Nghĩa của việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế (Trang 28 - 51)

I. QUAN NIỆM VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một hình thức của việc tổ chức nền sản xuất xã hội. Vấn đề này đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của nhiều nhà khoa học.

Một trong những chuyên gia Xô Viết hàng đầu nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là giáo sư tiến sĩ địa lý K.I. Ivanov. Qua các công trình của Ivanov, của V.G. Kriutokov và một số tác giả khác, có thể quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp như sau:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợpü tác hóa sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.

Từ quan niệm trên, có thể thấy tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nổi bật một số điểm cơ bản sau đây:

- Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp giữa tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động là cơ sở để hình thành các mối liên hệ qua lại theo không gian

- Khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ quyện chặt với nhau trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

- Các đặc điểm không gian của sản xuất phần nhiều bắt nguồn từ tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có.

- Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không phải là hiện tượng bất biến, mà nó có sự thay đổi. Tuy nhiên, so với công nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thay đổi chậm hơn nhiều.

II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP NGHIỆP

- Việc xem xét tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói chung và việc vạch ra các hình thức tổ chức của nó theo lãnh thổ nói riêng, trước hết tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của cả nước cũng như của từng địa phương. Bởi vì, như chúng ta đã biết, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên hơn so với các ngành sản xuất khác. Hoạt động của nó bao trùm phạm vi lãnh thổ rộng lớn với các điều kiện tự nhiên rất khác nhau, điều này dẫn đến trong chừng mực nhất định, các điều kiện tự nhiên nào đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển từng loại cây trồng, vật nuôi. Do đó, khi vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cần phải nghiên cứu, đánh giá kỹ các điều kiện tự

nhiên về mặt sinh thái. Điều đó có nghĩa là cây trồng, vật nuôi phải được phân bố ở những nơi có điều kiện thích hợp nhất. Muốn vậy, việc phân bố cây trồng, vật nuôi cần được tiến hành trên cơ sở vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp một cách khoa học.

- Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sẽ tạo nên những điều kiện nhằm đẩy mạnh và sâu sắc thêm chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.

Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp là một trong những biểu hiện của sự phân công lao động xã hội. Do vậy khi chuyên môn hóa những nông phẩm nào đó, mỗi lãnh thổ sẽ giữ một vị trí nhất định trong sự phân công lao động xã hội. Vị trí này được xác định chủ yếu bởi sản phẩm hàng hóa sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Dưới ảnh hưởng của quá trình này, từng bộ phận lãnh thổ trong nước đều chuyên môn hóa những nông phẩm nhất định. Từ đó quá trình chuyên môn hóa ngày càng tiếp tục được đẩy mạnh và trở nên sâu sắc hơn trên phạm vi cả nước.

- Việc xây dựng và tiến tới hoàn thiện các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp còn tạo ra những điều kiện nhằm nâng cao năng suất lao động. Bởi vì, việc nâng cao năng suất lao động là kết quả của hàng loạt các yếu tố gắn liền với sự thay đổi của 3 thành phần thuộc quá trình lao động, đó là: phương tiện lao động, đối tượng lao động và lực lượng lao động. Một trong những con đường nâng cao năng suất lao động, sử dụng tối ưu các nguồn lực để tăng số lượng nông phẩm trên một đơn vị diện tích với chi phí ít nhất trên một đơn vị sản phẩm là việc xác định một cách khoa học các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

- Việc nghiên cứu và vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo lãnh thổ sẽ góp phần quan trọng vào công tác lập kế hoạch theo lãnh thổ. Bởi vì, công tác lập kế hoạch theo lãnh thổ thực chất đó là việc xác định một cách có căn cứ khoa học những môia quan hệ giữa các ngành trong nền sản xuất xã hội, là việc đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố sản xuất: đất đai, sức lao động, máy móc...và đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Và chỉ có trên cơ sở các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, từng đơn vị sản xuất mới có thể tiến hành xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình, đồng thời thỏa mãn sự cân đối nhất định giữa các ngành, giữa các yếu tố của sản xuất, giữa tích lũy và tiêu dùng.

- Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gắn liền với việc giải quyết có hiệu quả vấn đề phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ trong cả nước nói chung và trong từng vùng nói riêng.

III. CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Đó là nhóm các nhân tố vốn có bên trong và nhóm các nhân tố bên ngoài. Trong đó nổi bật là một số nhân tố sau đây:

1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

So với các ngành sản xuất khác, nông nghiệp có những đặc điểm đặc thù khác hẳn. Đó là:

1.1.Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp

Điều đó được thể hiện qua quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đều lệ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của đất đai.

Do đất đai sử dụng trong nông nghiệp với tư cách như là tư liệu sản xuất chủ yếu, nên hoạt động nông nghiệp phân bố trong phạm vi không gian rất rộng lớn. Cho nên rõ ràng, trong nông nghiệp không thể đầu tư quá nhiều trên một đơn vị diện tích, bởi vì làm như vậy sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này khác hẳn so với sản xuất công nghiệp. Tuy nông nghiệp bao trùm không gian rộng lớn, nhưng trên thực tế hoạt động sản xuất thường tập trung trong các vùng đất đai mầu mỡ. Các đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù mật nhất.

Khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cần chú ý đến đặc điểm đầu tiên nói trên. Bởi vì, sự ra đời và hoạt động của một xí nghiệp nông nghiệp nào đó, đặc biệt đối với ngành trồng trọt, trước hết phải gắn liền với tư liệu sản xuất hàng đầu này. Mặc dù sản xuất nông nghiệp trải rộng theo không gian, nhưng điều đó không hoàn toàn không mang tính tùy tiện. Do đó khi xác định quy mô, cơ cấu sản xuất của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, nhất thiết phải quan tâm đầy đủ đặc điểm này của sản xuất nông nghiệp.

1.2. Trong nông nghiệp, thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất và điều này sinh ra tính thời vụ.

Đây là đặc điểm quan trọng của nông nghiệp cần được chú ý khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Bởi vì, khác với các ngành sản xuất vật chất khác, đối tượng lao động trong nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi, nghĩa là các cơ thể sống. Quá trình sinh học của chúng diễn ra thông qua hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn này là sự tiếp tục của giai đoạn trước và tạo tiền đề cần thiết cho giai đoạn sau. Mặt khác chu kỳ sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp tương đối dài và không giống nhau. Trong nông nghiệp, thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm (kể cả sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi), đưa đến sự không phù hợp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất là nguyên nhân chính nẩy sinh tính thời vụ. Cho nên, để xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý, cần lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có thời gian lao động và thời gian sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của lãnh thổ trong quá trình thực hiện phân bố sản xuất nông nghiệp.

1.3. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là vào khí hậu và đất đai

Đây là đặc điểm bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nông nghiệplà cây trồng, vật nuôi. Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có đầy đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng, trong đó yếu tố này không thể thay thế yếu tố kia. Các yếu tố trên kết hợp và cùng tác động với nhau trong một thể thống nhất. Chỉ cần thay đổi một yếu tố là có thể có hàng loạt các kết hợp khác nhau và tất nhiên, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp.

Mỗi yếu tố và sự kết hợp của các yếu tố trên thay đổi từ nơi này sang nơi khác. Những thay đổi đó phụ thuộc vào tính quy luật theo lãnh thổ và theo thời gian. Đất, khí hậu, nước với tư cách như tài nguyên nông nghiệp quyết định khả năng ( tự nhiên ) nuôi

trồng các loại cây, con cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm.

Ngoài ra, hoạt động nông nghiệp có liên quan với quá trình tái sản xuất sinh vật và quá trình tạo nên các sản phẩm hữu cơ. Nông nghiệp không chỉ cung cấp những sản phẩm cần thiết cho xã hội, mà còn cho cả chính mình để tái sản xuất. Vì vậy, quá trình tái sản xuất tự nhiên trong nông nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm với số lượng gấp rất nhiều lần so với sản phẩm ban đầu. Quá trình đó diễn ra theo hai cách khác nhau: hoặc là liên tục hoặc là không liên tục. Điêìu này đúng như nhiều nhà khoa học đã nhận xét: các hình thức sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các cảnh quan tự nhiên. Vì thế, khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cần phải tính toán đầy đủ các điều kiện tự nhiên và các điều kiện sinh thái đối với cây trồng, vật nuôi.

2.Cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Cũng như các ngành kinh tế khác, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, nền nông nghiệp trải qua một bước ngoặt lịch sử, đã và đang trở thành một ngành sản xuất tiên tiến, một dạng sản xuất kiểu công nghiệp. Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng này là đưa nông nghiệp lên giai đoạn đại cơ khí, đẩy mạnh các quá trình liên kết, nâng cao vai trò của khoa học - kỹ thuật và biến nó thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nông nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tạo ra bước chuyển biến lớn trong việc phát triển và phân bố nông nghiệp, trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và tổ chức quản lý hoạt động nông nghiệp.

2.1. Những hướng chủ yếu của tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp liên quan mật thiết đến các quá trình: cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa, lĩnh vực khoa học nông nghiệp ... Ngày nay, các quá trình đó thay đổi rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Có thể tóm tắt những biến đổi diễn ra theo các hướng sau:

- Trong lĩnh vực thủy lợi hóa:

Đó là việc sử dụng tổng hợp nguồn nước, xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo việc tưới tiêu tự động, khoa học.

- Trong lĩnh vực cơ giới hóa:

Sử dụng máy và các tổ hợp máy cơ khí hóa tổng hợp và tự động hóa tất cả các khâu của quá trình sản xuất, áp dụng các quy trình kỹ thuật mới và tổ chứclao động tiên tiến trong sản xuất cả trước và sau thu hoạch, đảm bảo hiệu quả với tốc độ nhanh.

- Trong lĩnh vực hóa học hóa:

Sử dụng rộng rãi các phương tiện hóa học và sinh học mới có hiệu quả cao trong trồng trọt và chăn nuôi. Phát triển công nghiệp vi sinh và sử dụng rộng rãi sản phẩm của ngành này trong chăn nuôi và hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

- Trong lĩnh vực điện khí hóa:

Đó là việc chế tạo các thiết bị đảm bảo việc điện khí hóa tổng hợp mọi quá trình sản xuất và điều khiển theo chương trình tự động; sử dụng các trường điện tử, siêu âm và các hiện tượng vật lý khác vào trong nông nghiệp...

- Trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp:

Đẩy mạnh phát triển các ngành di truyền học, chọn giống, lai tạo và sử dụng các giống mới có những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sinh học thích hợp với quy trình nông nghiệp. Đồng thời phát triển các ngành hóa sinh, lý sinh và áp dụng những thành tựu của chúng vào nông nghiệp...

Với sự biến đổi của cuộc khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp liên quan đến các quá trình nói trên, được thể hiện rõ qua các hình thức tổ chức sản xuất xã hội và qua đó chúng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

2.2. Các hình thức tổ chức sản xuất xã hội trong nông nghiệp và ảnh hưởng của chúng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Nền sản xuất xã hội hiện nay với sự phân công lao động theo lãnh thổ đã trở thành yếu tố không thể tách rời các hình thức tổ chức sản xuất xã hội đã hình thành và đang được phát triển. Trong công nghiệp cũng như trong nông nghiệp nó được coi như là nhân tố quan trọng liên quan đến sự phân bố nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ.

Trước đây chỉ có chuyên môn hóa với tư cách như một hình thức tổ chức sản xuất xã hội được thừa nhận là có ý nghĩa thực tiễn trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Tuy nhiên, chuyên môn hóa không phải là hình thức duy nhất cho phép sử dụng đầy đủ các thành quả của khoa học kỹ thuật, bởi vì bên cạnh nó còn có nhiều hình thức khác. Như trên đã trình bầy, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một phạm trù lịch sử. Hơn nữa, bất kỳ một hình thức tổ chức xã hội nào cũng đều liên quan mật thiết với việc phân bố sản xuất theo lãnh thổ và ngược lại. Vì vậy, các hình thức tổ chức sản xuất xã hội đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

2.2.1. Chuyên môn hóa

- Chuyên môn hóa không chỉ là một trong những hình thức tổ chức sản xuất xã hội, mà còn là một hình thái biểu hiện của phân công lao động xã hội. Đó là sự phân công lao động theo lãnh thổ. Trong nông nghiệp, chuyên môn hóa liên quan chặt chẽ với chuyên môn hóa theo các xí nghiệp (được xác định bằng việc sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định), các ngành (đặc trưng bằng việc sản xuất một loại sản phẩm, bằng việc

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế (Trang 28 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w