Hiện trạng năng lực cạnh tranh của DNNVV trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 111)

3.2.1. Về chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển của DNNVV

Khi Việt Nam gia nhập WTO, các DNNVV có những thuận lợi lớn như mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, nâng cao vị thế trong thương mại quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp tục khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại. WTO cũng tạo ra động lực cho cải cách và phát triển kinh tế trong nước. Các DNNVV Phú Thọ cũng đã có những sự chuẩn bị cần thiết trong những năm vừa qua để có thể cạnh tranh khi Việt nam chính thức gia nhập WTO. Về chiến lược, quy hoạch và phát triển của DNNVV thì DNNVV tỉnh Phú Thọ cũng đã tập trung: Đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị công nghệ của nước ngoài. Nhiều chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chủ động đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm SXKD ở một số nước tiên tiến trên thế giới.

Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV Phú Thọ vẫn còn thiếu và yếu kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng cho SXKD còn lạc hậu, công tác cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế.

3.2.2. Về áp dụng khoa học công nghệ mới đối với DNNVV

Phú Thọ chưa có số liệu đầy đủ về công nghệ máy móc thiết bị đang được sử dụng trong các DNNVV. Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV Phú Thọ đang phải sử dụng công nghệ lạc hậu so với công nghệ cùng lợi của thế giới trung bình từ 2-3 thế hệ. Đặc biệt, có doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân trong khu vực II vẫn chưa sử dụng máy móc thiết bị từ thời những năm 1960.

Trình độ cơ giới hoá của DNNVV Phú Thọ còn ở mức thấp. Khoảng trên 50% máy móc thiết bị trong các DNNVV ở khu vực II có trước 1990, chỉ khoảng trên 40% là trang bị máy móc thế hệ sau 1990. Thực trạng về công nghệ trong các DNNVV Phú Thọ cũng có sự khác biệt giữa các loại hình sở hữu. Việc giá trị mua sắm máy móc thiết bị thấp, thời gian sử dụng ngắn điều kiện mua sắm dễ dàng đã làm cho các doanh nghiệp NQD có điều kiện tốt hơn trong việc trang bị máy móc, công nghệ mới.

Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp phía bắc là rất thấp.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website là rất thấp chỉ 2,16%.

Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý; trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của

doanh nghiệp có tỷ lệ rất thấp; chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ.

Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp của các nước khác. Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ.

3.2.3. Về chất lƣợng nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất kinh doanh trong DNNVV

Qua cuộc điều tra, doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có 33,64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán; 31,62% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về quản trị doanh nghiệp; 24,14% có nhu cầu đào tạo về phát triển thị trường; 20,17% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh; 12,89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm mới; 12,89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế; 11,62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực; 10,85% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về ứng dung công nghệ thông tin trong doanh nghiệp...

Rõ ràng là các doanh nghiệp đã nhận thấy nhu cầu rất lớn về đào tạo nhưng chưa được đáp ứng. Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần tập trung hỗ trợ; đồng thời cũng là một thị trường đang cần rất nhiều dịch vụ đào đạo chất lượng cao, là cơ hội cho các đại học, các viện nghiên cứu...

Số liệu thống kê, có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%; thạc sĩ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng

chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn.

Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp.

Đến năm 2011, tỷ trọng lao động trong các DNNVV Phú Thọ là khoảng 11% lực lượng lao động của toàn tỉnh (gần 80 ngàn lao động). Như phần trên đã phân tích, mặc dù chiếm áp đảo về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động và số lượng doanh nghiệp thành lập mới, nhưng quy mô về vốn của các DNNVV Phú Thọ vẫn nhỏ bé, chủ yếu hoạt đông theo mô hình gia đình. Do đó, không tạo ra nhiều việc làm so với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giày của tỉnh. Con số này phản ánh một thực trạng là DNNVV ở Phú Thọ chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó, đặc biệt là trong giải quyết việc làm cho người lao động.

Về tổ chức quản lý: Như phần đầu chương 2 đã trình bày, với quy mô vốn nhỏ, số lượng lao động ít, một đặc điểm quan trọng của các DNNVV Phú Thọ hiện nay là cách thức quản lý theo gia đình. Những người trong các DNNVV Phú Thọ chiếm tỷ trọng lớn là những người có cùng huyết thống, hoặc những người thân quen. Thực trạng khảo sát các DNNVV ở Phú Thọ cho thấy phần lớn các DNNVV cả DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh quản lý dưới hình thức" gia đình" với tỷ trọng những người cùng huyết thống và những người thân quen rất lớn, đặc biệt đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này dẫn đến tính dân chủ, khách quan trong việc điều hành sản xuất thấp và theo kinh nghiệm của các nước phát triển, đây không phải là mô hình lâu dài và hiệu quả, đặc biệt khi các DNNVV muốn vươn lên trở thành doanh nghiệp lớn.

Về tổ chức kinh doanh

Quy mô tổ chức kinh doanh, quy mô về vốn của các DNNVV Phú Thọ còn tương đối nhỏ bé. Tính đến cuối năm 2011, quy mô vốn đăng ký trung

bình của các DNNVV Phú Thọ khoảng 2,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, cùng với sự tăng lên về số lượng thì quy mô về vốn của các DNNVV cũng đang tăng lên. Nếu như trước năm 1999, quy mô về vốn đăng ký của 1 DNNVV chỉ khoảng 400 triệu đồng thì con số này tăng lên qua các năm.. Năm 2001 là 1.809 triệu đồng, năm 2005 là 2.479 triệu đồng và đến năm 2011 là 2.993 triệu đồng. Với tốc độ tăng này, tính đến cuối năm 2011, trong số 977 DNNVV trên địa bàn tỉnh, quy mô vốn đăng ký trung bình là 2.488 triệu đồng và trên thực tế vốn kinh doanh của các DNNVV còn lớn hơn con số này rất nhiều.

Trong số các DNNVV ở Phú Thọ hiện nay, tổng số vốn đăng ký kinh doanh bình quân một doanh nghiệp là 2,4 tỷ đồng. Qua điều tra 50 DNNVV năm 2011, cho thấy một DNNVV có cơ cấu bình quân như sau: Vốn chủ sở hữu chiếm 70% tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp; vốn tín dụng chỉ chiếm có 20%, chứng tỏ các DNNVV ngoài quốc doanh chủ yếu kinh doanh trên nguồn vốn tự có của mình, các nguồn vốn vay và nguồn tài trợ khác chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Điều này phản ánh hai thực trạng của các DNNVV của Phú Thọ. Thứ nhất, các DNNVV không có nhu cầu vay vốn, chỉ sử dụng chủ yếu vốn nhàn rỗi của gia đình và người thân vào hoạt động SXKD, hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro trong kinh doanh. Thứ hai, các DNNVV không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng do các thủ tục và các điều kiện ràng buộc chặt chẽ; đồng thời cũng phản ánh năng lực hạn chế của chủ doanh nghiệp trong việc xây dựng các đề án kinh doanh để vay vốn ngân hang.

3.2.4. Về thị trƣờng của DNNVV

Phú Thọ nằm ở phía Tây bắc đất nước thuộc vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông vận tải thuỷ, bộ, là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước vào những năm 1960. Phú Thọ có tiềm năng về đất đai, là nơi hội tụ của 3 con sông lớn và có nhiều loại tài nguyên khoáng sản phong phú rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành công

nghiệp khai khoáng và chế biến nông lâm sản… Điều kiện đó dẫn đến hiện tại có 50 liên doanh với nước ngoài và những doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn tỉnh. KCN Thuỵ Vân và KCN Trung Hà đang thu hút thêm nhiều liên doanh mới đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc với khối lượng vốn đầu tư lớn. Điều này mở ra cơ hội cho việc phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh làm vệ tinh cho các doanh nghiệp liên doanh này. Ngoài ra, tỉnh cũng đang xây dựng các khu công nghiệp tập trung tạo cơ sở hạ tầng cho sự phát triển DNNVV trong tương lại gần. Phú Thọ là địa phương có lợi thế về Du lịch văn hoá, tâm linh, du lịch sinh thái (Du lịch về cội nguồn), đã và đang được nhiều cấp, ngành của Trung ương và địa phương quan tâm xây dựng, mở ra nhiều cơ hội mới cho các DNNVV phát triển KT-XH cũng như phát triển DNNVV ở tỉnh.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, thu nhập của người dân trong tỉnh được nâng lên, làm cho thị trường đối với sản phẩm của DNNVV mở rộng. Đây là cơ hội lớn cho các DNNVV. Ngoài ra, Phú Thọ còn có thị trường tiềm năng cho các DNNVV của tỉnh, đó là việc mở rộng về số lượng và quy mô của các DN lớn, các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Như đã phân tích ở trên, vai trò của DNNVV chính là vệ tinh cho các DN lớn trên địa bàn. Cho nên với sự mở rộng này, các DNNVV có cơ hội để gia nhập thị trường, mở rộng các hoạt động SXKD của mình. Điều này cũng là lý do giải thích cho sự tăng lên nhanh chóng về số lượng DNNVV Phú Thọ trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, các DNNVV cũng đang gặp phải sự cạnh tranh gây gắt từ các DNNVV từ các địa phương khác và đặc biệt là từ hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc.

Về thị trường xuất khẩu và thị trường ở các địa phương khác: Hiện nay đa số các DNNVV Phú Thọ rất thiết hụt thông tin về thị trường, cũng như trình độ phân tích và xử lý thông tin về thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Các kênh thông tin thị trường chính của DNNVV lại chủ yếu qua các nguồn, các kênh không chính thống và thông qua mối quan hệ quen biết. Đa số các DNNVV Phú Thọ không có bộ phận chuyên trách về Marketing, việc

này chủ yếu là do Giám đốc doanh nghiệp thực hiện, còn nhân viên trong doanh nghiệp chỉ là những người thừa hành, không chủ động trong tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường. Qua điều tra hơn 70% các DNNVV chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing, trên 80% các DNNVV chưa xây dựng được biểu tượng cho riêng mình để quảng bá trên thị trường. Chi phí cho hoạt động tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí doanh nghiệp. Điều này cho thấy các DNNVV chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Hoạt động còn mang tính chụp giựt, chưa có chiến lược phát triển dài hạn. Để mở rộng được thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở chi nhánh, văn phòng đại diện hay đến tìm kiếm thị trường ở các địa phương khác. Có nhiều DNNVV Phú Thọ đã thành công trong việc bán sản phẩm, đặt các mối quan hệ giao thương với các doanh nghiệp ở địa phương khác, đặt biệt là các tỉnh, thành lân cận như: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh... ngoài ra đã có một số doanh nghiệp mạnh dạn mở văn phòng đến tận các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên số lượng DNNVV Phú Thọ đặt các chi nhánh ở nước ngoài gần như không đáng kể.

.

Phú Thọ vừa mới thành lập Hiệp hội DNNVV chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Chi nhánh này mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2011, tính đến nay chỉ có 36 thành viên. Hoạt động chủ yếu của hiệp hội này là cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các DNNVV về các thủ tục pháp lý và thủ tục vay vốn Ngân hàng. Tuy nhiên, các hình thức hỗ trợ của hiệp hội đối với các DNNVV thành viên hiện vẫn còn đơn giản, chưa hỗ trợ nhiều cho các DNNVV về thông tin thị trường, về công nghệ, về lao động...

Những năm qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển mạnh mẽ, chiếm hơn 97% số doanh nghiệp (DN) cả nước. Các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp

huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của DN lớn, trong đó có lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Tuy nhiên, năm 2011, do tình hình kinh tế khó khăn, giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều, số DNNVV giải thể, ngừng hoạt động, phá sản tăng nhiều. Ðiều này đặt ra cho các bộ, ngành và địa phương cần có những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh để DNNVV phát triển bền vững.

Quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng cạnh tranh còn yếu. Gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng.

Qua cuộc điều tra, các doanh nghiệp tiếp tục đề cập tới nhiều khó khăn đã được nhắc đến nhiều lần. Cụ thể 66.95% doanh nghiệp cho biết thường gặp khó khăn về tài chính; 50.62% doanh nghiệp thường gặp khó khăn về mở rộng thị trường; 41.74% doanh nghiệp gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất; 25.22% doanh nghiệp gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất; 24.23% khó khăn về thiếu các ưu đãi về thuế; 19.47% khó khăn về thiếu thông tin; 17.56% doanh nghiệp khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực...

Về khả năng tiếp cận các nguồn vốn của Nhà nước: chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết đã tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa; 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn chỉ có 48,65% số doanh nghiệp khả năng tiếp cận, 30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận và

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)