MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ÔN TẬP

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 64 - 68)

- Hoãn Hội nghị chủ nợ: Hội nghị chủ nợ có thể được hỗn một lần nếu có một trong các trường hợp sau đây:

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ÔN TẬP

Câu 1. Cho ví dụ cụ thể về quan hệ hợp đồng kinh doanh- thương

mại, trong đó nêu rõ và phân tích các yếu tố: đối tượng, chủ thể, mục đích hợp đồng, hình thức và các thoả thuận khác (nếu có).

Câu 2. Thương nhân là gì? Phân tích các loại thương nhân theo pháp luật Việt Nam.

Câu 3. Cho một ví dụ về thương nhân Việt Nam và một ví dụ về thương nhân nước ngoài.

Câu 4. Cho ví dụ cụ thể về hình thức hợp đồng bằng: văn bản, lời

nói, hành vi giao dịch thực tế.

Câu 5. So sánh hợp đồng kinh doanh - thương mại với hợp đồng dân sự.

Câu 6. So sánh giải thể với phá sản doanh nghiệp?

Câu 7. Công ty cổ phần A (trụ sở chính ở Hà nội) ký hợp đồng mua bán với công ty TNHH B (trụ sở chính ở Hàn quốc). Khi có tranh chấp xảy ra, áp dụng luật pháp nước nào để giải quyết tranh chấp:

a. Pháp luật Việt Nam. b. Pháp luật Hàn Quốc. c. Pháp luật của cả hai nước. d. Theo sự lựa chọn của hai bên. e. Áp dụng pháp luật của nước thứ ba.

Câu 8. Thẩm quyền giải quyết phá sản thuộc:

a. Toà án nhân dân. b. Trọng tài thương mại.

c. Cả hai cơ quan đều có thẩm quyền.

Câu 9. Tồ án nào có thẩm quyền giải quyết phá sản:

a. Toà án cấp Tỉnh. b. Toà án cấp Huyện.

134

c. Cả hai cấp đều có thẩm quyền giải quyết tuỳ theo vụ việc.

Câu 10. Hình thức của hợp đồng kinh doanh - thương mại phải

được thể hiện bằng: a. Văn bản. b. Miệng.

c. Hành vi cụ thể.

d. Tất cả các hình thức trên.

Câu 11. Hợp đồng ký kết bằng văn bản có giá trị pháp lý, khi:

a. Có chữ ký và đóng dấu của các bên.

b. Có chữ ký mà khơng cần có dấu của các bên. c. Có dấu mà khơng có chữ ký của các bên. d. Cả a và b đều đúng.

e. Cả a,b,c đều đúng.

Câu 12. Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng

trọng tài có thể được giải quyết bởi: a. Một trọng tài.

b. Một Hội đồng trọng tài. c. Cả hai trường hợp.

Tình huống 1

Nhân dịp tết nguyên đán, ông An chủ doanh nghiệp tư nhân An Bình ký hợp đồng bằng văn bản với Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Hoàng Mai để mua 50 chai rượu vang Pháp. Hợp đồng trên là hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự? Phải làm rõ những nội dung gì để trả lời?

Tình huống 2

Cơng ty thương mại Tỉnh A ký hợp đồng mua của Công ty Dệt Tỉnh B 50.000 mét vải các loại (trong đó có 5000 mét vải lanh và 10.000 mét vải lụa). Trị giá số hàng là 230.000 triệu đồng VNĐ.

135

1 đến ngày mùng 5 tháng 2 năm 2006, số hàng là 30.000 mét vải (trong đó có 5000 mét vải lanh và 10.000 mét vải lụa). Đợt 2 từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5 tháng 4 năm 2006: giao nốt phần còn lại.

Ngày 10.1.2006, Công ty B đã giao cho A 15.000 mét vải trị giá 70 triệu đồng (trong đó có 3000 mét vải lanh và 5000 mét vải lụa). Nhưng đến ngày 25.5.2006, Công ty B mới giao tiếp cho công ty A 35.000 mét vải cịn lại (trong đó có 2000 mét vải lanh và 5000 mét vải lụa). Công ty A chỉ nhận và thanh toán số tiền đợt 1và khơng thanh tốn tiền hàng đợt 2.

Công ty B đã kiện lên cơ quan có thẩm quyền u cầu Cơng ty A phải thanh toán tiền hàng đợt 2.

Bằng kiến thức lý luận và thực tế, Anh (Chị) hãy cho biết: 1. Hợp đồng trên có hiệu lực khơng? Vì sao?

2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? 3. Các giải quyết cụ thể như thế nào?

Biết rằng: Trong hợp đồng hai bên đã thoả thuận về phạt vi phạm như sau:

- Vi phạm về chất lượng: phạt 6% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

- Vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng: phạt 0,5% trên giá trị phần hợp đồng bị vi phạm cho phạt cho 10 ngày đầu tiên, phạt 1% cho 10 ngày tiếp theo và tiếp tục phạt theo thời hạn vi phạm cho tới khi tổng mức phạt không vượt quá 8%.

- Vi phạm về thanh toán: áp dụng lãi suất quá hạn của Ngân hàng

nhân với thời gian chậm trả trên số tiền vi phạm.

- Không thực hiện hợp đồng: phạt mức cao nhất là 8% trên giá trị

hợp đồng bị vi phạm.

Tình huống 3

Cơng ty TNHH An Hồ có trụ sở tại Thành phố Huế ký hợp đồng với Công ty Cổ phần sữa Vinamilk - trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên thoả thuận bên Cơng ty An Hồ sẽ nhận cung ứng sữa độc quyền tại Huế, thời hạn là một năm.

136 Theo Anh (Chị):

1. Đây là loại hợp đồng gì? Dân sự hay kinh doanh - thương mại? Cần phải làm rõ những nội dung gì để xác định được loại hợp đồng theo yêu cầu của đề bài?

2. Thuộc lĩnh vực nào? Vì sao? a. Mua bán hàng hoá.

b. Vận chuyển hàng hoá. c. Hợp đồng dịch vụ. d. Hợp đồng đấu thầu.

Tình huống 4

Tháng 3/2006, cơng ty chăn nuôi và chế biến nông sản A tỉnh M ký hợp đồng với công ty chuyên chế biến cao su B tỉnh N mua lốp xe ô tô các loại trị giá 1 tỷ VNĐ. Công ty A đã ứng trước cho công ty B 300 triệu đồng. Theo hợp đồng, ngày 1/3/2000, công ty B giao hàng đợt một cho công ty A trị giá là 400 triệu đồng. Số hàng còn lại sẽ giao tiếp vào đợt hai vào ngày 10/3/2000.

Đến ngày 25/3/2000, theo giấy báo của công ty B, công ty A đến nhận hàng. Qua kiểm tra thấy chất lượng hàng hố khơng đảm bảo, do vậy đã từ chối khơng nhận hàng và u cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Biết rằng: Trong hợp đồng, các bên có thoả thuận:

- Vi phạm về chất lượng hàng hoá, phạt 6% trên giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

- Không thực hiện hợp đồng, phạt 8% trên giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

Dựa vào kiến thức lý luận và thực tiễn, Anh (Chị) hãy cho biết: 1. Hợp đồng trên có hiệu lực khơng? Vì sao?

2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? 3. Hướng giải quyết như thế nào?

137

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)