1.2.6 .Tổ chức hoạt động bán hàng
1.2.7. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm
1.2.7.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tuyệt đối
Đây được xem như là đại lượng dùng để đánh giá mức độ thành cơng của q trình tiêu thụ sản phẩm.Vì vậy, bên cạnh việc đánh giá số lượng sản phẩm được tiêu thụ thì cũng phải đánh giá hiệu quả của cả q trình này hay nói cách khác là đánh giá chất lượng tiêu thụ sản phẩm.
Đối với việc kinh doanh thì lợi nhuận là mục tiêu mà mọi công ty đều muốn hướng tới. Mặc dù vậy, lợi nhuận lại không phải là trên hết bởi lẽ khi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp ngoài việc quan tâm đến hiệu quả tiêu thụ riêng mà lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc gia và lợi ích chính trị xã hội cũng phải được quan tâm tới vì đây mới chính là mục tiêu hàng đầu mà doanh nghiệp cần phải hướng tới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần qua tâm đến tổng chi phí lao động xã hội cho từng giai đoạn sản xuất cũng như của tồn bộ nền kinh tế quốc gia.
Tiêu chí hiệu quả tiêu thụ sản phẩm được biểu hiện qua một số chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu đều thể hiện một mặt riêng của hoạt động kinh doanh và mang một phần ý nghĩa nhất định. Nếu như tiêu chuẩn đại diện cho những mặt khác nhau của hiệu quả đạt được thì hệ thống những chỉ tiêu lại đại diện cho đặc tính định lượng của hiệu quả kinh tế thương mại. Với mỗi tiêu chí đánh giá khơng hiệu quả, doanh nghiệp cần phải có hành động để cải thiện tình hình. Vì một mục tiêu khơng đạt được sẽ dẫn đến nhiều chỉ số khác không hiệu quả. Đánh giá hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm có nghĩa là các tiêu chí đánh giá này phải ngày càng tốt hơn ở mỗi giai đoạn đánh giá, tức là tăng hiệu quả. Các doanh nghiệp sản xuất cần có một đội ngũ cán bộ có vai trị đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm để đưa ra phương hướng và giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả tiêu thụ chặt chẽ, tinh tế nhất.
Các nhà quản trị doanh nghiệp thường đặt ra không chỉ duy nhất một mục tiêu mà cùng với đó là nhiều mục tiêu king doanh, đólà những kết quả mà cơng ty cần đạt được trong một khoảng thời gian hay một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Các mục tiêu thường được đặt theo các lĩnh vực cụ thể sau đây:
- Mức lợi nhuận - Năng suất, chi phí
- Vị thế cạnh tranh, tăng thị phần - Nâng cao chất lượng phục vụ - Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp - Đạt sự ổn định nội bộ
Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp sẽ thay đổi dựa theo khoảng thời gian nhất định. Mỗi lần thay đổi mục tiêu, nó sẽ thay đổi cách nhìn và quan điểm đánh giá hiệu quả.
Nhưng về mặt kinh tế, tất cả các mục tiêu trên đều hội tụ một mục tiêu, một mục tiêu cơ bản, đó là tăng lợi nhuận để đảm bảo sự ổn định và phát triển doanh nghiệp. Mục tiêu tăng thị phần và chiếm lĩnh thị trường cũng nhằm mục đích tăng doanh số và tăng lợi nhuận. Bởi vậy lợi nhuận được xem là tiêu chuẩn để thiết lập
các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
* Chỉ tiêu tổng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm
Đây là chỉ tiêu đầu tiên trong việc xác định hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đó là so sánh giữa kết quả đạt được của tiêu thụ sản phẩm so với chi phí bỏ ra để thực hiện tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
P=ƩDT–ƩCP Trong đó:
P: Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm
ƩDT: Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm ƩCP: Tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm
Ý nghĩa: Mục tiêu lợi nhuận càng lớn, sẽ cho thấy hiệu quả nhất định về doanh số sản phẩm của một doanh nghiệp. P càng lớn, hoạt động kinh doanh càng hiệu quả, doanh nghiệp sẽ càng có nhiều lợi nhuận. Ngược lại, nếu P giảm thì hiệu quả
tiêu thụ sẽ giảm đi.Do đó, làm cho P tăng lên đã trở thành mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Muốn đạt mục tiêu đó thì doan nghiệp cần phải chú trọng hơn ở khâu chất lượng sản phẩm.
*Tỉ trọng lợi nhuận trong tiêu thụ sản phẩm so với tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
Đây là một chỉ số để đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm so với tổng lợi nhuận của toàn doanh nghiệp.Bên cạnh việc sản xuất hàng hóa doanh nghiệp cịn có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ, đầu tư tài chính, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, ... Xác định và so sánh lợi ích đạt được từ các loại hình kinh doanh khác cũng là một chỉ số để xác định xem công việc nào mang lại lợi nhuận và lọi ích tốt hơn cho doanh nghiệp để cải thiện và nâng cao lợi nhuận này
g (%) LNTTSP x100
LNDN
Trong đó:
g: Tỉ trọng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm so với tổng lợi nhuận của doanh nghiệp ƩLNTTSP: Tổng lợi nhuận của tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
ƩLNDN: Tổng lợi nhuận của cả doanh nghiệp trong kì
Ý nghĩa: Nhằm xem xét hiệu quả và biết được tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm so với lợi nhuận của tồn doanh nghiệp. Từ đó, nhận biết được độ hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm.Nếu lợi nhuận thu được cao chúng tỏ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, cịn ngược lại thì là khơng đạt hiệu quả.
Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tương đối
* Chỉ tiêu lợi nhuận/vốn trong tiêu thụ sản phẩm
Đây là chỉ số so sánh tổng lợi nhuận của doanh nghiệp so với vốn dành cho tiêu dùng sản phẩm:
M(%) LN x100
1 V
TTSP Trong đó:
∑LN: Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp ∑VTTSP: Tổng vốn dành cho tiêu thụ sản phẩm
Ý nghĩa: Cho biết được lợi nhuận được tạo ra là bao nhiêu khi doanh nghiệp đưa ra một số vốn đầu tư vào kích thích tiêu thụ sản phẩm.
*Chỉ tiêu Tổng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trên tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
M (%) 2 L N TTSP DT x100 TTSP Trong đó:
ƩLNTTSP: Tổng lợi nhuận từ tiêu thụ sản phẩm ƩDTTTSP: Tổng doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm
Ý nghĩa: cho biết lợi nhuận tạo ra dựa trên một đồng doanh thu tiêu thụ. *Chỉ tiêu Tổng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trên tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm
M (%) LN TTSP x100
3
CPTTSP
Trong đó:
ƩLNTTSP: Tổng lợi nhuận từ tiêu thụ sản phẩm ƩCPTTSP: Tổng chi phí từ tiêu thụ sản phẩm
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí cho tiêu thụ sản phẩm thì lợi nhuận thu được là bao nhiêu.
Năng suất lao động trong tiêu thụ sản phẩm
Năng xuất chính là tiêu chí để biết được hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp. Định mức năng suất có thể được đánh giá bằng số lượng sản phẩm được sản xuất trên số lượng nhân viên trung bình hoặc trên doanh thu so với số lượng nhân viên trung bình.Việc đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm dự theo năng suất cũng tương tụ như vậy.Có 2 cách đánh giá năng suất là đánh giá dựa vào hiện vật và đánh giá dự trên giá trị. Đánh giá bằng hiện vật là dựa vào số lượng sản phẩm được tiêu thụ trên số lượng nhân viên của doanh nghiệp để đưa ra nhận định, trong khi đánh giá dựa trên giá trị là tính tốn doanh thu từ mức tiêu thụ sản phẩm trên mỗi nhân viên. Chỉ số này cho biết các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có hiệu quả trên mỗi cơng nhân hay khơng.
*Theo hiện vật
W SPTT
LÐ
1
Trong đó:
ƩSPTT: Tổng số lượng sản phẩm doanh nghiệp tiêu thụ được trong kì ƩLĐ: Tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp trong kì.
Ý nghĩa: Đánh giá được năng xuất sản phẩm theo từng thời kỳ dựa vào việc tính bình qn số lượng sản phẩm làm ra của lao động trong doanh nghiệp. Nếu năng suất theo hiện vật tăng, điều đó có nghĩa là việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo chỉ tiêu này là có hiệu quả.
*Theo giá trị
W DTTT
2LÐ
Trong đó:
ƩDTTT: Tổng doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm ƩLĐ: Tổng số lao động của doanh nghiệp trong kì
Ý nghĩa: Tính giá trị trung bình của mỗi nhân viên được tạo ra để đánh giá năng suất lao động theo giá trị sản xuất trong một khoảng thời gian. Nếu năng suất tăng theo giá trị, điều đó có nghĩa là tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp theo chỉ số này có hiệu quả.
Chỉ số hàng tồn kho
* Chỉ tiêu tồn kho theo hiện vật
QTK = ƩHN – ƩHX Trong đó:
QTK: Khối lượng hàng tồn kho ƩHN: Tổng lượng hàng nhập ƩHX: Tổng lượng hàng xuất
giảm hoặc có tỷ lệ thấp so với tổng lượng sản phẩm được sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hiệu quả dựa trên chỉ tiêu số hàng tồn kho.
*Chỉ tiêu vòng quay kho + Theo hiện vật
L = QB/QTK
Trong đó:
L: Số vịng quay kho
QTK: Khối lượng hàng tồn kho QB: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ + Theo giá trị
L = DTTT/GTHTK
Trong đó:
L: Số vịng quay kho DTTT: Doanh thu tiêu thụ GTHTK: Giá trị hàng tồn kho
Ý nghĩa: So sánh mối tương quan giữa lượng hàng chưa bán được với hàng hóa đã tiêu thụ từ đó đánh giá tỷ lệ hàng ứ đọng của doanh nghiệp qua từng giai
đoạn. 1.2.7.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận trong tiêu thụ sản phẩm
Hiệu quả theo phương thức tiêu thụ
Hệ thống phân phối sản phẩm chính là kênh giúp cho doanh nghiệp thực hiện điều khiển và quan sát quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.Có 2 phương thức chính của tiêu thụ sản phẩm đó là bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng hoặc bán gián tiếp thông qua các thành phần trung gian như đại lý, nhà buôn lẻ,…Chỉ tiêu đánh giá trên giúp cho doanh nghiệp đánh giá, so sánh được hiệu quả tiêu thụ của hai hình thức này.Sau khi có kết quả so sánh doanh nghiệp sẽ có những phương pháp chiến lược tập trung đầu tư hiệu quả, hợp lý hơn.
* Tiêu thụ trực tiếp
T(%) P
TT x100
1 P
Trong đó:
PTT: Lợi nhuận theo phương thức tiêu thụ trực tiếp P: Tổng lợi nhuận tiêu thụ của doanh nghiệp
* Tiêu thụ qua trung gian
T (%)P
TG x100
2 P
Trong đó:
T2: Tỷ trọng lợi nhuận theo phương thức tiêu thụ qua trung gian PTG: Lợi nhuận tiêu thụ theo phương thức qua trung gian
P: Tổng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Ý nghĩa: Doanh nghiệp có những cách thức kích thích tiêu thụ khác nhau dành riêng cho những loại mặt hàng riêng biệt. Với mỗi cách kích thích tiêu thụ đó đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng.Việc đánh giá mức tiêu thụ sản phẩm theo từng phương pháp để đưa ra kết luận về mức tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp nào hiệu quả hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh để tăng hiệu quả tiêu thụ tùy theo từng phương pháp cụ thể.
Hiệu quả tiêu thụ theo mặt hàng
PMH = DTMH – CPMH
Trong đó:
PMH: Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng DTMH: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng CPMH: Chi phí tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng
Ý nghĩa: Doanh nghiệp sản xuất có thể sản xuất nhiều thể lọai sản phẩm. Mỗi sản phẩm đều có điểm tốt và điểm hạn chế riêng. Sản phẩm có hiệu quả tiêu thụ tốt nên được đầu tư nhiều hơn để tăng lợi nhuận. Sản phẩm không hiệu quả cần phải có biện pháp cải thiện hoặc chuyển đổi sản phẩm.
Hiệu quả tiêu thụ trong nước
PTN = DTTN – CPTN
Trong đó:
PTN: Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trong nước DTTN: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong nước CPTN: Chi phí tiêu thụ sản phẩm trong nước
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa qua từng thời kỳ
Hiệu quả xuất khẩu sản phẩm
* Lợi nhuận trong xuất khẩu sản phẩm
PXK = DTXK – CPXK
Trong đó:
PXK: Lợi nhuận xuất khẩu sản phẩm DTXK: Doanh thu xuất khẩu sản phẩm CPXK: Chi phí xuất khẩu sản phẩm
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ hiệu quả xuất khẩu sản phẩm qua từng giai đoạn.
* Tỉ giá ngoại tệ hàng xuất
TG KNXK
CPSP
Trong đó:
KNXK: Kim ngạch xuất khẩu tính theo USD
ƩCPSPVNĐ: Tổng chi phí sản phẩm tính theo đồng nội tệ (VNĐ) Ý nghĩa:
Nếu TG > tỉ giá ngoại tệ thì xuất khẩu sản phẩm có hiệu quả Nếu TG < tỉ giá ngoại tệ thì xuất khẩu sản phẩm kém hiệu quả