III. Các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội
3.4. Quản lý chặt chẽ, phân bổ và sử dụng hiệu quả quỹ đất dành cho sản
cho sản xuất, kinh doanh
Trước hết, việc siết chặt công tác quản lý đất đai cần được coi là giải pháp trọng tâm. Hà Nội cần chuyển hẳn phương thức quản lý đất đai theo mục đích sử dụng, sang phương thức quản lý theo mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Nói cách khác, bỏ hẳn việc quản lý đất đai theo kiểu hành chính thuần túy, sang quản lý hành chính kết hợp với quản lý kinh tế: giao quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp sử dụng đất để hoạt động kinh doanh sinh lời, thu hồi quyền sử dụng đất của những doanh nghiệp để đất nhàn rỗi. Chính quyền Hà Nội nên tiến hành rà soát, phân loại các trường hợp vi phạm, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất trái phép; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát các tổ chức, doanh nghiệp được giao đất, thuê đất thực hiện các dự án và xây dựng nhà xưởng đầu tư sản xuất kinh doanh. Qua đó, Hà Nội cần đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tránh tình trạng bỏ đất hoang quá thời hạn 12 tháng gây lãng phí đất đai. Nhiệm vụ này có thể giao cho Sở Tài nguyên Môi trường và cơ quan quản lý Nhà đất Hà Nội kết hợp với chính quyền các quận, huyện, xã, phường thực hiện. Mục tiêu của giải pháp này là để dành quỹ đất cho các doanh nghiệp cần mở rộng quy mô mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Việc tiếp theo Hà Nội cần làm là tiếp tục triển khai quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ, các khu sản xuất tập trung cho các làng nghề truyền thống. Mô hình khu công nghiệp vừa và nhỏ Vĩnh Tuy và Phú Thị cần được nhân rộng. Đồng thời Hà Nội cũng cần tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cũng như cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp mới; tập trung các doanh nghiệp có cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh lại với nhau. Cụ thể như
Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ quận Cầu Giấy, Cụm tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng, … Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội có thể giúp doanh nghiệp được trực tiếp ký hợp đồng thuê đất với Nhà nước để giảm chi phí trung gian; hỗ trợ một phần chi phí giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp.
3.5. Ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên cạnh việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp mới thành lập, Hà Nội cũng cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất và các biện pháp giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh doanh.
Một là cải cách hệ thống tính và thu thuế, bao gồm cả vấn đề hóa đơn
Giá trị gia tăng (VAT).
Hai là giảm sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp nhà nước.
Ba là quan tâm hỗ trợ cung cấp thông tin về pháp luật cho doanh nghiệp
tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm thông qua các sự kiện văn hoá nghệ thuật, thể thao du lịch, … do Thành phố tổ chức.
Bốn là khuyến khích doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá. Tuỳ theo ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, thành phố có mức % hỗ trợ chi phí hợp lý.
Mặt khác, Hà Nội cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện để hộ kinh doanh cá thể chuyển thành doanh nghiệp. Đây là giải pháp trực tiếp góp phần làm tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thông qua các hoạt động dưới đây:
- Tiếp tục tổ chức quán triệt, phổ biến sâu rộng đường lối phát triển và chủ trương, chính sách của thành phố đối với kinh tế tư nhân. Phổ biến, tuyên truyền về những ưu thế khi chuyển từ hộ kinh doanh cá thể sang các loại hình doanh nghiệp sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý để mở rộng và phát triển kinh doanh, nhất là môi trường kinh doanh thuận lợi, khung khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch, ổn định hơn, đặc biệt là chính sách thuế; dễ dàng tiếp cận với cơ sở hạ tầng như thuê đất để tạo mặt bằng sản xuất, cũng như các nguồn vốn tín dụng, giảm áp lực trong việc quản trị đối với cơ sở sản xuất...
- Chính quyền Hà Nội đề xuất ý kiến xây dựng khung khổ pháp lý chính thức cho các hộ kinh doanh cá thể; đặc biệt là chính sách thuế, tránh tình trạng áp dụng thuế tuỳ tiện, không rõ ràng, minh bạch; sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp quy không phù hợp với thực tiễn và thiếu tính khả thi.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh cá thể trong việc phát triển thị trường, hỗ trợ để các hộ kinh doanh cá thể có được thông tin về thị trường, đổi mới công nghệ, giảm chi phí một cách thấp nhất khi gia nhập thị trường; phát triển nguồn nhân lực có khả năng quản trị doanh nghiệp và đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Tham gia nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể quy mô lớn chuyển sang đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp; khuyến khích và tạo điều kiện để các Hợp tác xã dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, hộ kinh doanh cá thể ở các làng nghề chuyển sang hoạt động theo các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ chế, chính sách, để sớm đưa ra quy định hướng dẫn các trang trại thành lập doanh nghiệp; cần tiến hành đồng thời các biện pháp khuyến khích, hướng dẫn, trợ giúp, thúc đẩy hộ
kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp như cấp mã số thuế cho tất cả các hộ kinh doanh cá thể.
3.6. Xây dựng mối liên hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp tƣ nhân thông qua các Hiệp hội kinh doanh
Với vai trò như một cầu nối và thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp và chính quyền, các Hiệp hội kinh doanh đại diện cho các doanh nghiệp để chuyển tải những lo lắng đến các cấp chính quyền; và ngược lại, các Hiệp hội cũng giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin về cơ chế chính sách do chính quyền ban hành. Vai trò này rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân của Hà Nội cần chủ động tham gia tích cực vào các Hiệp hội, giúp tiếng nói của Hiệp hội có trọng lượng và tác động càng mạnh đến các cơ quan quản lý hành chính của Thành phố.
Thông qua các Hiệp hội, doanh nghiệp cần thường xuyên duy trì đối thoại với chính quyền Thành phố về các quy định chi phối đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với tư cách đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động hỗ trợ cụ thể cho hội viên của mình, các Hiệp hội doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lớn mạnh. Doanh nghiệp cũng cần lựa chọn và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của Hiệp hội, bao gồm tất cả những dịch vụ không trực tiếp liên quan đến tài chính mà doanh nghiệp có thể có nhu cầu như: đào tạo, tư vấn kỹ thuật, tổ chức hội chợ thương mại, hội thảo, hội nghị chuyên đề, thu thập và cung cấp thông tin về những vấn đề có tác động đến các doanh nghiệp thành viên.
Doanh nghiệp nên chủ động kiến nghị các buổi đối thoại với chính quyền Thành phố định kỳ hàng năm, hàng quý. Nội dung các buổi đối thoại cần được xây dựng dựa trên chính đề xuất của các doanh nghiệp, về từng lĩnh vực cụ thể như: thuế, đất đai, lao động, …
Nhìn chung, những giải pháp được đưa ra để cải thiện môi trường kinh doanh của Hà Nội phần lớn phụ thuộc vào khả năng quản lý, điều hành của
chính quyền Thành phố. Trong thời điểm hiện tại, việc phát huy tác dụng của Cơ chế “một cửa” hay Cổng giao tiếp điện tử sẽ là tiền đề cho các giải pháp khác trong thời gian tới. Tin tưởng rằng, cùng với sự mong đợi và hưởng ứng từ phía các doanh nghiệp, các giải pháp này sẽ được chính quyền Hà Nội nghiên cứu, áp dụng và sớm đạt được kết quả như mong muốn.
KẾT LUẬN
Từ khởi điểm là một nghiên cứu có tính cách tân và thậm chí gây nhiều tranh cãi, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đã nhanh chóng trở thành một công cụ quan trọng hỗ trợ và định hướng công cuộc cải cách điều hành kinh tế. Vì vậy PCI đã được bình chọn là một trọng mười sự kiện kinh tế nổi bật trong năm đầu tiên công bố.
Kết quả thu được qua phân tích chỉ số PCI không chỉ là sự tiếp thu ý kiến từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước, mà còn là định hướng quan trọng trong hoạt động cái thiện môi trường đầu tư kinh doanh của các tỉnh, thành phố, nhất là thủ đô Hà Nội.
Những yếu tố liên quan đến điều hành như sự nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước, sự bất trắc của môi trường chính sách, nhiêu khê của thủ tục hành chính ... rất khó tính toán định lượng và dự đoán trước. Tuy phải đối mặt với những khó khăn như vậy nhưng gần 2/3 số doanh nghiệp Hà Nội vẫn lạc quan về tình hình kinh doanh và có kế hoạch mở rộng hoạt động trong những năm tới. Mỗi chỉ số thành phần của PCI được cải thiện sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển hơn nữa cho doanh nghiệp.
Hy vọng những giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh Hà Nội và kết quả nghiên cứu về PCI sẽ được áp dụng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần thúc đẩy kinh tế Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung.
Phụ lục 1
TÁM CHỈ SỐ CẤU THÀNH CHỈ SỐ ĐIỀU HÀNH KINH TẾ 1. Chỉ số cấu thành về đăng ký kinh doanh:
- Thời gian đăng ký kinh doanh (tính theo ngày) trước và sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành.
- Số giấy phép kinh doanh.
- Khoảng thời gian cần thiết từ lúc đăng ký kinh doanh đến khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
2. Chỉ số cấu thành về chính sách đất đai:
- Tỷ lệ % doanh nghiệp đã có hoặc đang chờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tỷ lệ % doanh nghiệp cho rằng việc hạn chế về mặt bằng kinh doanh gây cản trở cho việc mở rộng hoặc thực hiện thêm các hoạt động kinh doanh. - Tỷ lệ % doanh nghiệp thuê đất từ các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan địa
phương.
3. Chỉ số cấu thành về chính sách thanh tra, kiểm tra i :
- Số lượng trung bình các cuộc thanh tra, kiểm tra. - Thời gian trung bình mỗi cuộc.
- Chi phí mỗi cuộc (phí và tiền phạt).
- Số lượng doanh nghiệp cho rằng chính sách thanh tra, kiểm tra đã có tiến bộ kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời.
4. Chỉ số cấu thành về việc lập kế hoạch và các chính sách:
- Các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. - Chính sách phúc lợi xã hội.
- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng. - Việc thực hiện các kế hoạch.
i Mặc dù có sự phân biệt kiểm tra (thời gian ngắn và nhằm mục đích kiểm soát) với thanh tra (cơ quan quản lý địa phương vào cuộc để kiểm tra hoạt động có dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp) nhưng chỉ số này đánh giá đồng thời cả hai hoạt động.
5. Chỉ số cấu thành về tính minh bạch:
- Khả năng tiếp cận với các tài liệu, văn bản, kế hoạch và thực hiện kế hoạch của tỉnh.
- Tính công bằng trong tiếp cận những tài liệu. - Tính ổn định trong việc áp dụng chính sách.
- Khả năng có thể dự đoán được và sự cởi mở của địa phương.
6. Chỉ số cấu thành về chi phí giao dịch (về thời gian):
- Thời gian để làm việc với các công chức nhà nước. - Các thủ tục hành chính.
- Thời gian chờ đợi để cấp đất.
- Mức độ giảm thời gian về thủ tục kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời.
7. Chí số cấu thành về chi phí giao dịch (bằng tiền):
- Số lượng, mức độ thường xuyên và những rắc rối của các chi phí không chính thức.
- Tiền “hoa hồng”.
- Hiệu quả của việc thương lượng.
- Khả năng dự đoán và tính ổn định của các chi phí không chính thức.
8. Chí số cấu thành về tính năng động:
- Mối quan hệ, sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan của tỉnh. - Thái độ đối với khu vực kinh tế tư nhân.
- Sự đổi mới và tính năng động của chính quyền địa phương.
Phụ lục 2
Sự kết hợp đánh giá giữa 8 chỉ số thành phần dưới 3 góc độ được minh hoạ qua ma trận đánh giá công tác điều hành kinh tế cấp tỉnh ii
Khía cạnh Thái độ Sự cởi mở Khả năng phối hợp Gia nhập thị trường 1. Hỗ trợ đăng ký mã số thuế.
2. Cung thêm đơn xin mua hoá đơn VAT.
3. Loại bỏ những thủ tục phiền hà.
1. Đăng tải rõ ràng về những quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh. 2. Sử dụng trang web cung cấp thông tin liên quan đến việc gia nhập thị trường.
3. Phát hành đĩa CD về các quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh. 4. Đánh giá điều kiện được hưởng ưu đãi. 5. Phát hành sách tập hợp các quy định Nhà nước. 6. Trực tiếp vận động các nhà đầu tư mới từ các tỉnh, thành phố khác. 1. Cơ chế “một cửa”. 2. Cấp thêm bản sao chứng nhậnd dăng ký kinh doanh. 3. Hiểu rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý khác.
4. Phân cấp cấp phép đầu tư cho BQL các khu công nghiệp. Chính sách đất đai
1. Thái độ tích cực đối với nhu cầu về đất đai của doanh nghiệp tư nhân.
2. Quy hoạch đất nhanh chóng và linh hoạt.
3. Cải thiện điều kiện, cơ sở hạ tầng kinh doanh cho nhà đầu tư.
4. Những giải pháp mới đối với nông dân mất đất:
- Thoả thuận hợp tác với các doanh nghiệp để tuyển dụng lao động là nông nghiệp mất
1. Lập chương trình, kế hoạch sử dụng đất, gia đất và thời hạn giải toả mặt bằng.
2. Cơ quan quản lý đất làm chức năng tư vấn. 3. Không phân biệt đối xử trong đấu thầu giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. 4. Định giá lại đất vì thị trường bất động sản lành mạnh. 1. Phân cấp quản lý đất đai. 2. Phân cấp quản lý các cụm công nghiệp cho chính quyền huyện. 3. Huy động vốn để phát triển hạ tầng. ii
Edmud Malesky & Đậu Anh Tuấn, Điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam - Những thực tiễn tốt nhất, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam & Quỹ Châu Á phối hợp thực hiện, 2005, trang 8
đất.
- Cho vay tín dụng nhỏ. - Trao quyền sở hữu một phần diện tích đất đã chuyển đổi cho người nông dân. - Thu hút đầu tư các ngành sử dụng nhiều lao động.
Thanh tra
và kiểm tra
1. Báo cáo đầy đủ cho UBND tỉnh về hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên và bất thường.
2. Đường dây nóng phản ánh tình trạng thanh tra, kiểm tra thái quá.
1. Phát hành lịch thanh tra, kiểm tra hàng năm.
1. Trao quyền cho Chánh Thanh tra tỉnh. 2. Phối hợp thanh tra hàng năm hoặc 6 tháng một lần. Lập chương trình, kế hoạch
1. Quan tâm đến khu vực kinh tế tư nhân trong kế hoạch của tỉnh.
1. Thông báo các kế hoạch của tỉnh cho doanh nghiệp. 1. Chính sách hỗ trợ từ cơ quan Đảng. Tính minh bạch
1. Bản tin cập nhật thông tin thường xuyên và hữu ích cho các nhà đầu tư.
2. Tập hợp văn bản pháp luật 3. Thường xuyên cập nhật thông tin.
1. Mô hình diễn đàn doanh nghiệp của Bình Dương. 2. Nhận biết được hạn chế