Phân tích nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY KINH ĐÔ NĂM 2008 2012 (Trang 26 - 30)

PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN

Vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp,trung bình chiếm 68,8%, và tăng mạnh, từ 2076 tỷ (2008) lên tới 4010 tỷ (2012). Điều này cho thấy việc chủ động trong hoạt động kinh doanh của Kinh Đô, cơng ty hoạt động có hiệu quả từ nguồn vốn của mình.

QTTCH1_1 GVHD: THS TRẦN THỊ NGỌC VỸ

Tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thấp hơn và giảm dần qua các năm, trung bình chiếm 31,2% trong tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ dài hạn chỉ chiếm 3,4%, một tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nợ. Năm 2012 tổng nợ là 1469 tỷ, giảm 7% so với cùng kì 2011,ứng với lượng giảm 490 tỷ đồng. Với mức nợ khá thấp này, sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng thanh tốn cao, nhưng nó lại làm mất đi lợi ích khi sử dụng nợ, khơng tạo ra địn bẩy tài chính.

Biểu đồ về cấu trúc và tăng trưởng nguồn vốn của Kinh Đô

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dùng vốn chủ sở hữu là chủ yếu với tốc độ tăng khá mạnh. Tới 2012, tăng gần gấp đôi so với 2008.

Trong khi đó, cơ cấu nợ cũng có nhiều thay đổi: nợ dài hạn có xu hướng giảm dần. Báo cáo tài chính ghi nhận chuyện KDC dùng nhiều khoản vay ngân hàng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển khá nhanh chóng của mình. Năm 2011 khoản nợ ngắn hạn đã tăng 1,13 lần, tăng 749 tỷ đồng; còn nợ dài hạn tăng 0,14 lần ứng với lượng 24,5 tỷ đồng so với năm 2010

Nợ ngắn hạn và VCSH của Kinh Đô đều tăng với tốc độ nhanh, chứng tỏ khả năng trả nợ của cơng ty được đảm bảo.

Thơng số nợ/VCSH có xu hướng giảm dần và thấp hơn so với ngành, cho thấy khả năng trả nợ của công ty tương đối tốt. Riêng năm 2009 , thông số nợ/VCSH tăng cao của KDC so với ngành, nguyên nhân là nợ ngắn hạn tăng cao, cụ thể là do các khoản phải trả, phải nộp khác và phải trả, phải nộp ngắn hạn tăng cao.

Thông số nợ/ VCSH của KDC đã tạo ra một niềm tin đối với các chủ nợ.

Tổng tài sản được tài trợ bằng vốn vay của công ty kinh đơ có nhiều biến động, trong khi chỉ số này của ngành khá ổn định. Năm 2009, tổng nợ và tổng tài sản Kinh Đô tăng lên, tuy nhiên tài sản tăng 1,43 lần tăng ít hơn tổng nợ (2,11

QTTCH1_1 GVHD: THS TRẦN THỊ NGỌC VỸ

lần) làm thông số nợ/tổng tài sản cao,lớn hơn 11% so với ngành. Tuy nhiên, các năm sau thơng số này dưới mức trung bình ngành, hoạt động kinh doanh cơng ty an tồn và rủi ro tài chính khơng cao.

Năm 2012 hệ số Nợ/TTS của Kinh Đô giảm mạnh so với năm trước, hiện chỉ là 27% tương đối thấp so với các trung bình ngành (31%) và các DN cùng ngành như Hải Hà (38,5%). Tổng vốn vay giảm từ 997 tỷ đồng xuống còn 582 tỷ đồng. Mục tiêu dài hạn của Kinh đô là duy trì tỷ lệ nợ ở mức hợp lý (50%), tuy nhiên thay đổi cơ cấu thời hạn theo hướng tăng thời gian đáo hạn bình quân của các khoản vay để giảm mức độ phụ thuộc vào thị trường vốn vay ngắn hạn và gia tăng độ ổn định của cấu trúc vốn.

Số lần đảm bảo lãi vay

Số lần đảm bảo lãi vay của Kinh Đô năm 2008 là -1,53 , do hoạt động kinh doanh bị lỗ nặng, nguy cơ công ty phá sản lớn.

Tuy nhiên từ năm 2009 , nhờ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn mà số lần đảm bảo lãi vay tăng mạnh, dấu hiệu tốt để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào doanh nghiệp.

Năm 2011,do chi phí lãi vay của ngân hàng tăng, dẫn đến sự sụt giảm khá mạnh khả năng trả lãi của doanh nghiệp, giảm 5 lần so với 2010, thấp hơn trung bình ngành 2,7 lần . So sánh với BBC (7,8) thì tỷ lệ này của KDC năm 2011 thấp hơn đáng kể; cho thấy các khoản nợ của Kinh Đô tăng và hệ số khả năng thanh

toán lãi vay giảm, nhưng tới 2012 đã có xu hướng tăng lên gần với con số của ngành. Lí do là chi phí lãi vay giảm đã bù đắp cho phần chi phí tài chính phát sinh từ hoạt động thối vốn khỏi Nutifood trong Q2. 2012.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY KINH ĐÔ NĂM 2008 2012 (Trang 26 - 30)