng hoạt hóa cũng khá tốt. Với phương pháp này điều cần quan tâm đến đó là thời gian sục khí và nồng độ oxy hòa tan (DO).

Trong phạm vi đề tài này chỉ quan tâm đến phương pháp thứ nhất, đó là phương pháp sục khí.

Quá trình nghiên cứu được thực hiện sau chu kỳ lên men thứ 4 của quá trình lên men gián đoạn. Quy trình nghiên cứu theo sơ đồ sau :

Hình 2.4. Sơ đồ thí nghiệm xác định ảnh hưởng của phương pháp hoạt hóa đến hiệu suất lên men

Sau khi lên men chu kỳ 4, hạt gel được lấy ra đem đi rửa bằng nước muối sinh lý 9/1000. Khi rửa xong, hạt gel được cho vào bình lên men có chứa dịch rỉ đường đã chuẩn bị. Không khí được sục vào KMnO4 0,1% để vô trùng và sục vào lòng dung dịch lên men chứa các hạt gel ở các thời gian sục khí 5, 10, 15, 20 phút. Sau khi sục khí tiếp tục cho dung dịch lên men và lấy dịch lên men sau 12h để xác định hàm lượng đường sót, chung cất xác định độ rượu. Dựa vào hàm lượng đường sót và độ rượu thu được ta xác định được hiệu suất lên men và từ đó có thể xác định được thời gian sục khí thích hợp.

2.3.4. Phƣơng pháp xử lý nguyên liệu và nuôi cấy tế bào nấm men Phƣơng pháp xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu ban đầu là dịch rỉ đường 65oBx, pH= 5,6 không thể lên men rượu được mà phải xử lý pha loãng xuống 45oBx- 500Bx bằng nước cất, sau cho 0,2% - 0,3% H2SO4 đặc, rỉ đường được pha loãng xuống 30oBx để có pH từ 4,5- 4,6, cho

Hạt gel sau lên men lần 4

Bình lên men có chứa dịch rỉ đường đã chuẩn bị Xác định lượng đường sót Lên men Sục khí ở các thời gian khác nhau 5, 10, 15, 20 phút Dịch lên men Chưng cất Xác định hiệu

suất lên men Chọn thời gian sục khí thích hợp Nhiệt độ phòng

thêm 0,01%-0,02% KMnO4 để sát trùng và oxy hóa một số chất có trong rỉ đường. Đảo trộn, gia nhiệt đạt nhiệt độ dung dịch 80oC-85oC. Sau đó để lắng bốn giờ, tách cặn và pha loãng xuống nồng độ theo yêu cầu lên men.

Phƣơng pháp nuôi cấy tế bào nấm men

- Nuôi cấy tế bào: dùng môi trường Sabouraud [5] - Môi trường sinh khối tế bào [5]

Nuôi cấy tế bào trên thạch nghiêng: sau khi pha môi trường đem đi thanh trùng 121oC, trong 15 phút. Dùng que cấy cấy nấm men lên thạch nghiêng, ủ 1 ngày, ở 30oC.

Nhân giống tạo sinh khối: cho 10 ml nước cất vào trong ống nghiệm chứa môi trường thạch nghiêng đã chuẩn bị, dùng que cấy làm đồng đều nấm men ở dạng huyền phù. Tiếp đó, đếm số lượng nấm men bằng buồng đếm.

Môi trường sinh khối sau khi pha được đem đi thanh trùng ở 121oC trong 15 phút. Sau đó bổ sung 1ml nấm men vào bình tam giác 250ml chứa 50ml môi trường. Trong khoảng 24h-36h nuôi ở nhiệt độ thường 30 – 32oC, trên máy lắc ngang ở 160 vòng/phút cho nấm men phát triển tối đa. Sau đó dịch mang đi li tâm 15 phút, tốc độ 6000 vòng/phút, thu được sinh khối nấm men.

2.3.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu 2.3.5.1. Phƣơng pháp phân tích

Xác định hàm lượng chất khô của rỉ đường (oBx) bằng khúc xạ kế ATC Xác định hàm lượng đường ban đầu trong rỉ đường và hàm lượng đường sót trong dịch giấm chín bằng phương pháp Graxianop [6].

Xác định số tế bào nấm men bằng phương pháp đếm [14].

Xác định độ cồn bằng cồn kế.

Xác định hiệu suất lên men: hiệu suất lên men là tỉ lệ % giữa độ rượu thu được so với độ rượu theo lý thuyết [2].

Xác định DO bằng máy đo Oxi200

2.3.5.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê (Deseriptive Statistic, Anova single - factor, Ducan Test) với mức ý nghĩa p < 0,05 và vẽ đồ thị trên phần mền MS Excel 2003 và Spss 16.0.

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả xác định ảnh hƣởng của kích thƣớc hạt đến hiệu suất lên men rƣợu 3.1.1. Ảnh hƣởng của kích thƣớc hạt gel đến thời gian lên men

Các hạt gel được tạo ở các kích thước pipet 1, 2, 5, 10, 25ml được cho vào các bình lên men có dịch rỉ đường đã chuẩn bị: 13- 15% glucose tương ứng với 20,67mg glucose/ml; pH = 5. Tiến hành lên men ở nhiệt độ phòng, sau mỗi 12h, 24h, 36h, 48h, 96h lấy 50ml dịch lên men ra để xác định đường sót và 100ml đem chưng cất để xác định độ rượu. Từ hàm lượng đường sót và độ cồn sẽ xác định được hiệu suất lên men.

Kết quả được thể hiện trên hình 3.1 và bảng 3.1 (phụ lục 1)

0 5 10 15 20 25 0h 12h 24h 36h 48h 96h

Thời gian lên men

L ượn g đư ờn g só t t ro ng d ịc h lê n m en (m g/ m l)

Lên men ở kích thước hạt gel 1ml Lên men ở kích thước hạt gel 2ml Lên men ở kích thước hạt gel 5ml Lên men ở kích thước hạt gel 10ml Lên men ở kích thước hạt gel 25ml

Hình 3.1: Lượng đường sót trong dịch lên men theo thời gian ở các kích thước

Dựa vào biểu đồ thể hiện lượng đường sót trong dịch lên men theo thời gian ở các kích thước hạt gel khác nhau, ta thấy lượng đường sót giảm theo thời gian lên men. Nhìn chung tốc độ lên men ở tất cả các kích thước hạt gel đều giảm mạnh trong khoảng thời gian nhỏ hơn 24h lên men. Có thể giải thích điều này là do nấm men sử dụng đường làm cơ chất để tạo ra rượu etylic, CO2 và các sản phẩm khác cho nên theo thời gian lượng đường sót ở trong dịch lên men giảm dần.

Để dễ so sánh và theo dõi sự ảnh hưởng của kích thước hạt gel đến quá trình lên men chọn thời điểm mà hàm lượng đường sót còn lại 5mg/ml (đây là thời điểm mà hiệu suất lên men đạt khoảng 70- 80%) ở các bình lên men có kích thước hạt gel 1, 2, 5, 10, 25 ml để xác định thời gian lên men, hiệu quả lên men tốt nhất và dễ nhận ra nhất trong cả quá trình lên men.

Kết quả thí nghiệm về thời gian lên men khi hàm lượng đường sót là 5mg/ml ở các kích thước hạt gel khác nhau được thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Thời gian lên men để đường sót 5mg/ml

Kết quả nghiên cứu cho thấy thời điểm để đạt được hàm lượng đường sót là 5mg/ml khác nhau theo kích thước hạt gel, trong đó thời lên men ở bình lên men có kích thước hạt gel 25ml là ngắn nhất (34h), và tăng dần theo thứ tự kích thước hạt gel là 10, 5, 2, 1ml. Có thể giải thích điều này là do kích thước hạt gel càng lớn thì lỗ xốp trong hạt lớn, làm cho cơ chất khuếch tán tốt hơn, độ bền lớn hơn và ổn đinh trong thời gian dài.

Kích thước hạt gel

Thời điểm hàm lượng đường còn sót 5 (mg/ml) 1ml 41h 2ml 39h 5ml 38h 10ml 35h 25ml 34h

Như vậy xét về mặt thời gian khi lên men ở kích thước hạt gel 25ml ta sẽ rút ngắn được thời gian lên men so với các kích thước hạt khác, tuy nhiên để quyết định chọn kịch thước hạt gel nào thì cần so sánh với hiệu suất lên men

3.1.2. Ảnh hƣởng của kích thƣớc hạt gel đến hiệu suất lên men

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước hạt gel đến hiệu suất lên men được thể hiện trên hình 3.2 và bảng 3.3 (phụ lục 1)

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 12h 24h 36h 48h 96h

Thời gian lên men

H iệ u su ất lê n m en ( %

) Lên men ở kích thước hạt

gel 1ml

Lên men ở kích thước hạt gel 2ml

lên men ở kích thước hạt gel 5ml

Lên men ở kích thước hạt gel 10ml

Lên men ở kích thước hạt gel 25ml

Hình 3.2: Hiệu suất lên men theo thời gian ở các kích thước hạt gel 1, 2, 5, 10, 25ml

Dựa vào biểu đồ, ta thấy hiệu suất lên men tăng lên theo thời gian lên men ở tất cả các kích thước hạt gel, tuy nhiên sau 48h hiệu suất lên men đã có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do khi lên men nấm men sử dụng đường làm cơ chất để tạo ra rượu etylic, CO2 và các sản phẩm khác, theo thời gian lên men lượng đường trong dịch lên men sẽ giảm dần, đồng thời lượng rượu tạo ra tăng lên dẫn đến hiệu suất lên men tăng, nhưng sau 48h lên men cơ chất trong dịch lên men không còn nhiều cho nấm men sử dụng nên hoạt lực cũng yếu dần dẫn đến hiệu suất lên men bắt đầu giảm.

Để dễ so sánh và theo dõi sự tác động của kích thước hạt gel đến hiệu suất lên men chỉ xét đến hiệu suất lên men sau 48h. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trên hình 3.3 và bảng 3.4 (phụ lục 1)

87.65 85.04 88.91 87.70 91.43 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 1ml 2ml 5ml 10ml 25ml Kích thước hạt gel H iệ u s u ất l ên m en ( % )

Lên men sau 48h

a b c d e

Hình 3.3. Hiệu suất lên men ở các kích thước hạt gel sau 48h lên men

Ghi chú: Chữ cái a, b, c, d, e chỉ sự khác biệt về chỉ tiêu đánh giá với múc ý nghĩa p < 0,05.

Dựa vào biểu đồ ta thấy hiệu suất lên men ở các kích thước hạt đạt khá cao sau khi lên men được 48h, trong đó hiệu suất lên men ở kích thước hạt gel 25ml là cao nhất (91,43%).

→ Kết luận: Kích thước của hạt gel có ảnh hưởng đến thời gian lên men, hiệu suất lên men trong quá trình lên men từ rỉ đường. Do đó khi lên men để rút ngắn thời gian lên men mà hiệu suất lên men đạt cao nhất ta chọn kích thước hạt gel 25ml, mặt khác khi tạo hạt gel ở 25ml cũng tiết kiệm được thời gian tạo hạt.

3.2. Kết quả xác định ảnh hƣởng của phƣơng pháp hoạt hóa đến hiệu suất lên men rƣợu

Tốc độ của quá trình lên men bắt đầu giảm dần khi hàm lượng cơ chất không đủ cho nấm men sử dụng dẫn đến hoạt lực nấm men cũng yếu dần. Để tái sử dụng hạt gel cần hoạt hóa tế bào bằng cách cung cấp cơ chất để nấm men phát triển hay bổ sung oxy cho nấm men hoạt động trở lại. Vì vậy sau khi xác định được kích thước hạt gel sử dụng để lên men là 25ml, ta tiến hành thực hiện thí nghiệm xác định số lần tái sử dụng của hạt gel và ảnh hưởng của nồng độ oxy hòa tan bổ sung đến hiệu suất lên men

3.2.1. Kết quả thí nghiệm xác định số lần tái sử dụng hạt gel

Sau lần lên men thứ nhất khi hiệu suất lên men đạt 91,43% và hoạt lực lên men bắt đầu giảm thì vớt hạt gel ra rửa qua nước muối sinh lý 9/1000, sau đó cho hạt gel vào dịch lên men mới, lặp lại như với lên men lần 1. Theo dõi hàm lượng đường sót, độ cồn và đánh giá hiệu suất lên men và lặp lại quy trình cho đến khi tế bào cố định không còn khả năng lên men. Trên cơ sở đó xác định số lần tái sử dụng hạt gel và thời điểm bổ sung oxy. Kết quả thí nghiệm xác định số lần tái sử dụng hạt gel được thể hiện trên hình 3.4 và bảng 3.5 (phụ lục 1)

91.43 94.55 96.51 84.65 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Số lần sử dụng hạt gel H iệ u s uất l ên m en ( % )

Lên men ở kích thước hạt 25ml

a b c

d

Hình 3.4: Hiệu suất lên men sau 48h ở các lần tái sử dụng với kích thước hạt gel 25ml

Ghi chú: Chữ cái a, b, c, d chỉ sự khác biệt về chỉ tiêu đánh giá với múc ý nghĩa p < 0,05.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy ở lần lên men ban đầu hiệu suất đạt được chưa cao (91,43%), vì khi nấm men bị cố định trong hạt gel sẽ phải mất một khoảng thời gian cho nó thích nghi với môi trường và không gian hoạt động mới nên lượng đường sót trong dung dịch cao, quá trình lên men chưa triệt để. Ở giai đoạn lên men lần hai thì nấm men đã thích nghi với điều kiện không gian và môi trường, cho nên quá trình lên men đạt hiệu suất lên men cao hơn so với lần thứ nhất (94,55%). Hiệu suất lên men đạt cao nhất là ở lần lên men thứ 3 (96,51%). Tuy nhiên sang lần lên men thứ 4 thì khả năng hoạt động của nấm men lúc này yếu dần, nên hiệu suất giảm nhanh chỉ còn 84,65%. Nếu tiếp tục lên men thì nấm men bắt đầu già cỗi, không còn khả năng lên men.

Nguyên nhân là do nấm men hoạt động như một nhà máy sản xuất, đến một lúc nào đó cũng cần bảo dưỡng, nghỉ ngơi, khi hiệu quả công việc không còn tốt thì lúc này ta phải cho chúng nghỉ ngơi và tạo điều kiện cho chúng phát triển trở lại. Vì thế tiến hành sục khí cung cấp oxy để hoạt hóa lại nấm men.

3.2.2. Kết quả xác định nồng độ oxy hòa tan bổ sung

Nấm men là loại vi sinh vật hô hấp kỵ khí tùy tiện, khi có mặt của oxy sẽ xảy ra phản ứng:

C6H12O6 + 6O2 6H2O + 6CO2 +Q1 gia tăng sinh khối

Còn trong điều kiện yếm khí nó mới tiến hành lên men rượu theo phương trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hạt gel và phương pháp hoạt hóa tới hiệu suất lên men rượu từ rỉ đường bằng phương pháp cố định tế bào (Trang 32 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)