THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA THỦ TRƯỞNG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật khiếu nại, tố cáo: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 28 - 31)

CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành

phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định

hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp

Như vậy, nếu trường hợp công dân, tổ chức khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành, thực hiện hoặc trường hợp cơng dân, tổ chức khiếu nại hành vi hành chính của phó chủ tịch xã, các cơng chức cấp xã (Trưởng công an xã, Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã, công chức phụ trách các mảng công tác như: Văn phịng, Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Văn hố -

Xã hội, Tài chính - Kế tốn) thì Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã là người giải quyết lần đầu.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền

- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có qui định khác với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện không giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp. Bởi vì ở Uỷ ban nhân dân huyện tất cả nhân viên (cán bộ, công chức) đều thuộc quyền quản lý trực tiếp của một cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, do đó nếu có khiếu nại đối với một cán bộ, cơng chức nào thì do Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Qui định này cũng được áp dụng với việc giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

3. Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp

Cơ quan thuộc Sở ở đây được hiểu như các phòng ban, đơn vị, cơ quan thuộc Sở. Ví dụ, như Phịng Văn bản - Tuyên truyền, Phịng Hộ tịch thuộc Sở Tư pháp Do đó khi có khiếu nại phát sinh ở những cơ quan này thì trước hết do chính thủ trưởng cơ quan đó có thẩm quyềt giải quyết. Trường hợp cịn khiếu nại theo trình tự hành chính thì Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết tiếp.

4. Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền

- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.

- Giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc Sở hoặc cấp tương đương đã giải quyết nhưng cịn có khiếu nại.

Trong điều này chỉ qui định thẩm quyền của Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Trung ương. Như vậy, qui định này không bao gồm những cơ quan tương đương với Sở không thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố Trung ương. Ví dụ như Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Kho bạc tỉnh, Cục thuế. Trong trường hợp có khiếu nại ở những cơ quan này, thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định giải quyết, nếu cịn có khiếu nại thì thủ trưởng cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp về lĩnh vực đó sẽ có thẩm quyền giải quyết (Ví dụ như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kho bạc Nhà nước, Tổng cục thuế).

5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền cấp tỉnh) có thẩm quyền

- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình.

- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng cịn có khiếu nại.

- Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền:

- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.

- Giải quyết khiếu nại mà những người mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan Chính phủ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu.

- Khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng cịn có khiếu nại mà nội dung thuộc quyền quản lý Nhà nước của Bộ, ngành mình.

7. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết khiếu nại

Với tư cách là người đứng đầu cơ quan hành pháp, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước nhằm đảm bảo cho những văn bản pháp luật của Chính phủ được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cịn có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ.

- Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra.

Như vậy, theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 thì Thủ tướng Chính phủ khơng giải quyết những khiếu nại mà chỉ lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét giải quyết khiếu nại theo đề nghị của Tổng thanh tra.

Ngoài ra với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, căn cứ vào tính phức tạp của từng vụ việc Thủ tướng Chính phủ có thể xem xét, giải quyết bất cứ khiếu nại phát sinh từ cấp nào, ngành nào, địa phương nào.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật khiếu nại, tố cáo: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)