Phá sản tự nguyện: là phá sản do chính chủ doanh nghiệp tự nguyện

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 38 - 39)

yêu cầu khi thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Theo Luật Phá sản, việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là nghĩa vụ của doanh nghiệp khi thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

- Phá sản bắt buộc: là phá sản được thực hiện theo yêu cầu của chủ

nợ hoặc của đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Việc phân loại này có ý nghĩa khi xây dựng hồ sơ phá sản cũng như khi thẩm phán lựa chọn thủ tục phá sản thích hợp trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản.

c. Dựa vào đối tượng và phạm vi điều chỉnh, phá sản chia ra: phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân.

- Phá sản doanh nghiệp: là phá sản đối với một tổ chức được coi là

doanh nghiệp hay là hợp tác xã.

- Phá sản cá nhân: là phá sản đối với một con người, một thực thể

khi tham gia kinh doanh.

Việc phân chia này có ý nghĩa trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết vụ việc phá sản.

Ở Việt Nam, Luật Phá sản được áp dụng đối các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hợp tác xã; còn đối với các cá nhân (gồm hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, hộ gia đình) nếu lâm vào tình trạng phá sản thì áp dụng trình tự tố tụng dân sự.

1.5. Phân biệt phá sản và giải thể

Khi phân biệt giải thể và phá sản chúng ta cần nêu những điểm khác nhau như sau:

- Thứ nhất, lý do dẫn đến giải thể và phá sản là khác nhau.

108

hiện ở chỗ các chủ thể kinh doanh có thể chấm dứt hoạt động của mình trong nhiều trường hợp khác nhau, như: khi không thực hiện được mục tiêu đề ra hay đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đã hết thời hạn ghi trong ghi trong điều lệ doanh nghiệp mà không gia hạn thêm hay bị giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về cơ bản, lý do giải thể phụ thuộc vào ý chí của chủ doanh nghiệp (trừ trường hợp giải thể bắt buộc).

Lý do phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã duy nhất chỉ có một lý do: đó là sự mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn khi chủ nợ có u cầu. Vì vậy, về cơ bản, lý do phá sản nằm ngoài ý muốn của chủ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 38 - 39)