Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi và hợp đồng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam. (Trang 33 - 34)

1 - 2 năm Dài hạn >= 50 40 - 49 30 - 39 < 30 50 40 30 20 10 0

(Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính – Ban QLDA 1)

Dựa vào bảng 2.3 cho thấy hiện nay Ban có 2 loại hợp đồng lao động chính là: 1 đến 2 năm và dài hạn không xác định thời hạn. Số lượng lao động được ký hợp đồng không xác định thời hạn chiếm số lượng cao trong lực lượng lao động với 113 hợp đồng, tức là 72%, trong đó tập trung chủ yếu ở các độ tuổi từ 30 đến 50 vì chủ yếu lao động ở độ tuổi này là lực lượng cán bộ có nhiều kinh nghiệm quản lý dự án, có thâm niên cơng tác và gắn bó với cơng ty lâu dài, lao động ở độ tuổi này chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, các chuyên viên nòng cốt của đơn vị. Loại hợp đồng 1-2 năm có 44 hợp đồng, chiếm 28% chủ yếu lao động mới tuyển nên cần có thời gian làm việc tại Ban để có cơ sở ký hợp đồng dài hạn, tuy nhiên, đây cũng là nhóm có độ tuổi trung bình khá cao (chủ yếu từ 30- 39 tuổi) do đặc thù của công tác quản lý dự án là cần những cán bộ đã có kinh nghiệm nên Ban cũng chú trọng tuyển những CBCNV mới là những người đã từng đi làm ở các dự án khác nên rất ít trường hợp là những sinh viên mới ra trường hoặc có độ tuổi trẻ, ít kinh nghiệm.

2.1.3.2. Chất lượng và thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực

a. Trình độ chun mơn nghiệp vụ

Nhìn chung, lực lượng lao động của Ban QLDA 1 đều được qua đào tạo phù hợp với lĩnh vực hoạt động của đơn vị.

Tuy nhiên, theo các số liệu tại bảng 2.4 cho thấy lực lượng lao động có trình độ đào tạo có tỷ lệ cao và tăng dần theo thời gian. Năm 2016 chỉ có 13 cán bộ trình độ trên đại học (chiếm 6%), thì đến năm 2020, đã có 40 cán bộ trình độ trên đại học (chiếm 25% tổng số CBCNV). Điều này là do từ năm 2016, Ban đã hồn thành các dự án tại các cơng trường và chuyển trụ sở về TP. Hà Nội nên CBCNV có nhiều điều kiện hơn để học tập, nâng cao trình độ tại các trường Đại học. Tỷ lệ lực lượng lao động phổ thông (chủ yếu cho các công tác phục vụ như bảo vệ, cấp dưỡng, phục vụ...) cũng giảm mạnh từ 30 người năm 2016 xuống còn 1 người năm 2020, nguyên nhân do các Dự án đã kết thúc q trình xây dựng nên các vị trí này đã được cho nghỉ theo chế độ hoặc theo học lên các bậc cao hơn để nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam. (Trang 33 - 34)