IV. Kiến nghị, đề xuất nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản:
4.3. Quản trị bền vững tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam
Thực trạng phát triển ở nước ta cho đến nay về thực chất vẫn cịn là mang tính chất “nâu”, nghĩa là sự phát triển mà trong đó tăng trưởng, phát triển kinh tế dựa nhiều vào khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường vượt quá ngưỡng tự phục hồi của tự nhiên, ngưỡng tiếp nhận chất thải của môi trường, gây tổn hại, ô nhiễm, suy thối mơi trường. Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội thì sự chuyển (tuy là dần) sang xanh và bền vững đang đứng trước nhiều vấn đề, thách thức... Sự tăng trưởng kinh tế nước ta thời gian qua đã và đang được đánh giá là ấn tượng, chắc chắn chưa thể coi là hướng vào bền vững khi tính đủ những hao hụt, tổn thất về tài ngun mơi trường. Đã có ý kiến rằng, mức tăng trưởng ấy có được là do “chuyển lỗ vào tài nguyên và môi trường”26
.
Nhiều ý kiến cho rằng, năng lực quản trị tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam, nhất là quản trị tài ngun khống sản cịn nhiều bất cập. Tại Hội nghị toàn cầu về “sáng kiến minh
26 Nguyễn Danh Sơn, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2014), Chuyên đề Trăng trưởng xanh – Tạp chí Mơi trường.
bạch hóa ngành cơng nghiệp khai khoáng” lần thứ 6 tại Sydney (Australia), trong Báo cáo đánh giá chỉ số quản trị tài nguyên, Việt Nam có chỉ số thấp nhất, xếp ở vị trí thứ 43, đứng cuối cùng trong nhóm 3 - nhóm các quốc gia yếu kém về năng lực quản trị. Các tiêu chí được đưa ra trong đánh giá gồm: chất lượng và hiệu quả của hệ thống pháp luật; mức độ minh bạch thông tin; năng lực kiểm tra, giám sát và môi trường tổng thể.
Quản trị tài nguyên ở Việt Nam đang có những hạn chế nhất định, trong đó có sự suy giảm của hoạt động giám sát, điều phối và thực thi chính sách. Một trong những nguyên nhân là sự thiếu vắng năng lực đo lường các yếu tố cần giám sát; sự phối hợp thiếu hiệu quả, trách nhiệm giữa các cấp ngành, địa phương có liên quan.
Theo đó, các giải pháp nhằm tăng cường năng lực quản trị cần bắt đầu từ nâng cao năng lực thể chế, tăng cường giá trị sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế và đảm bảo các vấn đề xã hội, ưu tiên các chính sách nhằm giảm mức độ tác động ô nhiễm, suy kiệt đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao khả năng quản lý rủi ro, tăng cường an ninh các nguồn tài nguyên thiên nhiên... Quản trị toàn diện tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam cũng cần được tiến hành liên tục, trên quy mơ lớn, theo lộ trình hợp lý, tổng thể với hệ thống dữ liệu, thông tin quốc gia đầy đủ, minh bạch, làm cơ sở cho việc xây dựng và hoạch định chính sách quản lý liên quan.
Đặc biệt, cần tập trung và có cơ chế thật sự mạnh mẽ cho việc đáp ứng các tiêu chí tồn diện của cơng tác này thay vì chỉ tập trung vào các khía cạnh của quyền lực Nhà nước, khía cạnh kinh tế trong việc cho phép hay không cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cùng với thể chế, năng lực con người, khả năng tài chính, sự tham gia của các tổ chức dân sự là yêu cầu để thực hiện những chính sách quan trọng. Minh bạch thông tin, tăng cường năng lực giám sát, tính chịu trách nhiệm của Nhà nước trong quá trình quản trị tài nguyên thiên nhiên cần phải được triển khai một cách cấp bách. Cùng với đó, phải tạo lập được một cơ chế hữu hiệu để có thể khơi dậy tinh thần, hiện thực hóa trách nhiệm của cộng đồng, các tổ chức xã hội, từng người dân trong trong việc bảo vệ, tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Phát triển bền vững môi trường, quản trị bền vững tài nguyên thiên nhiên, suy cho cùng sẽ
chỉ trở thành hiện thực khi cả Nhà nước và người dân thấy được rõ ràng cái được và cái mất của chính mình ở trong đó27.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luậttrong hoạt động khai thác khoáng sản. Các cơ quan thanh, kiểm tra phải tiến hành thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động khai thác khoáng sản nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gây tác động xấu đến môi trường do hoạt động này gây ra. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương phải trau dồi và nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ thanh tra, làm việc có trách nhiệm, chống tham nhũng trong quá trình thanh, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản.
27 Phạm Thị Duyên Thảo – Phan Thị Lan Phương (2020), “Quản trị bền vững tài nguyên thiên nhiên - nền tảng của