CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) PLX
b. ĐIỂM YẾU (W)
Trước năm 2015, Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ ngày 15/12/2009 quy định giá xăng dầu do doanh nghiệp quyết định nhưng thực tế là do cơ quan quản lý Nhà nước quyết định khiến doanh nghiệp thiếu chủ động đối với giá xăng dầu, ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận. Trong giai đoạn đó, lợi nhuận kinh doanh của Tập đồn ở mức thấp, thiếu tích lũy cho tái đầu tư, đặc biệt là những dự án đầu tư với tầm cỡ và quy mơ lớn.
Cơ cấu tổ chức hành chính thiếu linh hoạt, chậm thích nghi với sự thay đổi của thị trường, gây cản trở quá trình đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong đó có Tập đồn Xăng dầu Việt Nam chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá bán xăng, dầu trong nước. Cụ thể, với cơ chế cho phép 02 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, giá xăng dầu trong nước bám sát hơn với diễn biến giá dầu thế giới, giảm thiểu rủi ro chênh lệch giá bán thấp hơn giá mua do giá dầu trong nước không kịp điều chỉnh theo giá thế giới như trước đây. Tuy nhiên, xăng dầu là mặt hàng nằm trong diện quản lý và bình ổn giá của Nhà nước, giá xăng dầu chưa thực sự theo cơ chế thị trường do Nhà nước vẫn điều hành và can thiệp giá bán để thực hiện các mục tiêu vĩ mô khác. Tuy được điều chỉnh theo xu thế biến động của giá xăng dầu thế giới, nhưng ở nhiều thời điểm khác nhau giá xăng dầu trong nước vẫn chưa được kịp thời điều chỉnh với mức tăng/giảm của giá xăng dầu thế giới, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.