GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp đông la, xã đông la, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 115 - 119)

6.1. Đánh giá tác động môi trường

- Các tác động đến mơi trường chủ yếu trong q trình thi cơng, vận chuyển nguyên vật liệu trong q trình thi cơng làm phát tán bụi, khí thải, rác thải…gây tác động đến mơi trường khơng khí, đất, nước…

a. Bụi, khí thải

- Bụi: Trong quá trình thực hiện dự án sẽ phát sinh lượng lớn bụi qua công tác phá dỡ, san ủi chuẩn bị mặt bằng xây dựng; từ các phương tiện vận chuyển thiết bị thi công; bụi thải từ các xe vận chuyển nguyên vật liệu và phế thải xây dựng; bụi còn phát sinh trong quá trình xây dựng mới cơng trình. Bụi gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân xây dựng, khu dân cư và cơ quan lân cận.

- Khí thải: Phát sinh chủ yếu từ động cơ phương tiện sử dụng trong quá trình thi cơng xây dựng: Xe máy, xe chở nguyên vật liệu, các loại máy thi công xây dựng... Khi hoạt động tạo ra các khí thải: CO, CO2, NOx, SOx,…gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân xây dựng và dân cư khu vực lân cận.

b. Tiếng ồn, độ chấn động

- Tiếng ồn phát sinh trong quá trình hoạt động của xe, các loại máy móc và các phương tiện khác trong quá trình thực hiện dự án.

- Độ chấn động do hoạt động của các phương tiện cơ giới gây ra trong q trình xây dựng có thể ảnh hưởng tới các cơng trình xây dựng xung quanh.

c. Ơ nhiễm nước

- Ơ nhiễm nước hình thành từ nước mưa chảy tràn và nước thải trong khu vực dự án:

Dự án: Đầu tư xây dựng Cụm cơng nghiệp Đơng La, xã Đơng La, huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội

- Nước mưa chảy tràn: Sẽ cuốn theo đất cát, rác thải, bùn đất, ngồi ra cịn có dầu mỡ thải ra từ các động cơ của xe, máy móc và các phương tiện thi cơng khác.

- Nước thải: Nước thải sinh hoạt từ đội ngũ công nhân xây dựng trên công trường, nếu không được xử lý kịp thời sẽ là nguồn ô nhiễm mơi trường.

d. Ơ nhiễm đất

- Việc san ủi mặt bằng, công tác xây dựng tạo lượng lớn rác thải, nước thải nếu không được thu gom, theo nước mưa chảy tràn ngấm vào đất gây ô nhiễm đất.

6.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

a. Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải

- Lập quy trình hoạt động hợp lý cho các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, xe tải và các máy xây dựng nhằm giảm thiểu tối đa khói thải hoạt động.

- Đóng cọc và làm hàng rào bằng tôn xung quanh khu vực thi cơng để giảm thiểu bụi và khí thải.

- Sử dụng các phương tiện cơ giới có chỉ số kỹ thuật cao, để giảm thiểu bụi, khí thải do các phương tiện gây ra.

- Tưới ẩm các tuyến giao thơng có xe chở ngun vật liệu thi công xây dựng bằng xe phun nước chuyên dùng vào các giờ: 8h, 11h30’, 17h30’ để hạn chế bụi; đặc biệt là vào thời tiết khơ, nóng,…

- Khi chuyên chở vật liệu xây dựng các xe vận tải được phủ bạt kín tránh rơi vãi vật liệu trên đường. Không dùng xe tải quá cũ và không chở vật liệu rời quá tải, giảm tốc độ khi đi vào khu vực thi công.

- Các loại máy thi công phải được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nhằm giảm lượng khí thải.

b. Biện pháp giảm tiếng ồn và độ rung

- Sử dụng máy khoan, búa máy đúng công suất nhằm hạn chế độ ồn, rung ảnh hưởng đến các cơng trình phụ cận khác.

- Khơng vận hành các loại máy gây tiếng ồn vào giờ nghỉ và ban đêm,...

- Bố trí các thiết bị gây ồn trên những hệ đệm nhằm giảm chấn động lan truyền. - Các loại máy thi công phải được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung. Sử dụng máy khoan, búa máy đúng công suất nhằm hạn chế độ ồn, rung ảnh hưởng đến các cơng trình phụ cận khác.

c. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn

- Bố trí hợp lý các cơng đoạn trong q trình thi cơng

- Với khối lượng cơng việc lớn, thời gian kéo dài, lực lượng thi công tập trung tại công trường tuỳ theo đặc thù cơng việc và được bố trí ở tại lán trại hoặc nhà tạm cấp 4 tại cơng trường cùng với các cơng trình đảm bảo sinh hoạt như: Nhà bếp tập thể, nhà vệ sinh, nhà tắm. Lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày khá lớn, nồng độ các chất hữu cơ dễ phân huỷ cao nên cần được thu gom quản lý.

Dự án: Đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Đông La, xã Đơng La, huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội

- Nhà vệ sinh được thiết kế có bể xử lý tự hoại (bể phốt 3 ngăn), nguyên tắc hoạt động của bể là lắng cặn và phân huỷ sinh học trong điều kiện yếm khí, hiệu quả xử lý chất lơ lửng, BOD5 đạt 65% - 75% sau đó mới được thải ra mơi trường ngồi bằng rãnh bê tơng kín.

- Đối với nguồn nước thải khác trong khu vực thiết kế được thu gom về bể lắng ngầm bằng bê tơng dưới mặt đất có nắp đậy để lắng cặn, sau đó cùng với nước thải nhà vệ sinh thải ra đường cống chung.

- Tạo các đường thoát nước phụ để thoát nước tránh gây tù đọng trong q trình thi cơng.

- Quản lý, khống chế mùi hơi khi có nguồn nước tù đọng gây ơ nhiễm.

- Vệ sinh mặt bằng thi công cuối ngày làm việc, thu gom phế thải, khơng để rị rỉ xăng dầu, nhằm giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn. Thiết kế hệ thống mương thốt, tạo độ dốc thốt nước, tránh xói mịn do nước mưa chảy tràn.

d. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

- Tiến hành phân loại rác ngay tại nguồn phát sinh, phân thành 2 loại rác: Rác hữu cơ, rác vô cơ.

- Đối với rác vô cơ: Đất đá, cát sỏi, gạch vỡ, bê tông... thu gom đổ đúng nơi quy định.

- Chất thải rắn là kim loại, bao bì, nhựa, giấy... thu gom bán phế liệu - Chất thải rắn sinh hoạt tiến hành định kỳ thu gom hàng ngày.

- Các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng cần phải được che chắn cẩn thận, không để vật liệu xây dựng, đất, đá,... rơi vãi trên đường, lối đi.

e. Biện pháp giảm thiểu tác động do bùn thải

- Bùn thải tạo ra trong quá trình đào đắp, nạo vét, cải tạo mặt bằng xây dựng phải được thu gom và đưa ngay lên xe chuyên dụng chuyển đến khu tập kết rác để xử lý.

f. Biện pháp bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng

- Lập kế hoạch thi cơng và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công với nhau.

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và rút ngắn thời gian thi công đến mức tối đa.

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như các biện pháp thi cơng đất, biện pháp phịng ngừa tai nạn điện, thứ tự bố trí các bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm,…

- Các biện pháp an tồn lao động khi lập tiến độ thi cơng như: Thời gian và trình tự thi cơng phải đảm bảo sự ổn định của các cơng trình, thứ tự thi cơng các cơng trình, bố trí tuyến thi cơng hợp lý để ít di chủn, bố trí mặt bằng hợp lý để khơng cản trở lẫn nhau.

- Bố trí đồ dùng bảo hộ lao động thích hợp cho đội ngũ cơng nhân lao động.

Dự án: Đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Đơng La, xã Đơng La, huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội

- Tại mặt bằng thi công đảm bảo:

+ Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại

+ Thiết kế hệ thống chiếu sáng tại các khu vực cần làm việc ban đêm

+ Phải lập hàng rào cách ly với các khu vực nguy hiểm như: Trạm biến thế, khu vực dễ cháy nổ,…

+ Quy định cụ thể vị trí bố trí khu vệ sinh, bãi rác,… tránh bỏ rác, phóng uế bừa bãi gây ơ nhiễm mơi trường.

- Những biện pháp đề xuất ở trên là cơ bản để bảo vệ mơi trường khơng khí, nước, đất và an tồn lao động trong giai đoạn thi công. Khi thực hiện, tùy theo tình hình cụ thể có thể bổ sung thêm các biện pháp cần thiết khác.

Dự án: Đầu tư xây dựng Cụm cơng nghiệp Đơng La, xã Đơng La, huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp đông la, xã đông la, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)