Xuất quy trình sấy lạnh tối ưu

Một phần của tài liệu Sản xuất bột từ quả bơ (Trang 63 - 79)

Nhiệt độ: 40oC Vận tốc gió: 2m/s

Thời gian sấy: 8,25 giờ

Hình 3.9. Sơ đồ quy trình sấy lạnh tối ưu

Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu: nguyên liệu phải đạt các yêu cầu sau: bơ tươi, không dập

nát, chín màu xanh. Độ chín của bơ không quá chín sẽ làm cho bơ bị nát khi sơ chế, nếu quá xanh làm cho bơ bị đắng. Vì vậy sử dụng bơ có độ chín

khoảng 90%.

Xử lý sơ bộ: sau khi rửa sạch nguyên liệu bằng nước sạch, dùng dao cắt

bỏ phần cuống và bóc vỏ.

Xử lý sở bộ

Sấy Sơ chế

Xay

Bao gói bao bì PA Nguyên liệu

Sơ chế: cắt thành từng khoanh mỏng có bề dày khoảng 0,5mm để thuận

tiện cho quá trình sấy và vẫn giữ được mức độ nguyên vẹn của các tế bào quả

không làm ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi trong quá trình sấy của nguyên liệu.

Sấy: nguyên liệu sau khi sơ chế xếp vào khay sấy để thực hiện quá trình sấy khô tới độ ẩm phù hợp với các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Chế độ sấy:

nhiệt độ buồng sấy 40oC, vận tốc gió 2m/s, thời gian sấy 8,25 giờ.

Xay: dùng máy xay sinh tố để xay bơ tạo trạng thái bột mịn, phù hợp với

cách sử dụng ăn liền hoặc bổ sung vào các sản phẩm khác.

Bao gói, bảo quản: sản phẩm sau khi đạt yêu cầu thì được bao gói hút chân

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại phòng thí nghiệm từ các kết quả nguyên cứu đã thực hiện tôi rút ra một số kết luận sau:

Nguyên cứu sản xuất thử nghiệm sản phẩm bột bơ từ quả bơ bằng phương pháp sấy lạnh sản phẩm có độ ẩm cuối khoảng 3%.

Sấy lạnh ở chế độ nhiệt độ 40oC, vận tốc gió 2m/s với thời gian sấy 8,25 giờ.

Sản phẩm bột bơ có các đặc điểm cảm quan sau:

 Màu sản phẩm: có màu xanh của thịt quả nguyên liệu, nhưng vẫn có

màu vàng xem lẫn nhưng không nhiều.

 Mùi của sản phẩm: có mùi thơm đặc trưng của bơ, mùi thơm béo của

các chất dầu trong bơ.

 Vị: do các loại dầu trong bơ chịu nhiệt kém nên dù sấy ở nhiệt độ thấp nhưng nó vẫn làm ảnh hưởng đến vị của sản phẩm, làm cho bột bơ có vị đắng nhẹ.

 Trạng thái: do độ ẩm thấp nên bột bơ khô, mịn. Nhưng do công đoạn

xay dùng máy xay sinh tố nên độ mịn của sản phẩm vẫn chưa đạt được độ

mịn tối ưu.

Sản phẩm được bao gói hút chân không trong bao PA để tránh hiện tượng hút ẩm.

Sản phẩm có khả năng hút nước phục hồi tạo dạng bột sánh, có thể sử

dụng ăn liền.

Sản phẩm đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm sau khi kiểm tra vi sinh.

2. Đề xuất ý kiến

Để có sự đánh giá về chất lượng sản phẩm ta thường đánh giá sự biến đổi các hợp chất quan trọng, đặc trưng cho nguyên liệu đó. Đối với bơ là một

oleic, các thành phần omega 3… Vì vậy có tiêu chuẩn cho một sản phẩm ta

cần xác định sự biến đổi của một hợp chất quan trọng đó. Tuy nhiên, do điều

kiện làm đề tài có hạn, kinh phí, khả năng thực hiện để kiểm tra còn hạn chế do đó tôi chỉ tập trung nguyên cứu vào sự biến đổi cảm quan hay chất lượng

cảm quan mà sản phẩm đó được. Nếu tiếp tục được nghiên cứu để ứng dụng

vào sản xuất sản phẩm ra thị trường cần có các tiêu chuẩn này để đánh giá

chất lượng sản phẩm tốt hơn. Có thể dựa vào các tài liệu tham khảo hay các

sản phẩm tương tự như sản xuất bột ca cao vì đây cũng là loại nguyên liệu

chứa nhiều chất béo có lợi.

Qua thời gian nguyên cứu và sản xuất thử nghiệm sản phẩm bột bơ từ

quả bơ bằng phương pháp sấy lạnh tôi có một số ý kiến đề xuất sau:

Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng ở các chế độ sấy với vận tốc gió và độ ẩm

của không khí khác để rút ngắn thời gian sấy và cải thiện chất lượng sản phẩm. Do đặc điểm của nguyên liệu, đối với bơ đặc biệt không chịu được nhiệt độ cao do các loại dầu trong bơ kén nhiệt, ở nhiệt độ cao làm biến đổi các loại

dầu này làm cho bơ có vị đắng nên làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm.

Vì vậy để làm giảm sự ảnh hưởng này, ta nên áp dụng phương pháp sấy lạnh chân không thăng hoa nếu có thiết bị để giữ chất lượng cho sản phẩm tốt nhất. Hoặc có thể áp dụng các phương pháp sấy khác phù hợp để nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Do dầu trong bơ rất dễ bị oxy hóa nên sản phẩm sau khi sấy biến biến đổi

làm giảm màu sắc mùi vị của sản phẩm nếu bảo quản ở điều kiện thường. Đặc điểm của sản phẩm dạng bột nên hình thức sử dụng có thể ăn liền, hoặc có thể

sử dụng làm nguyên liệu bổ sung vào các sản phẩm dạng bột khác để tạo ra

sản phẩm mới làm tăng giá trị cho sản phẩm. Nên việc kéo dài thời gian bảo

quản, thời gian sử dụng và có thể bao gói trong bao bì bình thường cũng là một vấn đề quan trọng để tiếp tục nguyên cứu cải thiện chất lượng sản phẩm.

Có thể dùng phương pháp bao gói khác, loại bao bì khác để tránh hiện tượng

biến đổi màu của sản phẩm. Đối với các sản phẩm dạng bột có thể bảo quản ở

nhiệt độ thấp từ 7 – 8oC để tránh hiện tượng biến màu.

Nguyên cứu bổ sung bột bơ vào các loại bột khác hiện có trên thị trường để làm tăng giá trị cho sản phẩm.

Cách sử dụng sản phẩm: sản phẩm có thể ăn liền bằng cách hòa tan vào

nước để có thể tạo sinh tố bơ từ bột bơ. Hoặc có thể nguyên cứu bổ sung vào các sản phẩm dạng bột khác đặc biệt là bột dành cho trẻ em vì bơ rất có giá trị

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo

1. Đặng Văn Hợp, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Thuần Anh, Vũ Ngọc Bội

(2006), Phân tích kiểm nghiệm thực phẩm thủy sản, NXB Nông nghiệp.

2. Tôn Nữ Minh Nguyệt (chủ biên), Lê Văn Việt Mẫn, Trần Thị Thu Hà (2009), Công nghệ chế biến rau quả tập 1 nguyên liệu và công nghệ bảo quản

sau thu hoạch, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

3. Lê Ngọc Tú, Bùi Đức Lợi, Lưu Duẩn, Ngô Hữu Hợp, Đặng Thị Thu,

Nguyễn Trọng Cẩn (2003), Hóa học thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ thuật

Hà Nội.

4. Lê Bạch Tuyết, Lưu Duẫn, Hà Văn Thuyết, Nguyễn Đình Thưởng, Ngô

Hữu Hợp, Nguyễn Duy Thịnh, Nguyễn Thị Hải Yến, Lê Trọng Hoàng, Phạm Sương Thu, Nguyễn Ngộ, Nguyễn Thị Thanh, Mai Văn Lể, Hoàng Đình Hòa, Phạm Thị Anh, Lâm Xuân Thanh, Phạm Công Thành, Nguyễn Xuân Thâm

(1996), các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm, Nhà xuất

bản giáo dục.

5. Hà Duyên Tư (2006), Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

Một số trang website tham khảo

6. http://afamily.vn/cham-soc-con/2008100609089979/Qua-bo-mon-ngon- cho-be.chn 7. http://dryer.vn/tin-tuc/cong-nghe-say/74-quy-trinh-say-kho-rau-qua.html) 8. http://gianongsan.net/index.php/news/Tin-tuc/Tim-hieu-ve-cay-bo-60/ 9.http://khuyennongdaklak.com.vn/index.php?option=com_content&view=art icle&id=107:cay-b&catid=1:trng-trt&Ittôiid=56

10. Phân tích chuỗi giá trị bơ Daklak

11. http://taberd75.com/linh%20tinh/Avocado.htm

12. http://unilongs.com.vn/index.php/2011/01/cc-thong-tin-ve-cay-bo/ 13.http://vietbao.vn/Suc-khoe/Su-ky-dieu-cua-qua-bo/30192595/248/

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 3215 – 79 sản phẩm thực phẩm phân tích cảm quan – phương pháp cho điểm

Tiêu chuẩn này đã được áp dụng cho công tác kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm chung hoặc riêng biệt từng chỉ tiêu: mùi, vị, màu sắc, trạng thái… phương pháp cho điểm còn được áp dụng để xác định mức chất lượng

của một số chỉ tiêu khác của thực phẩm.

Tiêu chuẩn Việt Nam sử dụng hệ 20 điểm xây dựng trên một thang điểm

thống nhất có 6 bậc (từ 0 đến 5) và 5 là điểm cao nhất cho mỗi chỉ tiêu. Sáu bậc đánh giá phải tương ứng với nội dung mô tả trong bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3. Bảng tiêu chuẩn Việt Nam về đánh giá cảm quan của sản phẩm

Bậc đánh giá Điểm chưa có trọng lượng Cơ sở đánh giá (1) (2) (3) 1 5

Trong chỉ tiêu đang xét, sản phẩm có tính chất tốt, đặc trưng và rõ rệt cho chỉ tiêu đó, sản phẩm không có lỗi

và khuyết tật nào.

2 4 Sản phẩm có khuyết tật nhỏ hoặc sai lỗi nhỏ hoặc cả

hai nhưng không làm giảm giá trị cảm quan sản phẩm.

3 3

Sản phẩm có khuyết tật hoặc sai lỗi hoặc cả hai, số lượng và mức độ sai tật làm giảm giá trị cảm quan của

sản phẩm nhưng vẫn đạt chỉ tiêu chuẩn

4 2

Có khuyết tật hoặc sai lỗi hoặc cả hai, số lượng và mức độ sai tật làm cho sản phẩm không đạt chất lượng quy định theo tiêu chuẩn nhưng vẫn có khả năng bán được.

(1) (2) (3)

5 1

Sản phẩm có khuyết tật hoặc sai lỗi ở mức độ trầm

trọng không đạt được mục đích sử dụng chính của sản

phẩm. Sản phẩm vẫn chưa bị coi là hỏng. Sản phẩm đó không thể bán được nhưng sau khi tái chế thích

hợp vẫn có thể sử dụng .

6 0

Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức độ rất trầm

trọng, sản phẩm bị coi là hư hỏng, không sử dụng được nữa.

Khi đánh giá, mỗi kiểm nghiệm viên căn cứ kết quả ghi nhận được, đối

chiếu với bảng mô tả các chỉ tiêu này (bảng này được xây dựng cụ thể cho

từng loại sản phẩm) và dùng số nguyên để cho điểm từ 0 đến 5.

Nếu có nhiều kiểm nghiệm viên cùng đánh giá (n) thì điểm trung bình là kết quả trung bình cộng của (n) kiểm nghiệm viên, lấy chính xác đến 2 chữ số

thập phân sau dấu phẩy.

Trong thực tế, các chỉ tiêu có mức độ quan trọng khác nhau, do đó cần có

một hệ số quan trọng để biểu thị mức độ quan trọng. Hệ số này được quy định

cho từng loại sản phẩm do các chuyên gia đề nghị.

Tích của điểm trung bình của một chỉ tiêu với hệ số quan trọng của chỉ tiêu đó là điểm trung bình có trọng lượng của chỉ tiêu đó.

Điểm chung là tổng số điểm có trọng lượng của tất cả các chỉ tiêu cảm quan. Để phân cấp chất lượng (phân loại), người ta sử dụng điểm có trọng lượng.

Bảng 2.4. Yêu cầu về điểm trung bình chưa có trọng lượng

Chất lượng Điểm trung bình Yêu cầu về điểm trung bình chưa có trọng lượng đối với các chỉ tiêu

Tốt 18,6 ÷ 20 Các chỉ tiêu quan trọng nhất ≥ 4,7

Khá 15,2 ÷ 18,5 Các chỉ tiêu quan trọng nhất ≥ 3,8

Trung bình 11,2 ÷ 15,1 Mỗi chỉ tiêu ≥ 2,8

Kém 7,2 ÷ 11,1 Mỗi chỉ tiêu ≥ 1,8

Rất kém 4,0 ÷ 7,1 Mỗi chỉ tiêu ≥ 1,0

Hỏng 0 ÷ 3,9

Qua bảng ta thấy để đạt được yêu cầu về chất lượng (loại trung bình) số điểm trung bình chưa có trọng lượng của mỗi chỉ tiêu cảm quan phải đạt ít

nhất là 2,8 và điểm chung ít nhất là 11,2 đối với mỗi sản phẩm.

Chú ý:

Nếu một chỉ tiêu nó đó có điểm 0 thì nên tiến hành đánh giá lại chỉ tiêu

đó. Khi hội đồng đã quyết định cho một chỉ tiêu nào đó điểm 0 thì sản phẩm đó bị đánh giá với điểm chung bằng 0.

Đối với mẫu sản phẩm đồng nhất, nhận xét của một thành viên hội đồng

bác bỏ, khi nhận xét đó chênh lệch quá 1,5 điểm so với điểm trung bình chưa

PHỤ LỤC 2: Phương pháp xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô (TCVN 5777-1994)

Nguyên lý: xác định hàm lượng ẩm bằng phương pháp sấy khô để làm bay hết hơi nước trong thực phẩm. Cân khối lượng thực phẩm trước và sau khi sấy khô để tính hàm lượng ẩm.

Dụng cụ, vật liệu:

Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ (100 ÷ 130oC). Cân phân tích chính xác 10-4g.

Bình hút ẩm.

Cốc sấy, đủa thủy tinh.

Tiến hành: sấy ở 100 ÷ 105oC

Sấy cốc đến khối lượng không đổi: cốc rửa sạch cho vào tủ sấy, đặt nhiệt độ 100 ÷ 105oC, trong khoảng 30 phút. Làm nguội trong bình hút ẩm, đem cân. Lặp lại nhiều lần sao cho chênh lệch khối lượng giữa hai lần cân ≤

5×104g.

Sấy mẫu đến khối lượng không đổi: cân P(g) mẫu đã cắt nhỏ cho vào cốc

và sấy đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 105oC.

Độ ẩm tính theo công thức:

Trong đó:

G: trọng lượng cốc sấy (g).

G1: trọng lượng cốc sấy và mẫu trước khi sấy (g).

G2: trọng lượng cốc sấy và mẫu sau khi sấy (g).

G1 – G2

X = × 100%

PHỤ LỤC 3: Xác định hàm lượng tro (khoáng) trong thực phẩm (TCVN 4588-1998)

Nguyên lý: nung mẫu thực phẩm ở 550 – 600oC cho cháy hoàn toàn các chất hữu cơ, phần còn lại đem cân và tính ra % tro có trong thực phẩm.

Dụng cụ, vật liệu:

Tủ nung điều chỉnh được nhiệt độ.

Cân phân tích chính xác 10-4g. Bình hút ẩm.

Cốc nung, đũa thủy tinh.

Tiến hành:

Cốc được rửa sạch cho vào lò nung ở nhiệt độ 550oC đến khối lượng không đổi. Để nguội trong bình hút ẩm và cân trên cân phân tích.

Cân 10g mẫu cho vào cốc nung và nâng nhiệt đến 550 – 600oC với thời

gian nung là 7 giờ. Sau 7 giờ lấy mẫu ra để nguội trong bình hút ẩm và tiến

hành cân. Khi cân xong thì tiếp tục cho vào lò nung ở nhiệt độ trên với thời

gian là 30 phút rồi lấy ra để nguội trong bình hút ẩm và tiến hành cân. Nung

đến khối lượng không đổi thì dừng.

Công thức tính hàm lượng tro như sau:

X= 100*(G2 – G) / (G1 – G)

Trong đó:

G2: trọng lượng chén nung + tro (g).

G1: trọng lượng chén nung + mẫu (g).

PHỤ LỤC 4: Giới hạn vi sinh vật trong thực phẩm theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế trong nhóm thực phẩm ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc và rau quả các sản phẩm rau quả.

Bảng 2.5. Quy định vi sinh vật trong một số sản phẩm thực phẩm

STT TÊN SẢN PHẨM LOẠI VI SINH

VẬT GIỚI HẠN VI SINH VẬT (trong 1g hay 1ml thực phẩm) TSVSVHK 104 Coliforms 10 E.coli 3 S.aureus 10 Cl. Perfingens 10 B. cereus 10 1 Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, khoai củ, đậu đỗ: bánh, bột (dùng trực tiếp, không sử

lý nhiệt trước khi sử dụng)

TSBTNM-M 102

(Quy định giới hạn tối đa nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm,

PHỤ LỤC 5: Biến đổi khối lượng, độ ẩm, tốc độ sấy của bột bơ sấy lạnh ở các chế độ sấy

Bảng 3.1. Biến đổi khối lượng và độ ẩm của bột bơ sấy lạnh ở các nhiệt độ

khác với vận tốc gió v=1m/s

Nhiệt độ sấy oC

30 35 40 45

Thời gian sấy h Khối lượng g Độ ẩm % Khối lượng g Độ ẩm % Khối lượng g Độ ẩm % Khối lượng g Độ ẩm % 0,00 100 87,07 100 87,07 100 87,07 100 87,07 0,75 71,43 81,90 67,61 80,88 64,98 80,10 57,79 77,63 1,50 51,57 74,93 46,33 72,09 41,9 69,14 35,69 63,77 2,25 36,94 65,00 33,77 61,71 30,09 57,03 24,78 47,82 3,00 26,38 50,99 23,79 45,65 20,11 35,70 17,34 25,43 3,75 19,83 34,80 17,42 25,77 17,26 25,09 15,81 18,22 4,50 17,68 26,87 15,92 18,78 15,47 16,42 14,73 12,22 5,25 16,28 20,58 14,82 12,75 14,41 10,27 14,24 9,20 6,00 15,18 14,82 14,29 9,52 13,93 7,18 13,85 6,64 6,75 14,27 9,39 13,98 7,51 13,66 5,34 13,63 5,14 7,50 13,92 7,11 13,72 5,76 13,47 4,01 13,52 4,36 8,25 13,72 5,76 13,55 4,58 13,37 3,29 13,43 3,72 9,00 13,61 5,00 13,46 3,94 13,33 3,00 13,37 3,29 9,75 13,51 4,29 13,39 3,44 13,29 2,71 13,32 2,93 10,50 13,46 3,94 13,35 3,15 13,28 2,64 11,25 13,42 3,65 13,32 2,93 12,00 13,38 3,36 13,29 2,71 12,75 13,35 3,15 13,50 13,33 3,00

Một phần của tài liệu Sản xuất bột từ quả bơ (Trang 63 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)