Câu hỏi 1:
Hiện nay, một số địa phương chưa thấy hết được trách nhiệm quản lý tài nguyên nước. Vậy, những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về tài nguyên nước là gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 57 Luật Tài nguyên nước, nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng chống và khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về tài nguyên nước;
- Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí
tượng thủy văn, cảnh bán lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước;
- Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước;
- Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để
phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán, xử lý sự cố cơng trình thủy lợi và các tác hại khác do nước gây ra;
- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước;
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
- Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước.
Câu hỏi 2:
Ở nước ta hiện nay, cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm quản lý nhà
nước về tài nguyên nước?
Trả lời:
Theo quy định của Luật Tài nguyên nước thì Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Theo Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài ngun và Mơi trường, trong đó quy
tài nguyên nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết
định số 600/2003/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2003 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý tài nguyên nước. Cục Quản lý tài nguyên nước là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng
đã thành lập các Sở Tài nguyên và môi trường, trong đó có các Phịng Quản
lý tài ngun nước có chức năng giúp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
Câu hỏi 3:
Tổ chức, cá nhân có những quyền lợi và nghĩa vụ gì trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước?
Trả lời:
Điều 19, Điều 22 và Điều 23 của Luật Tài nguyên nước quy định cụ thể
về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, các quy định này cịn được chi tiết hóa trong Nghị
định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định
việc cấp phép thăm dị, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 149/2004/NĐ-CP) tại các Điều
17 (Quyền của chủ giấy phép), Điều 18 (Nghĩa vụ của chủ giấy phép).
Câu hỏi 4:
Hiện nay có bao nhiêu loại giấy phép tài nguyên nước?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 149/2004/NĐ-CP thì giấy
phép trong hoạt động của tài nguyên nước, bao gồm: - Giấy phép thăm dò nước dưới đất;
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; - Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; - Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Ngoài các giấy phép nêu trên, căn cứ theo Quyết định số 17/2006/QĐ- BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất, cịn có thêm giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
Câu hỏi 5:
Việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước nhằm mục đích gì?
Cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước là công cụ đắc lực cho thực hiện công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên
nước. Các loại giấy phép về tài nguyên nước (bao gồm: giấy phép thăm dò nước dưới đất; khai thác, sử dụng tài nguyên nước (nước mặt, nước dưới đất); xả nước thải vào nguồn nước) là văn bản pháp lý trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
Nhiều trường hợp, tổng lượng nước khai thác trong một vùng còn nhỏ hơn rất nhiều tổng lượng nước có thể khai thác được, song các cơng trình khai thác bố trí khơng hợp lý (quá tập trung ở một khu vực) dẫn tới mực nước bị hạ thấp cục bộ (hoặc cạn kiệt nguồn nước), làm cho việc khai thác nước không kinh tế, không hiệu quả. Mặt khác, nhiều trường hợp, các đơn vị khai thác nước dưới đất không hiểu về điều kiện địa chất thuỷ văn khu vực, làm
nhiễm bẩn hoặc nhiễm mặn nguồn nước. Do đó, sẽ gây ảnh hưởng tới việc
khai thác nước, thậm chí là khơng thể tiếp tục khai thác được.
Cấp phép khai thác nguồn nước chính là để bảo vệ quyền lợi của tổ
chức, cá nhân khai thác nước, được khai thác nước một cách hiệu quả và hợp pháp nguồn nước. Khi cấp phép khai thác nguồn nước, cơ quan quản lý luôn phải dựa trên quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, cân đối giữa lượng
nước sẵn có với yêu cầu sử dụng của vùng. Đặc biệt là phải xem xét sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cơng trình khai thác; sự ảnh hưởng do việc khai thác nước của các tổ chức, cá nhân xin phép tới việc khai thác nước của các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép để hạn chế tới mức có thể các ảnh hưởng này, nhằm đảm bảo việc khai thác nước của các cơng trình đã có được ổn định.
Vì vậy, việc cấp phép vừa là cơng cụ cho quản lý, bảo vệ nguồn nước
để khai thác bền vững nguồn nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
vừa là để bảo đảm quyền lợi khai thác, sử dụng nước của các tổ chức, cá nhân khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Câu hỏi 6:
Tại sao khi xả nước thải vào nguồn nước phải có giấy phép ?
Trả lời:
Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ... chứa rất nhiều chất bẩn và chất độc hại, nếu thải trực tiếp vào nguồn nước không qua xử lý sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện nay, nhiều sông ở nước ta đã bị ô nhiễm như sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy,
sơng Sài Gịn - Đồng Nai... nguyên nhân là do chưa quản lý được việc xả
nước thải ra các sơng này. Các nguồn nước có đặc điểm là tự làm sạch và pha loãng nồng độ các chất thải, tuy nhiên khả năng tự làm sạch và pha loãng của chúng bị hạn chế, nếu chúng ta xả nước thải quá mức sẽ gây nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước. Để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ chất lượng nguồn nước
cần kiểm soát việc xả nước thải vào nguồn nước.
Khi cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, cơ quan cấp phép sẽ xem xét, quyết định tổng lượng nước thải xả vào nguồn nước, nồng độ các chất xả
thải và chế độ xả thải để đảm bảo chất lượng nước trong nguồn tiếp nhận
nước thải vẫn đáp ứng yêu cầu cho các mục đích sử dụng của các tổ chức, cá nhân đang thai thác nước và đồng thời đảm bảo môi trường cho sự phát triển của hệ sinh thái trong nguồn tiếp nhận.
Nếu không thực hiện việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, các
đơn vị xả nước thải vào nguồn nước sẽ thực hiện việc xả nước thải một cách
tuỳ tiện, dẫn đến nguồn nước tiếp nhận nhanh chóng bị ơ nhiễm, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Khi nguồn nước đã bị ô nhiễm thì việc khơi phục là rất khó khăn, địi hỏi phải tốn nhiều kinh phí, nhiều cơng sức và trong thời gian dài (đặc biệt là đối với nguồn nước dưới đất).
Vì vậy, Cấp phép xả nước thải vào nguồn nước là công cụ đắc lực nhất
để kiểm soát và quản lý các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước, nhằm
bảo đảm chất lượng nguồn nước luôn đáp ứng các yêu cầu sử dụng cho các mục đích xác định (như ăn uống, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản) và bảo đảm môi trường sinh thái trong các nguồn nước tiếp nhận nước thải.
Câu hỏi 7:
Tại sao khi thăm dò nước dưới đất phải có giấy phép?
Trả lời :
1. Trước hết cần phải nắm được tại sao lại phải thăm dò nước dưới đất.
Để thiết kế và xây dựng các cơng trình khai thác nước có hiệu quả,
trước tiên là phải nắm được các thông tin, số liệu về nguồn nước dự kiến
khai thác. Tuy nhiên, do nguồn nước dưới đất có đặc điểm là phân bố dưới
mặt đất, vì vậy nếu khơng có các cơng trình thăm dị sẽ khơng nắm được các thông tin, số liệu về nguồn nước (vị trí, độ sâu phân bố, số lượng, chất
lượng nước và khai thác được trong thơi gian bao lâu). Do đó, cần thiết phải thăm dị, tức là tiến hành các cơng tác khoan, khảo sát địa chất, địa chất thuỷ văn để xác định các vị trí có thể khai thác, chiều sâu khai thác và phương
pháp khai thác.
2. Cấp phép thăm dị nhằm ba mục đích:
- Thứ nhất, là để giúp cho các đơn vị thăm dò lựa chọn được phương
pháp thăm dò, đánh giá nguồn nước dưới đất thích hợp, tránh gây lãng phí
tiền của và công sức.
- Thứ hai, là để bảo vệ tài ngun nước, vì khi thăm dị nhất là khoan thăm dò nếu khơng có các biện pháp kỹ thuật tốt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
- Thứ ba, là cấp phép thăm dị là cơng cụ phục vụ cho cơng tác quản lý nguồn nước, là bước phân phối đầu tiên về tài ngun nước. Bởi vì, thăm dị là tiền đề cho khai thác, trên một khu vực nếu thăm dị có nước thì sẽ
chuyển sang khai thác. Vì vậy, phải xem xét việc phân phối nguồn nước ngay từ khâu thăm dò; và cũng trong khâu này phải xem xét việc đánh giá
nước nguồn của đơn vị xin phép có hợp lý và có nằm trong giới hạn cho
phép khơng? đồng thời cịn nhằm để quản lý và tăng cường các số liệu về tài nguyên nước.
Câu hỏi 8:
Trong trường hợp nào việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải xin cấp giấy phép ?
Trả lời :
1. Các trường hợp không phải xin cấp giấy phép là các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước với quy mơ nhỏ, ít gây ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng nước nguồn nước, cụ thể:
* Khoản 1, Điều 6 của Nghị định 149/2004/NĐ-CP quy định các
trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải xin phép, bao gồm:
- Khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất với quy mô nhỏ phục vụ sinh hoạt trong phạm vi gia đình;
- Khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất với quy mô nhỏ để sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thủy điện và cho các mục đích khác trong phạm vi gia đình;
- Khai thác, sử dụng nguồn nước biển với quy mô nhỏ để sản xuất muối và nuôi trồng hải sản trong phạm vi gia đình;
- Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt, nước biển trong phạm vi diện tích đất đã được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật
Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật;
- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ các hoạt động lâm nghiệp, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học;
- Khai thác nước dưới đất từ các cơng trình thay thế có quy mơ khơng lớn hơn và mực nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép đã được xác định
trong giấy phép, nằm trong khu vực đã được cấp phép.
* Khoản 2, Điều 6 của Nghị định quy định việc xả nước thải vào nguồn nước với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình thì khơng phải xin cấp giấy
phép.
* Khoản 3, Điều 6 của Nghị định quy định các trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mơ nhỏ trong phạm vi gia đình khơng phải xin
phép nhưng phải đăng ký, bao gồm:
- Khai thác, sử dụng nước dưới đất để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng mà tổng lượng nước khai thác vượt quá tổng lượng dòng ngầm trung bình mùa kiệt;
- Chiều sâu giếng khai thác vượt quá mức quy định.
2. Tất cả các trường hợp khác, ngoài các trường hợp nêu trên khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đều phải xin cấp giấy phép.
Câu hỏi 9:
Tại sao lại quy định một số trường hợp khai thác nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình khơng phải xin phép nhưng phải đăng ký ?
Trả lời :
Quy định việc khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình khơng phải xin phép nhưng phải đăng ký là do:
Thực tế, ở nước ta một số vùng như Tây Nguyên, Lục Ngạn - Bắc
Giang số tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất với quy mơ nhỏ trong phạm vi gia đình khơng phải xin phép là khá lớn, làm cho tổng lượng nước khai thác trong vùng lớn, nhiều khi vượt quá lượng nước có thể khai thác
được của vùng, dẫn đến mực nước ngầm bị hạ thấp quá mức. Vì vậy, trong
trường hợp đó, tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất cần phải đăng ký
để cơ quan quản lý tài nguyên nước nắm được số lượng nguồn nước khai
thác và có kế hoạch quản lý, đề xuất các biện pháp duy trì, bảo vệ nguồn. Ngồi ra, trên lãnh thổ nước ta, nhiền nơi có điều kiện địa chất thuỷ văn phức tạp, các tầng chứa nước mặn (hoặc chất lượng kém), nhạt nằm
đan xen nhau (như khu vực Tây Nam Bộ), khi khoan qua tầng nước mặn
hoặc tầng nước có chất lượng kém dễ gây ra ơ nhiễm nguồn nước. Vì vậy, trong trường hợp này phải đăng ký với cơ quan cấp phép để quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
Việc quy định cụ thể quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước
trong phạm vi gia đình khơng phải xin phép; vùng khai thác nước dưới đất phải đăng ký, chiều sâu giếng phải đăng ký là do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình nguồn nước của địa phương mình quy định cho phù hợp.
Câu hỏi 10:
Đối với các tổ chức, cá nhân đang khai thác, sử dụng tài nguyên
nước và xả nước thải vào nguồn nước mà chưa có giấy phép có phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép không ?
Trả lời :
Tất cả các tổ chức, cá nhân đang khai thác nước và xả nước thải vào nguồn nước nếu chưa có giấy phép đều phải làm các thủ tục đề nghị cấp
giấy phép. Tuy nhiên, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho các đơn vị đã có cơng trình khai thác nước (cơng trình xả nước thải) có khác với hồ sơ để xin cấp giấy phép cho các cơng trình mới là ở nội dung, bố cục và các phụ