Biến đổi về chất lượng cảm quan của sản phẩm theo nhiệt độ

Một phần của tài liệu Sản xuất bột từ quả bơ (Trang 55 - 57)

Khi sấy ở nhiệt độ t=30oC, 35oC, 40oC thì thời gian sấy giảm và ngắn hơn so với khi sấy cùng nhiệt độ ở vận tốc gió 1m/s.

Khi nhiệt độ sấy t=45oC thì thời gian sấy cũng giảm nhưng thời gian sấy dài hơn khi sấy cùng nhiệt độ ở vận tốc gió v=1m/s, và các nhiệt độ khác

cùng vận tốc gió 2m/s.

Sở dĩ có hiện tượng này là do khi sấy ở nhiệt độ t=30oC, t=35oC, t=40oC thì quá trình khuếch tán ngoại và khuếch tán nội còn phù hợp với nhau. Tốc độ gió càng lớn thì càng làm tăng quá trình khuếch tán ngoại, do đó làm tăng

nhanh tốc độ sấy và giảm thời gian sấy. Khi nhiệt độ t=45oC kết hợp với sấy ở điều kiện vận tốc gió lớn 2m/s thì sẽ xãy ra hiện tượng tạo màng cứng cho sản

phẩm, làm cản trở quá trình khuếch tán ẩm từ bên trong ra bên ngoài bề mặt

sản phẩm. Do đó làm tăng thời gian sấy khi sấy ở cùng điều kiện nhiệt độ với

vận tốc gió v=1m/s và cùng điều kiện vận tốc gió với các nhiệt độ khác nhau.

Tóm lại ở nhiệt độ t=40oC, vận tốc gió 2m/s thì thời gian sấy để đạt độ ẩm yêu cầu nhanh nhất (8,25 giờ).

3.2.3. Biến đổi về chất lượng cảm quan của sản phẩm theo nhiệt độ và vận tốc gió vận tốc gió

Sau khi sấy bơ ở các nhiệt độ từ 30oC – 45oC (bước nhảy 5oC) và vận tốc

gió 1m/s, 2m/s thì biến đổi chất lượng cảm quan của sản phẩm được biểu diễn ở biểu đồ dưới đây:

13,56 14,52 15,32 14,16 14,36 15,9 16,68 12,2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 30 35 40 45 Nhiệt độ (độ C) Đ iể m c ó t rọ n g l ư n g mẫu sấy ở 1m/s mẫu sấy ở 2m/s

Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn điểm có trọng lượng của sản phẩm sấy theo

nhiệt độ và vận tốc g

Dựa vào biểu đồ hình 3.6, ta thấy rằng: nhìn chung thì điểm có trọng lượng ở các thí nghiệm tương đối, không quá cao và cũng không quá thấp. Ở

chế độ sấy t=45oC, v=2m/s cho điểm có trọng lượng thấp nhất (12,2 điểm); ở

chế độ sấy t=40oC, v=2m/s cho điểm có trọng lượng cao nhất (16,68 điểm).

Còn các chế độ sấy còn lại điểm có trọng lượng thay đổi không quá lớn và có thể đặc trưng cho các chế độ sấy. Điều này có thể giả thích như sau:

Ở nhiệt độ sấy t=45oC, vận tốc gió v=2m/s: tốc độ sấy ban đầu nhanh do

nhiệt độ cao và vận tốc gió lớn nhưng càng về sau do đặc trưng của nguyên liệu, khi sấy nhiệt độ cao tạo lớp vỏ cứng bên ngoài bề mặt ngăn cản quá trình

thoát hơi nước của nguyên liệu và do vận tốc gió thấp nên khả năng làm bay

hơi nước cũng kém. Vì vậy thời gian sấy kéo dài. Ngoài ra do khi sấy ở nhiệt độ cao, thời gian sấy kéo dài nó làm nguyên liệu bị biến đổi ảnh hưởng đến

chất lượng cuối cùng của thành phẩm. Màu bị thâm đen do thời gian sấy lâu

làm các chất pholyphenol trong bơ bị biến màu, sấy ở nhiệt độ cao tác động đến các chất dầu trong bơ gây oxy hóa, làm cho bơ bị đắng.

Ở nhiệt độ sấy t=40oC, v=2m/s với thời gian làm khô, chế độ sấy thích hợp

nên các phản ứng bất lợi ít xảy ra, tạo cho sản phẩm có chất lượng cảm quan tốt

nhất có thể đạt được khi khảo sát trong các chế độ sấy trên (16,68 điểm).

Ở các chế độ sấy còn lại hoặc do nhiệt độ sấy thấp (t=30oC) làm kéo dài thời gian sấy, hoặc do nhiệt độ sấy cao (t=45oC) làm cho nguyên liệu bị tác động của nhiệt độ ảnh hưởng đến mùi vị của sản phẩm. Ở nhiệt độ 30oC, vận

tốc gió 1m/s (13,56 điểm), nhiệt độ thấp ít gây ảnh hưởng làm biến đổi

nguyên liệu theo chiều hướng xấu. Tuy nhiên do thời nhiệt độ sấy thấp nên thời gian sấy kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Vậy tóm lại, qua kết quả nguyên cứu cho ta thấy: bơ sau khi sấy ở chế độ

t=40oC, v=2m/s cho điểm cảm quan tốt nhất.

Một phần của tài liệu Sản xuất bột từ quả bơ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)