2.4.1 Bài học từ Hà Lan
Là một nước có khoảng một nửa lãnh thổ nằm dưới mực nước biển, Hà Lan có nhiều kinh nghiệm chống ngập lụt, biến đổi khí hậu và quản lý nước, được quốc tế đánh giá cao. Tất cả thành phố ở Hà Lan đều có đê lớn bao bọc. Hệ thống tuyệt hảo đến nỗi có thể chịu đựng được loại siêu bão xảy ra một lần trong 10.000 năm. Hiện người Hà Lan đã nâng cao chiều cao của những con đê lên hơn 12 mét so với mặt biển, trong khi tại nhiều thành phố trên thế giới, đê ngăn nước sông hay triều cường chỉ cao bằng phân nửa con số đó. Chính phủ Hà Lan còn cho dựng những cửa điều tiết lũ khổng lồ, sẽ đóng lại tự động khi có bão mạnh quá mức cho phép. Còn những lúc khác, nước mặn vẫn vào các đầm, bảo đảm hệ sinh thái không bị xấu đi và phục vụ cuộc sống của dân cư.
[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 47
Bên trong thành phố luôn có phần quỹ đất bắt buộc để làm nhiều kênh kênh tiêu nước và được duy trì cho đến ngày nay, tạo nên một hình thái đô thị rất đặc trưng. Đáng chú ý nhất là các kênh vòng tròn lớn, như Herrengracht, Keizersgracht và Prinzengracht - được xây dựng vào thế kỷ 17 và 18. Nối liền các khu phố bị chia cắt bởi kênh rạch là những cây cầu có thể quay hoặc cất lên được để tàu bè lưu thông.
Hình 13: Sông trong lòng thành phố Amsterdam
Hình 14: Thành phố Amsterdam được vây quanh bởi bốn kênh đào
Dưới mặt đường là hệ thống cống nhỏ. Đường được trải đá dăm hay gạch vụn rồi đổ cát dày 40-50cm lên trên; xong đặt gạch nghiêng lát đường. Do đó, khi mưa, phần lớn nước thấm qua các kẽ gạch xuống lớp cát đá bên dưới, rồi chảy xuống cống để thoát ra kênh rạch. Cách này đã giúp nước mưa tiêu thoát rất nhanh. Các cửa cống, nắp cống đều có lưới sắt, song sắt ngăn rác.
Ngoài ra Hà Lan còn tính đến việc xây dựng những ngôi biệt thự trên nước, những biệt thự này rất dễ di chuyển, được xem là giải pháp đối phó với nguy cơ mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 60cm trong... 100 năm tới.
[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 48
2.4.2 Bài học từ nước Anh
Năm 1982, chính phủ Anh đã xây xong hệ thống điều chỉnh triều cường từ Biển Bắc vào sông bằng một hệ thống điều tiết nước lũ sông tại Woolwich, cách trung tâm Luân Đôn 10 dặm về phía đông. Hệ thống này chỉ làm việc trong tình trạng khẩn cấp, chứ không can thiệp vào dòng chảy tự nhiên của con sông. Bình thường, những cánh cổng hình bán nguyệt hạ chìm dưới sông để phù sa có thể lưu thông thoải mái, chỉ khi có sự cố hệ thống mới hoạt động, biến thành tấm chắn khổng lồ cao tương đương tòa nhà 5 tầng ngăn nước lũ tràn về. Từ khi xây dựng xong đến nay, lá chắn này đã trồi lên hơn 80 lần để cứu người dân Luân Đôn
Hình 15: Vận hành của điều tiết lũ trên sông Thames, Anh 2.4.3 Kinh nghiệm ở các nước khác
Tại Nhật Bản, quốc gia có 4 bề là biển, cuộc chiến lâu dài với ngập lụt đô thị đã dẫn đến những sáng kiến táo bạo, mà nổi bật là các siêu đê. Những siêu đê này được xây dựng để bảo vệ các thành phố dễ bị đe dọa bởi triều cường. Siêu đê là một hệ thống tự dộng vận hành theo các chỉ số đo được về triều cường và bão tố.
Một số sáng tạo đang được các chuyên viên chống ngập lụt của Mỹ thử nghiệm. Ví dụ tiểu bang California đang thí nghiệm những con đê thông minh (smart levee) nối mạng trong cái gọi là “hệ thống cảm biến điện tử”, có khả năng phát ra âm thanh khi một đoạn đê có nguy cơ bị nứt vỡ, để đội tình huống khẩn cấp đến xử lý kịp thời.
[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 49
Chương 3: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.1. Các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu
3.1.2 Biện pháp về công nghệ, năng lượng
Sử dụng các công nghệ có mức phát thải thấp hơn so với hiện nay trong các hoạt động kinh tế xã hội.
Có những chính sách và biện pháp quản lý để thực hiện mục tiêu tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính.
Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong điều kiện biến đổi khí hậu Sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, phát triển và khai thác tối đa thủy điện và khí.
Xác định các tiêu chuẩn khí thải, đánh giá lợi ích, chi phí môi trường các dự án năng lượng.
Phát triển các dạng năng lượng mới: địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân.
a. Năng lượng gió
Đến hết năm 2009, trên thế giới đã xây lắp 159.213MW và sản xuất 340.000.000MWh/năm đem lại lợi ích 50 tỷ EUR và tạo ra 550.000 việc làm.
Cho tới nay, năng lượng gió mới chỉ đóng góp có 1,5 % nhu cầu điện của nhân loại. Nhưng tỷ số đó tăng mạnh và, hiện nay, đã có tám chục quốc gia trên thế giới có cơ sở sản xuất điện gió : 19 % sản lượng điện của Đan Mạch, 13 % của Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha, 7 % của Đức và Ái Nhĩ Lan,… Theo AWEA (American Wind Energy Association, Hội Phong năng Hoa Kỳ) thì, năm 2009, Hoa Kỳ đã lắp đặt 9.922 MW công suất phong điện, tăng 39 % so với 2008 và nâng tổng công suất phong điện lắp đặt ở Hoa Kỳ lên hơn 35.000 MW (công suất tương đương với công suất của 35 lò phản ứng hạt nhân cỡ trung bình).
Bảng 14: Thể hiện công suất của các lò phản ứng hạt nhân tại một số nước Số thứ
tự Quốc gia Công suất (MW)
1 Đức 16.628
2 Tây Ban Nha 8.263
3 Hoa Kỳ 6.752 4 Đan Mạch 3.118 5 Ấn Độ 2.983 6 Ý 1.265 7 Hà Lan 1.078 8 Nhật 940
9 Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 897
10 Trung Quốc 764
[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 50
12 Bồ Đào Nha 523
13 Hy Lạp 466
14 Canada 444
Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới trong Chương trình đánh giá về năng lượng cho Á Châu, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng về năng lượng gió cao nhất Đông Nam Á, với 513.360 MW, tức là hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La khi hoàn tất, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020
Cũng theo nghiên cứu của NHTG, hai vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận và vùng đồi phía Tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Gió hai nơi nầy có vận tốc trung bình lớn và rất ổn định, có vận tốc khoảng 6- m/giây. Với vận tốc nầy, có thể xây dựng các trạm điện gió công suất có thể lên 5 MW
Theo số liệu, tiềm năng gió của Việt Nam (trên độ cao 65 mét) rất khả quan, ước đạt 513.360 MW, lớn hơn 200 lần công suất nhà máy thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020.
Bảng 15: Tiềm năng về năng lượng gió của Việt Nam
Địa phương Tốc độ trung bình Vtb m/s Mật độ công suất gió W/m2 Mật độ năng lượng gió m E = kWh/m2 Lai Châu Pha đin Thái Nguyên 2,0 3,2 2,3 22,5 - - 131,8 751,1 154,3 Lạng Sơn Đảo Cô Tô Bãi Cháy 2,7 4,4 3,3 - - 64,0 379,3 1317,9 562,0 Hà Nội Bạch Long Vĩ Nam Định 2,5 7,3 3,6 24,2 119,0 72,0 212,4 4487,0 631,0 Văn Lý Thanh Hóa Đồng Hới 4,3 2,6 3,9 72,0 29,5 108,6 933,5 259,0 952,0 Quy Nhơn Cam Ranh Đảo Phú Quý 4,1 4,2 6,8 106,6 124,3 108,0 935,0 1065,7 3554,2 Play Ku Đà Lạt 3,1 3 0 69,6 66 2 610,0 580 0
[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 51
Dự án tại Quy Nhơn: Tổng công suất dự kiến 50 MW, do Công ty Đầu tư và phát triển Phong điện miền Trung thực hiện trên cơ sở đầu tư BOT.
Hai dự án gió khác tại Quy Nhơn với công suất dự kiến là 51 MW và 84 MW do Công ty Gravbovski của Đức thực hiện trên cơ sở đầu tư BOT.
Dự án điện gió tại Huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) với công suất 625 KW. Đây là dự án thử nghiệm, trên cơ sở hợp tác với Chính phủ Ấn Độ (Ấn Độ tài trợ 55% và Việt Nam – ENV đóng góp 45%).
Hình 16: Đèn chiếu sáng chạy bằng năng lượng gió tại KCN Hòa Lạc
b. Năng lượng hạt nhân
Trung Quốc đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) tại Phong Thành, trên bờ biển Vịnh Bắc Bộ, cách thị xã Mông Cái khoảng 60 km về phía Đông. Dự kiến tại đây sẽ có sáu lò phản ứng (giai đọan đầu hai lò) loại nước ép, công suất mỗi lò 1080 mê ga oát (MW), theo công nghệ CPR-1000 thuộc thế hệ II+, nguyên bản từ công nghệ Pháp - Mỹ đã hoàn thiện từ những năm tám mươi thế kỷ trước, nhưng được Trung Quốc nội địa hóa đến hơn 80%. Dự kiến nhà máy sẽ phát điện vào năm 2014.
Trung Quốc bắt đầu vận hành NMĐHN từ năm 1994, tính đến tháng 4 năm 2010 đã đưa vào hoạt động 11 lò với tổng công suất 8500 MW. (Xin lưu ý: Việt Nam ta chủ trương từ 2020 đến 2030 sẽ đưa 13 lò vào hoạt động với tổng công suất 15000 MW). Mặc dù là một cường quốc hạt nhân, nhưng vì đi sau nên họ nhập hầu hết các loại công nghệ nguồn từ Mỹ, Nga, Pháp, Canada để học hỏi những cái hay từ từng công nghệ, đào tạo đội ngũ nhân lực đa dạng, qua đó chọn một công nghệ thích hợp để tìm cách nội địa hóa rồi tiến lên thương mại hóa thành công nghệ của mình. (Theo TuanVietbao.net ngày 23/07/10)
Theo nghị quyết được 77% đại biểu thông qua, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy. Mỗi nhà máy có 2 tổ máy, công suất 2.000 MW. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, được khởi công vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 52
Hình 17: Mô hình nhà máy điện hạt nhân tại xã Phước Dinh, Ninh Phước, Ninh Thuận
Việt Nam sẽ xây tiếp tổ máy điện hạt nhân trong 20 năm tới (2010 – 2030)
(theo viet.rfi.fr ngày 22/06/10) tổng công suất từ 15000 đến 16000 MW.
Bảng 16: Thể hiện công suất điện hạt nhân của các nhà máy dự kiến thi công tại Việt Nam
STT Nhà máy Công suất
(MW)
Năm vận
hành
1 Điện hạt nhân Phước Dinh tổ máy 1 1000 2020 2 Điện hạt nhân Phước Dinh tổ máy 2 1000 2021 3 Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 1 1000 2021 4 Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 2 1000 2022 5 Điện hạt nhân Phước Dinh 3 1000 2023 6 Điện hạt nhân Phước Dinh 4 1000 2024 7 Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 3 1000 2024 8 Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 4 1000 2025 9 Điện hạt nhân khu vực miền Trung 1 và
2
2 x 1000 2026 10 Điện hạt nhân khu vực miền Trung 3 1300 – 1500 2027 11 Điện hạt nhân khu vực miền Trung 4 1300 – 1500 2028 12 Điện hạt nhân khu vực miền Trung 5 1300 – 1500 2029 13 Điện hạt nhân khu vực miền Trung 6 1300 – 1500 2030
Tổng công suất 15000 - 16000
[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 53
Trong 6 tháng đầu năm 2010, Khu Công nghiệp Bắc Chu Lai (thuộc khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam) có 5 dự án đăng ký đầu tư đã được Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT), vốn đăng ký trên 435 triệu USD. Trong đó, dự án tấm thu năng lượng mặt trời công suất 120MW/năm, vốn đăng ký đầu tư 390,7 triệu USD; Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty Cổ phần Minh Dương Chu Lai vốn đầu tư 10,5 triệu USD, chỉ sau 5 tháng đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt thiết bị và đưa vào sản xuất giai đoạn 1.
Hình 18: Một góc nhà máy kính nổi Chu Lai
* Một số nghiên cứu trên Thế giới vể giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
a. Hấp thụ khí thải công nghiệp
Các nhà hóa học thuộc Đại học Liên bang Minas Gerais của Brazil vừa tuyên bố phát minh một phương pháp mới hấp thụ khí thải CO2 từ các cơ sở công nghiệp bằng cách lắp đặt các hạt lọc bằng sứ vào ống khói của các nhà máy.
[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 54
Biện pháp này có thể áp dụng cho các nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất ximăng, nhà máy nhiệt điện, hoặc các cơ sở công nghiệp nhỏ sử dụng chất đốt như lò bánh mì…
Giáo sư hóa học Geraldo Migela Lina cho biết, các hạt lọc có màu trắng và đường kính khoảng 0,5cm, hấp thụ CO2 qua một phản ứng hóa học ở nhiệt độ cao. Tốc độ hấp thụ phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm. Thứ nhất là lượng khí CO2 hấp thụ lớn. Các hạt lọc này có khả năng hấp thụ tới 40% lượng khí tiếp xúc bề mặt với chúng và nhóm nghiên cứu đang cố gắng nâng tỷ lệ này lên 60%. Đây là chỉ số cao so với các phương pháp thông dụng hiện tại, thường có tỷ lệ hấp thụ 12-20%. Thứ hai là hạt lọc hấp thụ CO2 trước khi loại khí gây hiệu ứng nhà kính này tiếp xúc với không khí. Thứ ba là các hạt sứ sau khi đã hấp thụ bão hòa có thể xử lý hóa học để tái sử dụng, hoặc dùng làm nguyên liệu trong các ngành hóa chất, sản xuất nhựa hoặc dệt may.
Một hạt lọc có thể sử dụng 10 lần trước khi thải loại, và nhờ đó công nghệ này được coi là có giá thành thấp.
Hiện tại công thức hóa học của loại sứ đặc chủng này vẫn được giữ bí mật và đang trong giai đoạn xin cấp phép.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết tỷ lệ giữa khối lượng chất liệu lọc và khối lượng CO2 được hấp thụ còn tùy thuộc vào cấu trúc từng nhà máy, nhưng trong khoảng 1kg hạt lọc/500g CO2.
b. Bê tông từ trấu có thể giảm phát thải khí nhà kính
Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã tìm ra phương pháp mới để sản xuất bê tông từ tro của trấu phục vụ ngành xây dựng xanh, làm giảm phát thải carbon điôxít (CO2).
Trấu là lớp vỏ mỏng bao quanh hạt gạo, có chứa nhiều silic điôxít, một thành phần quan trọng của bê tông. Các nhà khoa học đã phát hiện ra giá trị tiềm năng của trấu là một dạng vật liệu xây dựng trong các thập kỷ, tuy nhiên, việc đốt trấu để tạo ra tro dùng làm chất thay thế xi măng cũng gây ô nhiễm carbon.
Xu hướng sử dụng bê tông của thế giới là một vấn đề lớn của biến đổi khí hậu. Mỗi tấn xi măng được sản xuất để làm bê tông thải ra một tấn CO2 vào khí quyển. Phát thải CO2 từ việc sản xuất xi măng trên thế giới chiếm khoảng 5% tổng lượng CO2 do con người thải ra. Hiện nay, Rajan Vempati thuộc Công ty ChK, ở Plano, Texas và nhóm các nhà khoa học đã tìm ra biện pháp dùng tro của trấu gần như không phát thải carbon. Đốt trấu ở nhiệt độ 8000C trong lò không có ôxy, tách khỏi carbon, sau đó tạo ra các hạt silic điôxít gần như nguyên chất. Quá trình này thải ra một lượng nhỏ CO2, tuy nhiên ở dạng carbon trung tính.
Trong những năm gần đây, bê tông trở thành chỗ chứa các sản phẩm thải khác nhau. Xỉ từ các nhà máy cán thép, tro bay từ than và hơi silic điôxít – đây là những chất thải của ngành công nghiệp luyện kim - tất cả đều được tái sử dụng lần 2, làm chất thay thế cho xi măng
[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 55
poóclăng gây phát thải carbon. Theo Jan Olek thuộc Đại học Purdue, tro của trấu rất hữu ích, là nguyên liệu tốt để hạn chế phát thải CO2 trong ngành công nghiệp bê tông. Tro làm cho bê tông chắc hơn, có khả năng chống ăn mòn tốt hơn. Theo nhóm nghiên cứu, tro trấu có thể làm tăng hiệu suất bê tông bằng việc thay thế