Câu hỏi 1:
Theo quy định của pháp luật về khống sản thì ở Việt Nam tài ngun
khống sản thuộc sở hữu của ai?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 1 Luật Khống sản thì “Tài ngun khống sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”.
Câu hỏi 2:
Chính sách của Nhà nước về khoáng sản như thế nào?
Trả lời:
Các chính sách của Nhà nước về khống sản được quy định tại khoản 4
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, bao gồm:
- Nhà nước đầu tư cho việc quy hoạch, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ
bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.
- Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thăm dị, khai thác, chế biến khống sản.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với dự án
khai thác gắn liền với chế biến tại chỗ khống sản ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án có áp dụng kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến, bảo đảm môi trường, thu hồi tối đa
các thành phần có ích, làm ra các sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao; dự án chế biến khoáng sản nhập khẩu đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
- Hạn chế xuất khẩu khống sản dưới dạng ngun liệu thơ, tinh quặng. Việc ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản xuất khẩu,
khoáng sản hạn chế xuất khẩu do Chính phủ quy định.
- Nhà nước có chính sách đầu tư thăm dị đối với một số loại khoáng
sản quan trọng phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo
đảm ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
- Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật; khuyến khích tổ
chức, cá nhân tham gia kinh doanh bảo hiểm cho hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
Câu hỏi 3:
Quản lý nhà nước về khống sản gồm các nội dung gì?
Trả lời:
Các nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm:
- Hoạch định chiến lược, quy hoạch và chính sách về bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về khoáng sản; - Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép
chuyển nhượng, để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản; đăng ký các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
- Thẩm định, phê duyệt, đánh giá các đề án, báo cáo, thiết kế mỏ trong hoạt động khoáng sản;
- Kiểm tra, thanh tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài
nguyên khoáng sản, hoạt động khống sản;
- Thực hiện các chính sách đối với nhân dân địa phương nơi có khống sản được khai thác, chế biến và nơi có khống sản độc hại;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản;
- Tổ chức lưu trữ, bảo vệ tài liệu và bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản;
- Đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về khoáng sản; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về khoáng sản;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về khoáng sản.
Câu hỏi 4:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản thuộc về cơ quan, tổ chức nào?
Trả lời:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản được quy định cụ thể
khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khống sản, cụ thể như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khống sản trong phạm vi cả nước.
- Bộ Công nghiệp thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng.
- Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về cơng nghiệp khai thác, chế biến khống sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng.
- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương theo thẩm quyền.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về khoáng sản.
Câu hỏi 5:
Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm những nội dung gì?
Trả lời:
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định số
160/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 160/2005/NĐ-CP), cụ thể như sau:
- Trình Chính phủ các dự án luật và văn bản quy phạm pháp luật về tài ngun khống sản; trình Thủ tưởng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động
khoáng sản.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch điều tra cơ bản
địa chất về tài nguyên khoáng sản trong phạm vi cả nước; phê duyệt các đề
án, báo cáo kết quả về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản sử
dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo kế hoạch nhà nước giao đối với các
đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Xác định khu vực có tài ngun khống sản đã được điều tra, đánh
giá theo quy định tại khoản l Điều 9 của Luật Khoáng sản; cung cấp cho Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng các tài liệu điều tra, đánh giá về khống sản phục vụ cơng tác quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khống sản; khoanh định khu vực có khống sản độc hại theo quy định tại Điều 15 của
Luật Khống sản và thơng báo cho cơ quan nhà nước có liên quan; tổ chức thực hiện việc kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt trên phạm vi cả nước.
- Cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng
khoáng sản trong trường hợp được thừa kế, theo thẩm quyền quy định tại điểm a khoản l Điều 56 sửa đổi, bổ sung của Luật Khoáng sản.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, hướng dẫn, kiểm tra các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về
khoáng sản; thanh tra, kiểm tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài ngun khống sản, hoạt động khống sản và cơng tác quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản theo thẩm
quyền quy định tại Điều 57 của Luật Khoáng sản và pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
-Tổ chức việc đăng ký, thu thập và tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài ngun khống sản, tình hình hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước; tổ chức lưu trữ, quản lý tài liệu và mẫu vật về tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật.
- Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản.
Câu hỏi 6:
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khống sản của Bộ Cơng nghiệp và Bộ Xây dựng bao gồm những nội dung gì?
Trả lời:
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khống sản của Bộ Cơng nghiệp và Bộ Xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Trình Chính phủ chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thăm dị, khai thác, chế biến và sử dụng khống sản thuộc phạm vi được phân công quản lý; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
-Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực đấu thầu thăm dị, khai thác khống sản theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số
160/2005/NĐ-CP;
- Ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, cơng nghệ khai thác,
chế biến khoáng sản;
- Bộ Công nghiệp ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản xuất khẩu, khoáng sản hạn chế xuất khẩu.
Câu hỏi 7:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm gì trong quản
lý nhà nước về khoáng sản?
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Ủy
ban nhân dân nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và
Đầu tư, Công nghiệp, Xây dựng, Quốc phịng, Cơng an, Văn hóa - Thơng tin,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tổng cục Du lịch khoanh định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 160/2005/NĐ-
CP, khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực tạm thời
cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số
160/2005/NĐ-CP;
-Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc
thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại điểm b khoản l Điều 56 sửa đổi, bổ
sung của Luật Khoáng sản;
- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về
khoáng sản; thực hiện các biện pháp bảo vệ tài ngun khống sản, mơi trường và tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khống sản;
- Phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dị khống sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn;
-Cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động
khoáng sản trong trường hợp được thừa kế, theo thẩm quyền quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản;
-Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt và công bô khu vực
đấu thầu thăm dị, khai thác khống sản làm vật liệu xây dựng thông thường
và than bùn; khoáng sản ở các khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khơng nằm trong quy hoạch thăm dị khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia; tổ chức việc thực hiện đấu thầu theo quy định sau khi được phê duyệt;
- Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản tại
địa phương; giải quyết hoặc tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về hoạt động khoáng sản và xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Điều 57 của Luật Khoáng sản và pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Giải quyết việc giao đất, cho thuê đất để hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật về đất đai.
Câu hỏi 8:
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng có thẩm quyền và trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về khoáng sản?
Trả lời:
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khống sản; cơng nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng do Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng quy
định.
Câu hỏi 9:
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về kháng sản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm những nội dung gì?
Trả lời:
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Ủy
ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài ngun khống sản, mơi trường, an tồn lao động trong hoạt động khống sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khống sản;
- Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử
dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề lác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được
pháp thăm dị, khai thác, chế biến khống sản tại địa phương theo quy định
của pháp luật;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 10:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm gì trong lĩnh vực khoáng sản?
Trả lời:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tun truyền, vận động nhân
dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên khoáng sản, giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cơng dân có trách nhiệm thi hành
pháp luật về khoáng sản, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.
Câu hỏi 11:
Quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đánh
giá trữ lượng khoáng sản?
Trả lời:
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP, cụ thể như