Những vụ việc không được thụ lý để giải quyết

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật khiếu nại, tố cáo: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 43 - 45)

I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

2.2. Những vụ việc không được thụ lý để giải quyết

Một là, quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ

quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;

Hai là, quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khơng liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

Điều này liên quan đến quy định mang tính nguyên tắc tại Điều 1 là người khiếu nại phải có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại là trái pháp luật, (trực tiếp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình). Quy định nhằm:

- Tránh tình trạng khiếu nại vu vơ, khơng có căn cứ.

- Tạo căn cứ để phân định giữa khiếu nại với kiến nghị, phản ảnh để có phương thức xem xét, giải quyết phù hợp.

Ba là, người khiếu nại khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

Đây là quy định có tính chất tương đồng với các quy định khác về vấn đề này trong Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động...

Bốn là, người đại diện không hợp pháp: tại Điều 12 của Luật Khiếu nại có quy định người khiếu nại có quyền tự mình khiếu nại hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để xác định thế nào là người đại diện hợp pháp sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản dưới luật theo hướng người khiếu nại là công dân mà chưa thành niên, người mắc bệnh tâm thần, người đau ốm, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà khơng thể tự mình khiếu nại thì được thơng qua người đại diện là cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột đã thành niên, người đỡ đầu hoặc người giám hộ để thực hiện quyền khiếu nại. Thủ trưởng cơ quan đại diện cho cơ quan thực hiện quyền khiếu nại. Thủ trưởng cơ quan có thể uỷ quyền cho cấp phó của mình thực hiện quyền khiếu nại. Các tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đứng đầu tổ chức đó theo quy định tại điều lệ của tổ chức, người đứng đầu có thể uỷ quyền cho cấp phó của mình thực hiện quyền khiếu nại.

Năm là, đơn khiếu nại khơng có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;

Sáu là, thời hiệu khiếu nại đã hết. Trong trường hợp khiếu nại thì thời

hạn khiếu nại theo quy định của luật này đã hết.

Bảy là, việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai. Đó là trường hợp đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai của

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tổng Thanh tra Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ theo quy định của

Luật Khiếu nại. Quy định này nhằm đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại có điểm dừng tránh việc khiếu nại vịng vo, kéo dài.

Tám là, có văn bản thơng báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà

sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;

Chín là, việc khiếu nại đã được Tịa án thụ lý hoặc đã được giải quyết

bằng bản án, quyết định của Tồ án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tịa án.

Theo quy định này, ở nước ta sẽ tiếp tục duy trì hai cơ chế giải quyết khiếu nại song song để người khiếu nại lựa chọn:

- Hoặc là khiếu nại theo con đường thủ tục hành chính.

- Hoặc là khởi kiện theo con đường tố tụng tại Toà án. Sau khi đã khiếu nại lần đầu, nếu như người khiếu nại lựa chọn con đường tố tụng để giải quyết vụ việc của mình thì trình tự giải quyết sẽ theo các bước sơ thẩm, phúc thẩm,… tại Toà án.

Người khiếu nại khơng thể vừa khởi kiện tại Tồ án, vừa khiếu nại tại các cơ quan hành chính. do vậy, nếu như một vụ việc đã được Toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án quyết định của tồ án thì sẽ khơng thụ lý để giải quyết.

Những quy định tại Điều 11 như đã trình bày ở trên khơng chỉ áp dụng cho trường hợp thụ lý khiếu nại lần đầu mà còn áp dụng chung cho trường hợp thụ lý khiếu nại các lần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật khiếu nại, tố cáo: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)