Theo qui định tại Điều 42 Luật Khiếu nại 2011, nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật Khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính
Trước đây, theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996, Tồ án trả lại đơn khiếu nại trong trường hợp chưa có văn bản trả lời
của người hoặc cơ quan Nhà nước đã ra quyết định hành chính hay có hành vi hành chính về việc giải quyết khiếu nại. Mục tiêu của các nhà lập pháp
khi xây dựng quy định này là vừa đề cao trách nhiệm của cơ quan hành chính trong việc xem xét giải quyết các khiếu nại đối với quyết định hoặc hành vi của mình, vừa hạn chế số lượng các khiếu nại dồn quá nhiều sang Toà án trong điều kiện Toà án các cấp mới thành lập, chưa được kiện toàn.
Tuy nhiên, trên thực tế quy định này đã hạn chế quyền của người khiếu nại khi muốn đưa vụ việc ra xét xử tại Tồ án, bởi vì trong đa số các trường hợp, các cơ quan hành chính đã "im lặng", khơng giải quyết và cũng không ra văn bản trả lời cho người khiếu nại. Khi khơng có văn bản trả lời, người khiếu nại đương nhiên mất quyền khởi kiện vụ án hành chính. Qua khảo sát cho thấy: Hầu hết các trường hợp Toà án trả lại đơn kiện là do người khiếu nại khơng có văn bản trả lời của cơ quan hành chính bị khiếu nại.
Để khắc phục tình trạng này, Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định:
"Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại khơng đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tồ án theo quy định của pháp luật".
Như vậy, nét mới của quy định về điều kiện khởi kiện trong Luật Khiếu nại, tố cáo là lược bỏ quy định bắt buộc người khiếu nại phải có văn bản trả lời của cơ quan hành chính bị kiện thì mới được khởi kiện tại Tồ án.
Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, nếu quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại khơng được giải quyết thì người khiếu nại đã có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tồ án. Tuy nhiên, quy định như
vậy khơng có nghĩa là khuyến khích, trì hỗn, cố trình khơng giải quyết hoặc đùn đẩy việc giải quyết cho Toà án.
Ở đây, một mặt luật quy định như vậy để bảo đảm quyền của người khiếu nại, nhưng mặt khác trong luật cũng có những quy định ràng buộc trách nhiệm của cơ quan bị kiện là phải giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại. Trong trường hợp quá thời hạn mà khiếu nại khơng được giải quyết thì người khiếu nại được khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời những hành vi thiếu trách nhiệm, cố tình khơng giải quyết cũng sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định tại điều 96 của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Luật Khiếu nại tố cáo 1998, được sửa đổi bổ sung năm 2004, năm 2005 mặc dù đã có những qui định thơng thống hơn về quyền khởi kiện của cơng dân tổ chức ra trược tồ hành chính. Tuy nhiên, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996, sửa đổi bổ sung năm 1998 vẫn hạn chế, chỉ cho phép công dân tổ chức được khởi kiện 22 loại việc ra tồ.
Để khắc phục tình trạng này luật tố tụng hành chính năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, đã mở rộng quyền khởi kiện vụ án hành chính của cơng dân, tổ chức gần như đến tối đa và bỏ bớt thủ tục tiền tố tụng, tại Điều 103 qui định:
1). Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
2). Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp khơng đồng ý với quyết định đó.
3). Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại.