PHáP LUậT Về BìNH ĐẳNG GIớ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân - gia đình các vấn đề xã hội (Tập 3): Phần 2 - NXB Tư pháp (Trang 36 - 87)

I. NHữNG VấN Đề CHUNG 1. Một số khái niệm cơ bản

- Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Ví dụ: phụ nữ dịu dàng, kiên nhẫn, chủ yếu làm các cơng việc nội trợ, phục vụ gia đình, làm những cơng việc giản đơn,…; nam giới mạnh mẽ, quyết đoán, là lao động chính để kiếm thu nhập, là trụ cột gia đình, làm các cơng việc kỹ thuật.

Tuy nhiên, có những đặc điểm có ở nam giới và cũng có thể có ở nữ giới, và ngược lại, được gọi là giới. Ví dụ: nam giới quyết đốn, cũng có phụ nữ quyết đốn; nam giới làm lãnh đạo, cũng có phụ nữ làm lãnh đạo; ngược lại, phụ nữ làm nội trợ, cũng có nam giới làm nội trợ; phụ nữ chăm sóc con cái, nam giới cũng có thể chăm sóc con cái. Như vậy, đặc điểm của giới là đa dạng, do xã hội và con người tạo nên và thay đổi được.

Giới và giới tính

- Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

Ví dụ: phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú; nam có khả năng giúp thụ thai.

Như vậy, đặc điểm của giới tính là tự nhiên, bẩm sinh, khơng thay đổi được (trừ một số ít trường hợp đặc biệt). Từ những khái niệm nêu trên, có thể phân biệt giới tính và giới như sau:

Chú ý: giới có thể biến đổi được, vì vậy xã hội và con người cần thúc đẩy để tạo nên quan hệ giới bình đẳng, tiến bộ.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Ví dụ: phụ nữ và nam giới được tham gia bình đẳng vào việc bàn bạc các chương trình phát triển kinh tế - Bình đẳng giới

Phần VII. Pháp luật về hơn nhân và gia đình và trách nhiệm của chính quyền cấp xã

Giới tính Giới

- Đặc trưng sinh học - Tự nhiên, bẩm sinh

- Đặc trưng xã hội

- Khơng tự nhiên có, do con người và xã hội tạo nên

- Đồng nhất (giống nhau ở mọi nơi) - Đa dạng (khác nhau ở các địa phương, vùng, miền, xã hội)

- Không thay đổi được

Ví dụ: chỉ phụ nữ mới sinh con; chỉ nam giới mới có thể giúp thụ thai

- Có thể thay đổi

Ví dụ: phụ nữ có thể làm lãnh đạo; nam giới có thể chăm sóc con cái

xã hội, chương trình hoạt động của các đoàn thể ở địa phương; cùng được tham gia hội họp và phát biểu ý kiến, đề xuất nguyện vọng; cùng được vay vốn để phát triển sản xuất, được đào tạo nghề,...

Như vậy, ý nghĩa thực sự của bình đẳng giới khơng chỉ đơn giản là nam và nữ có số lượng tham gia như nhau trong mọi hoạt động, cũng khơng có nghĩa là nam và nữ là giống nhau mà có nghĩa là sự tương đồng và khác biệt của họ được thừa nhận và được coi trọng như nhau. Từ đó, họ có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng, thực hiện các mong muốn; có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội.

Bình đẳng giới rất quan trọng bởi vì bình đẳng nam nữ là quyền cơ bản của con người; bất bình đẳng giới vừa là nguyên nhân của sự đói nghèo, vừa là rào cản chính đối với sự phát triển bền vững, gây tác động tiêu cực tới mọi thành viên xã hội; xã hội cịn bất bình đẳng kéo dài sẽ phải trả giá bằng sự gia tăng nghèo đói, lạc hậu và các thiệt hại khác; xã hội có mức bình đẳng giới cao thì thành quả tăng trưởng kinh tế càng phục vụ tốt cho cơng tác xóa đói giảm nghèo; bình đẳng giới góp phần làm cho xã hội ổn định, gia đình hạnh phúc.

Do đó, thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và mọi cá nhân phải có các biện pháp để bảo đảm thực hiện bình đẳng giới, trong đó pháp luật là một cơng cụ quan trọng.

Pháp luật về bình đẳng giới là tổng thể quy định về bình đẳng Pháp luật về bình đẳng giới

nam nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới, và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện bình đẳng giới.

Lưu ý: Các quy định về bình đẳng giới khơng chỉ đơn giản là những quy định giống nhau đối với nam giới và phụ nữ (bình đẳng hình thức) mà bao gồm cả những quy định cơng nhận sự khác biệt về giới tính và hướng tới việc phụ nữ và nam giới bình đẳng trong việc hưởng thụ kết quả (bình đẳng thực chất).

Các quy định liên quan đến bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới được đưa ra trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam, từ Hiến pháp đến các bộ luật, luật, pháp lệnh và các văn bản khác.

Ví dụ: Điều 63 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Cơng dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”.

Điều 10 Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hồn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành”.

Bộ luật Lao động (được sửa đổi, bổ sung) năm 2002 dành một chương riêng gồm 11 điều quy định về lao động nữ để tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện chức năng làm mẹ, trong đó có quy định về quyền có việc làm của phụ nữ; bảo đảm chế độ tiền lương đối với người lao động nữ; bảo đảm sức khỏe và các chế độ khác đối với phụ nữ có thai, sinh con và ni con dưới 12 tháng tuổi; bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động đối với lao động nữ.

Phần VII. Pháp luật về hơn nhân và gia đình và trách nhiệm của chính quyền cấp xã

Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định riêng về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 130), cụ thể là: người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Một số khái niệm có liên quan

Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trị và năng lực của nam hay nữ.

Ví dụ: Định kiến đề cao con trai, coi thường con gái (trọng nam khinh nữ). Định kiến này dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như: nhiều gia đình khi chỉ có con gái đã cố sinh thêm để có con trai, làm vỡ kế hoạch gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, đời sống của gia đình...; có nhiều trường hợp thai nhi bị phá vì mang giới tính nữ; trẻ em gái bỏ học nhiều hơn trẻ em trai; tỷ lệ nữ có trình độ học vấn cao ít hơn hẳn so với tỷ lệ nam; tỷ lệ nữ được cử đi đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp thấp hơn tỷ lệ nam;...

Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, khơng cơng nhận hoặc khơng coi trọng vai trị, vị trí của nam và nữ, gây bất

Phân biệt đối xử về giới Định kiến giới

bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Ví dụ: Khi chia gia sản thừa kế, con gái thường không được hưởng hoặc được hưởng ít do quan niệm cho rằng con gái đi lấy chồng sẽ thuộc về gia đình nhà chồng.

Nhạy cảm giớilà sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nhu cầu, vai trò và trách nhiệm khác nhau của nam và nữ; hiểu được rằng những khác biệt này có thể dẫn đến sự khác biệt giữa nam và nữ trong các lĩnh vực: tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực; mức độ tham gia, thụ hưởng các nguồn lực và thành quả phát triển.

Nhạy cảm giới phụ thuộc rất nhiều vào sự nhận thức của mỗi người. Sự nhạy cảm này có được nhờ sự tác động của mơi trường xã hội, dựa vào ý chí chủ quan của từng người. Điều cần chú ý là mức độ nhạy cảm giới càng cao (nhất là ở các cấp lãnh đạo) thì càng thúc đẩy trách nhiệm giới, góp phần tăng cường bình đẳng nam nữ.

Ví dụ: cán bộ địa chính xã nếu khơng có sự nhạy cảm giới sẽ không quan tâm đến quyền sử dụng đất của phụ nữ, không những thế lại vẫn theo quan niệm cho rằng nam giới phải là chủ hộ, được cấp đất và có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ngược lại, nếu cán bộ địa chính có sự nhạy cảm giới thì sẽ chú ý đến việc phụ nữ được tiếp cận với nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế, được ghi tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nhạy cảm giới

Phần VII. Pháp luật về hơn nhân và gia đình và trách nhiệm của chính quyền cấp xã

Trách nhiệm giới là việc nhận thức được vấn đề giới, khác biệt giới và nguyên nhân của những khác biệt, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục phân biệt đối xử trên cơ sở giới.

Ví dụ: Khi thực hiện quy định “tỷ lệ nữ thích đáng” được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, nhiều địa phương lựa chọn ứng cử viên nữ khơng đạt trình độ hoặc lựa chọn ứng cử viên nữ kết hợp với các tiêu chuẩn khác (như trẻ - dưới 35 tuổi, ngoài Đảng,…) làm cho nhiều ứng cử viên nữ khó được bầu. Đó là do định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nếu vượt qua được định kiến này, có nhạy cảm giới và trách nhiệm giới, những người có trách nhiệm sẽ tìm ra biện pháp để tạo điều kiện cho phụ nữ được ứng cử và giới thiệu ứng cử vào các cơ quan dân cử, từ đó tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội.

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới là việc đưa yếu tố giới vào chính sách và q trình xây dựng, thực thi chương trình, dự án, kế hoạch ở mọi cấp độ và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới.

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới Trách nhiệm giới

bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là việc xem xét trên cơ sở giới những nhu cầu và mối quan tâm của phụ nữ và nam giới trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án phát triển nhằm làm cho phụ nữ và nam giới bình đẳng trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lực, tham gia và ra quyết định.

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là hoạt động rất quan trọng vì đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo cho phụ nữ và nam giới được bình đẳng trong việc tham gia và thụ hưởng thành quả của các chương trình, kế hoạch, dự án ở mọi lĩnh vực như việc làm, tín dụng, y tế, giáo dục, khuyến nơng,… Đặc biệt, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới phải được tiến hành ở tất cả các công đoạn của chu trình kế hoạch để đảm bảo rằng những mối quan tâm, và nhu cầu khác biệt của phụ nữ và nam giới đã được xem xét và giải quyết một cách thường xuyên, liên tục.

3. Những nguyên tắc chung của pháp luật về bình đẳng giới

Bình đẳng nam nữ là quyền cơ bản của công dân. Đây là nguyên tắc hiến định được ghi nhận trong cả bốn bản Hiến pháp của Việt Nam từ khi thành lập nước.

Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên - đã khẳng định quyền bình đẳng của mọi cơng dân, trong đó có bình đẳng nam nữ, bằng các quy định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa” (Điều 6); “Tất cả cơng

Ngun tắc bình đẳng

Phần VII. Pháp luật về hơn nhân và gia đình và trách nhiệm của chính quyền cấp xã

dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và cơng cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình” (Điều 7),... đặc biệt là “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9).

Hiến pháp năm 1959 tiếp tục duy trì và phát triển nguyên tắc bình đẳng nam nữ với quy định “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hịa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” (Điều 24). Nguyên tắc này được bổ sung và hoàn thiện trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.

Nguyên tắc bình đẳng cịn được thể hiện trong rất nhiều văn bản pháp luật khác như trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Luật Giáo dục năm 2005.

Nguyên tắc này được đặt ra do tình trạng phân biệt đối xử về giới mà chủ yếu là sự đối xử bất công với phụ nữ vẫn tồn tại dai dẳng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng là nguyên tắc hiến định và được khẳng định trong nhiều văn bản pháp luật của nước ta. Từ Hiến pháp năm 1946 đã có những quy định như “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1), “Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên khơng phân biệt gái trai đều có quyền bầu cử” (Điều 18),... Đến Hiến pháp năm 1992, ngoài việc kế thừa các quy định của các Hiến pháp trước đó liên quan đến sự khơng phân biệt đối xử với phụ nữ, cịn có quy định rõ ràng hơn, đó là “nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.

Cùng với các Hiến pháp cịn có nhiều văn bản pháp luật khác Nguyên tắc không phân biệt đối xử

đưa ra nguyên tắc không phân biệt đối xử với phụ nữ, như Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001, Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung) năm 2002, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003, Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2003, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh Phòng, chống tệ nạn mại dâm năm 2003, Pháp lệnh Dân số năm 2003, Nghị định số 02/2001/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg ngày 21/01/2002 phê chuẩn chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân - gia đình các vấn đề xã hội (Tập 3): Phần 2 - NXB Tư pháp (Trang 36 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)