Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế (Trang 33 - 51)

Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp rất phong phú và đa dạng, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng nước mà có sự khác nhau. Trong quá trình phát triển của

nông nghiệp, ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng hóa, đi sâu vào thâm canh, chuyên môn hóa, nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, thì các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vốn có cũng thay đổi sâu sắc. Khái quát chung, có thể nhận thấy một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sau đây:

1. Xí nghiệp nông nghiệp

Xí nghiệp nông nghiệp là một hình thức của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có sự thống nhất giữa lực lượng lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Mỗi một xí nghiệp nông nghiệp đều có tính độc lập về mặt pháp lý và có quan hệ với các xí nghiệp nông nghiệp khác. Tuy nhiên, về tên gọi giữa các nước có sự khác nhau:

- Các nước Đông Âu gọi là: nông trang, nông trường, các hợp tác xã có quy mô lớn...

- Trong khi đó các nước phương Tây như: Anh, Pháp, Italia, Canađa, Mỹ, Ôstrâylia...gọi là: nông trại

- Ở một số nước châu Phi, khu vực Đông Nam Á, Nam Mỹ thuộc thuộc địa trước đây gọi là: đồn điền với quy mô từ 4 đến vài trăm ha, phần lớn là trồng cây công nghiệp nhiệt đới như: cao su, cà phê, hồ tiêu, ca cao... chủ yếu nhằm xuất khẩu.

2. Thể tổng hợp nông nghiệp

- Thể tổng hợp nông nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được bắt nguồn từ học thuyết chu trình sản xuất động lực của Kôlôxôpxki (người Nga). Sau đó, được các nhà khoa học, đại diện là G.Xauskin phát triển tư tưởng này lên thành một tập hợp các chu trình nông - công nghiệp và tách chúng ra thành các chu trình như: chu trình trồng trọt, chu trình cải tạo đất, chu trình chăn nuôi công nghiệp...Đến sau chiến tranh thể giới thứ II, với những thành tựu nhẩy vọt của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, đã làm thay đổi tận gốc quá trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nhiều phân ngành mới xuất hiện với những phương pháp và các quy trình sản xuất tiên tiến theo lối công nghiệp, những mối liên hệ sản xuất kỹ thuật ngày xưa đã lỗi thời bị phá vỡ thay vào đó là những mối liên hệ mới. Tất cả những điều đó cùng với sự phát triển của ngành giao thông vận tải đã tạo điều kiện cho việc hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp. - Tuy nhiên, quan niệm về thể tổng hợp nông nghiệp có sự khác nhau giữa các nhà nghiên cứu:

+ Theo Mukomel, thể tổng hợp nông nghiệp là “sự hợp nhất theo lãnh thổ của các xí nghiệp nông nghiệp giống nhau về tính chất của cùng một kiểu”. Với quan niệm này, chưa nêu lên được mối liên hệ kỹ thuật sản xuất giữa các xí nghiệp, chưa phản ảnh rõ việc tổ chức sản xuất lãnh thổ trong tương lai.

+ K.I. Ivanov lại cho rằng: “thể tổng hợp nông nghiệp như là sự phối hợp của các xí nghiệp nông nghiệp có mối quan hệ qua lại, liên kết với nhau về mặt lãnh thổ cũng như giữa các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp trên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, cho phép sử dụng đầy đủ nhất các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và các điều kiện kinh tế hình thành trong lịch sử nhằm đạt năng suất lao động xã hội cao nhất”. Đây là quan niệm khá đầy đủ về thể tổng hợp nông nghiệp và được sử dụng rộng rãi sau này.

+ Nhìn chung, các quan niệm về thể tổng hợp nông nghiệp khá đa dạng, nhưng đều thống nhất với nhau ở một số điểm cơ bản sau đây:

* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chuyên môn hóa theo giai đoạn của các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp chế biến nông sản là những yếu tố quyết định diện mạo của thể tổng hợp nông nghiệp.

* Các xí nghiệp nông nghiệp có xu hướng phân bố liền nhau về lãnh thổ, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

* Các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp chế biến là cơ sở cấu trúc nên các thể tổng hợp nông nghiệp.

- Các thể tổng hợp nông nghiệp bao gồm nhiều loại và việc phân loại chúng có thể dựa vào tiêu chí: sản phẩm hàng hóa. Bởi vì, việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa do các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quyết định và hơn nữa chúng còn liên quan đến sự lựa chọn các quy trình kỹ thuật hợp lý , nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

Dựa vào tiêu chí trên, có thể phân các thể tổng hợp nông nghiệp thành 2 nhóm: + Nhóm các thể tổng hợp nông nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hóa do các điều kiện tự nhiên phân bố mang tính đới quyết định

+ Nhóm các thể tổng hợp nông nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hóa do nhu cầu thực phẩm của dân cư thành phố chi phối. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hóa do yếu tố nhu cầu đóng vai trò chủ yếu, còn các yếu tố tự nhiên giữ vai trò thứ yếu.

3. Vùng nông nghiệp

Vùng nông nghiệp là một trong những hình thức của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Song quan niệm về vùng nông nghiệp còn có nhiều ý kiến khác nhau. Dưới đây là một số định nghĩa:

- Vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được phân chia với mục đích phân bố và chuyên môn hóa đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của cả nước cũng như của từng vùng.

- Vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh của đất nước có sự lặp đi lặp lại một cách có quy luật sự kết hợp của các kiểu xí nghiệp nông nghiệp, trong đó đa số kiểu xí nghiệp đặc trưng cho vùng, còn một số kiểu khác không biểu hiện bộ mặt của vùng. Như vậy, mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về vùng nông nghiệp, nhưng khái quát chung có thể hiểu: Trong một nước hay trên phạm vi một lãnh thổ rộng lớn, kinh tế nông nghiệp giữa các vùng có nhiều nét khác nhau, người ta khoanh vùng, gộp các địa phương có những điều kiện sản xuất tương tự nhau về tự nhiên, kinh tế - xã hội, gần gũi với nhau về trình độ thâm canh và về phương hướng chuyên môn hóa sản xuất thành vùng nông nghiệp.

Với quan niệm trên, mỗi một vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ của đất nước bao gồm những địa phương có những nét tương tự nhau về một số điểm cơ bản sau:

+ Điều kiện kinh tế - xã hội: phân bố dân cư, lao động nông nghiệp, kinh nghiệm, truyền thống sản xuất...

+ Trình độ thâm canh, cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp, chế độ canh tác giữa các địa phương trong vùng

+ Có một hoặc một số sản phẩm chuyên môn hóa đặc trưng và cơ cấu sản xuất nông nghiệp giữa phần lớn các địa phương trong vùng

4. Băng chuyền địa lý trong nông nghiệp

Ngày nay, cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng chúng ngày càng nhiều vào nông nghiệp, các xí nghiệp nông nghiệp không phải sản xuất một loại sản phẩm, mà chỉ hoàn thành một khâu của quy trình kỹ thuật dựa trên nguyên tắc sử dụng hợp lý và có hiệu quả các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Nhìn chung, việc chuyên môn hóa theo quy trình kỹ thuật đều tuân theo những nguyên tắc nhất định của việctổ chức dây chuyền sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Đó là nguyên tắc băng chuyền hay băng chuyền địa lý trong nông nghiệp. Vậy hiểu như thế nào là băng chuyền địa lý trong nông nghiệp?

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Băng chuyền địa lý trong nông nghiệp đó là các dây chuyền sản xuất nông phẩm thông qua các quy trình kỹ thuật của nó được tiến hành ở các vùng lãnh thổ khác nhau, nhằm sử dụng hợp lý nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau của các vùng.

Băng chuyền địa lý trong nông nghiệp, về đại thể có thể chia thành hai loại:

- Loại băng chuyền sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả sự khác biệt theo vùng trong việc sản xuất nông phẩm. Dây chuyền sản xuất của băng chuyền này là sự chuyển nông phẩm hay bán thành phẩm từ vùng (địa phương) này sang vùng (địa phương) khác có dừng lại một thời gian cần thiết để tái sản xuất

- Loại băng chuyền sử dụng có hiệu quả các yếu tố tự nhiên. Dây chuyền sản xuất của băng chuyền này di động lần lượt qua các vùng với thời gianthu hoạch khác nhau của cùng một loại sản phẩm (như rau quả...) và tiếp nhận sản phẩm để cung cấp cho các nơi tiêu thụ.

Cả hai loại băng chuyền địa lý trong nông nghiệp nói trên đều là hình thức của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Trong chừng mực nhất định, mỗi loại có thể được tách ra theo dấu hiệu ngành và dấu hiệu vùng

- Theo dấu hiệu vùng, chia ra:

+ Các băng chuyền địa lý nhỏ: hoạt động chủ yếu trên lãnh thổ một xí nghiệp nông nghiệp

+ Các băng chuyền địa lý trung bình: hoạt động trên một số đơn vị hành chính + Các băng chuyền địa lý lớn: hoạt động trong hai hay nhiều đới tự nhiên - Theo dấu hiệu ngành, chia ra:

+ Băng chuyền địa lý trong ngành chăn nuôi + Băng chuyền địa lý trong ngành trồng trọt

5. Liên kết nông - công nghiệp

Liên kết nông - công nghiệp là một hình thức hợp tác của các cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Phổ biến nhất hiện nay là các tổ hợp nông - công nghiệp, bởi vì, ở đó nông nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để kết hợp chặt chẽ với công nghiệp chế biến, với công nghiệp cơ khí nông nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Đây là một hình thức tổ chức lãnh thổ để đưa nông nghiệp xích lại gần công nghiệp, để công nghiệp hóa ngành nông nghiệp. Ví dụ như các xí nghiệp liên hợp sản xuất chè, cà phê bao gồm các nông trường và các nhà máy chế biến chè, cà phê ở nước ta chẳng hạn.

Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết nông - công nghiệp sản xuất theo hướng công nghiệp. Biểu hiện rõ nhất đó là sự xuất hiện của nhiều ngành sản xuất mới trong nông nghiệp như: chăn nuôi gia cầm theo quy trình công nghiệp, chế biến thức ăn tổng hợp, ngành vi sinh, ngành vỗ béo gia súc, ngành chế biến sữa...Chính vì vậy, liên kết nông - công nghiệp ngày càng có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp, có thể khái quát ở một số điểm sau đây:

- Các ngành sản xuất nông nghiệp giảm bớt được sự tác động của ngoại cảnh

- Nó làm đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, hình thành nên những mối liên hệ sản xuất mới, hình thành các thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ và làm cho mỗi đơn vị sản xuất nông nghiệp có thêm nhiều mối liên hệ với các đơn vị kinh tế khác trong vùng. - Tạo điều kiện cho vùng nông nghiệp phát triển hoàn thiện hơn, đi sâu vào chuyên canh và chuyên môn hóa sản xuất từng phần sản phẩm trong nông nghiệp

- Tạo cho các cơ sở công nghiệp hình thành gắn bó hữu cơ với các xí nghiệp nông nghiệp, đảm bảo cho quá trình sản xuất của các thể tổng hợp nông nghiệp trên lãnh thổ vùng.

Liên kết nông - công nghiệp, nhìn chung có một số hình thức liên kết cơ bản sau: - Liên kết về cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lượng, nguyên liệu sản xuất tổng hợp trên lãnh thổ

- Liên kết các quy trình sản xuất - Liên kết về sản xuất sản phẩm - Liên kết sử dụng lao động

- Liên kết về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong số các liên kết trên, 2 liên kết đầu được người ta quan tâm nhiều hơn.

V. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệpViệt Nam 1.1. Các nhân tố tự nhiên

- Các nhân tố tự nhiên được coi là cơ sở để tạo ra sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta. Điều đó, một mặt do sản xuất nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác phụ thuộc nhiều vào nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất đai và khí hậu), mặt khác nền nông nghiệp của nước ta chưa thật phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.

- Một số nhân tố tự nhiên chủ yếu

+ Địa hình nước ta có 3 dạng chính: Địa hình núi và cao nguyên, địa hình đồi trung du và địa hình đồng bằng. Các dạng địa hình này là một trong những nhân tố tạo nên sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.

+ Đất đai nước ta có thể phân thành 2 nhóm chính: nhóm đất núi, chủ yếu là các loại đất feralit và nhóm đất hình thành trên sản phẩm bồi tụ, chủ yếu là đất phù sa. Các nhóm đất trên là cơ sở cho việc hình thành các vùng chuyên canh khác nhau.

+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa sâu sắc cũng góp phần tạo nên sự đa dạng của các vùng chuyên canh

+ Nguồn nước với hệ thống sông ngòi dày đặc, nước dưới đất phong phú, ảnh hưởng nhất định đến sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp

1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội

Bao gồm: dân cư và nguồn lao động, thị trường tiêu thụ (trong và ngoài nước), đường lối chính sách phát triển nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật...Đây là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp nói chung và đến sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp nói riêng.

2. Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam 2.1. Quan niệm

Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội đến nay, ngành nông nghiệp đã có sự phát triển khá ổn định và vững chắc. Trên cơ sở đó, về phương diện lãnh thổ, nông nghiệp bắt đầu có sự phân hóa lãnh thổ. Điều này đặt ra nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là phân vùng nông nghiệp, nhằm một mặt khai thác hợp lý tiềm năng sẵn có của các vùng và mặt khác góp phần vào công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân.

2.2. Chỉ tiêu cơ bản trong phân vùng

- Chỉ tiêu tự nhiên - sinh thái, trong đó khí hậu và đất đai được xem xét với ý nghĩa hàng đầu;

- Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật (cả trước và sau thu hoạch), nhằm định hướng vốn đầu tư;

- Chỉ tiêu lao động, nhằm bổ sung lực lượng lao động cho những vùng thưa dân; - Có một số sản phẩm chuyên môn hóa đặc trưng và cơ cấu nông nghiệp gồm phần lớn các địa phương trong vùng.

2.3. Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp

Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu trên, có thể khoanh vùng, gộp các địa phương ở nước ta thành 7 vùng nông nghiệp sau đây:

- Vùng trung du - miền núi Bắc Bộ; - Vùng đồng bằng sông Hồng; - Vùng Bắc Trung Bộ;

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ; - Vùng Tây Nguyên;

- Vùng Đông Nam Bộ;

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, còn chú ý đến các vành đai thực phẩm ven các thành phố và trung tâm công nghiệp lớn

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có ý nghĩa như thế nào về mặt lý luận và thực tiễn? Cho ví dụ minh họa.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w